Cách điều trị bệnh chàm nhanh nhất, hiệu quả nhất

Cách trị bệnh chàm nhanh nhất, hiệu quả nhất không quá khó, nhưng để thực hiện được đòi hỏi ở bệnh nhân sự kiên nhẫn nhất định. Để sớm thoát khỏi bệnh chàm da, hãy tìm hiểu 3 cách trị bệnh chàm đang được dùng phổ biến hiện nay.

Hiện có nhiều sự lựa chọn cho bệnh nhân bị bệnh chàm như cách trị bệnh chàm như Tây y, Đông y đến dân gian, thiên nhiên…Để hiểu rõ ưu và nhược điểm của các cách trị bệnh chàm hiệu này hãy đọc bài viết dưới đây.

Bệnh chàm, tên khoa học là Eczema, là loại bệnh da liễu phổ biến trên thế giới hiện nay. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân nhưng lại là loại bệnh da liễu khó điều trị khỏi hẳn nhất. Bệnh dai dẳng và hay tái phát, nhất là khi thời tiết lạnh hay khi bệnh nhân tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, hóa chất,…

1. Trị bệnh chàm bằng Tây y

Tùy theo từng giai đoạn và mức độ biểu hiện của bệnh mà chọn sử dụng thuốc cho phù hợp. Nhưng bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bôi và uống thuốc mà khi có dấu hiệu của bệnh hãy đến ngay trung tâm y tế để được các bác sĩ chuyên khoa khám và chỉ định đơn thuốc.

Một số loại thuốc phổ biến có công dụng trị bệnh chàm như:

– Thuốc bôi toàn thân: Thuốc mỡ Corticoide, kem kháng sinh, dầu kẽm,…cùng với các dung dịch như nước muối sinh lý, thuốc tím, dung dịch màu để chống khuẩn,…có khả năng kháng khuẩn, vệ sinh sạch vùng da bị bệnh. Lưu ý trước khi bôi thuốc bệnh nhân nên vệ sinh vùng da bị chàm với các loại dung dịch như nước muối sinh lí để thuốc bôi ngoài da được phát huy tác dụng hiệu quả hơn.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

-Thuốc uống: Thuốc kháng Histamin như peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl, allerry, astelong, histalong, hismanal.

-Thuốc giải mẫn cảm: vitamin C liều cao giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên phải nói thêm rằng, hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị nào điều trị cam đoan điều trị khỏi hẳn bệnh chàm. Ngoài ra, thuốc Tây còn có những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Nên trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp hạn chế tiếp xúc với bùn đất, bụi bẩn, môi trường kém vệ sinh,…để ngăn cho bệnh không tiến triển thêm.

2. Trị bệnh chàm bằng phương pháp Đông y

Tùy vào mức độ và biểu hiện của bệnh mà áp dụng các bài thuốc Đông y cho phù hợp. Cụ thể:

Thấp nhiệt

Khi bệnh nhân có triệu chứng da hồng, đỏ ngứa kèm mụn nước nhỏ li ti, vùng da có dấu hiệu loét, chảy nước vàng, đây là triệu chứng của bệnh chàm thấp nhiệt. Bài thuốc Đông y trị bệnh chàm thấp nhiệt bao gồm Hoàng cầm, Hoàng bá,  Hoàng đằng, Hoạt thạch, sinh địa, Ngân hoa, Khổ sâm, Linh bì, Thổ phục linh.

Phong nhiệt

Triệu chứng của bệnh chàm phong nhiệt đó là da hơi đỏ, có mụn nước phát ra toàn thân, ít loét da nhưng nếu gãi vào vùng da bị mụn nước thì mụn nước dễ bị vỡ ra gây loét.

Bài thuốc Đông y trị bệnh chàm phong nhiệt bao gồm: Cam thảo, Trạch tả, Sa tiền, Kinh giới, Ngưu bàng, Hoàng bá, Long đơm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ, Mộc thông, Qui đầu. Khổ sâm, Sinh địa.

Ngoài ra bệnh nhân có thể kết hợp thêm với tắm hàng ngày bằng nước lá tre để bệnh được điều trị khỏi nhanh chóng hơn.

Mãn tính

Mãn tính là biểu hiện nặng nhất của bệnh chàm, làm cho dạ dày khô, vùng da bị bệnh nổi cục kèm theo mụn nước.

Bài thuốc trị chàm mãn tính gồm Qui đầu, Hy thiêm, Hoàng bá, Thục địa, Bạch thược, Khổ sâm, Thuyền thoái, Địa phụ tử, Tiễn bì, Phòng phong, Tật lê. Đồng thời kết hợp bài thuốc ngâm gồm có Kinh giới và Hy thiêm, nấu lên và ngâm rửa làm mềm vết thương, giảm ngứa.

Trên đây là một số bài thuốc tham khảo, để có hiệu quả cao nhất bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám Đông y uy tín để được khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp tùy tình trạng bệnh.

3. Trị bệnh chàm bằng các bài thuốc dân gian

Lá ổi trị bệnh chàm

Theo y học cổ truyền, lá ổi là một vị thuốc có tính ấm, không độc, vị chát, có công dụng trong giải độc, hút độc, được dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau trong đó có bệnh chàm da.

Cách làm: chọn lá ổi không non không già, đem rửa sạch rồi đun sôi trong nước khoảng 5-7 phút. Đợi nước nguội rồi ngâm vùng da bị chàm, trong khi ngâm bạn có thể lấy bã lá ổi chà nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh để hiệu quả của bài thuốc được phát huy nhanh chóng hơn.

Bạn chỉ nên ngâm trong khoảng 15 phút, tránh ngâm quá lâu sẽ làm vết thương ngấm nước. Sau khi lau khô bằng khăn mềm thì kết hợp bôi thêm thuốc đặc trị bệnh chàm mà bác sĩ chỉ định. Thực hiện 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, vừa có thể giảm ngứa,t rị khỏi bệnh chàm mà còn có giấc ngủ ngon hơn.

Dùng lá trà xanh trị bệnh chàm

Lá trà xanh được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong dân gian, nó cũng là một bài thuốc dùng để sát khuẩn, giảm ngứa, chống oxy hóa và rất tốt cho da.

Để trị bệnh chàm bằng lá trà xanh khá đơn giản, bạn chuẩn bị một nắm lá trà xanh đem rửa sạch rồi đun sôi với nước. Cũng như với lá ổi, nước lá trà xanh cùng dùng để ngâm vùng da bị bệnh và xoa nhẹ bã lá chè lên vùng da bị chàm. Áp dụng phương pháp này không những giúp bạn hỗ trợ điều trị bệnh chàm mà còn có thể giúp tẩy tế bào chết cho da, giúp da đẹp lên.

Trị bệnh chàm bằng khoai tây

Một bài thuốc dân gian mà người ta truyền tai nhau rất nhiều để chữ bệnh chàm đó là khoai tây. Với công dụng loại bỏ các tế bào chết và các chất bẩn trên da, khoai tây được xem như một bài thuốc để loại bỏ những mảng da bị bong tróc, mụn nước do bệnh chàm gây nên.

Cách làm: Chuẩn bị 1-2 củ khoai tây sạch, có màu vàng, không mọc mầm, đem trụng qua nước sôi khoảng 1 phút để khử trùng. Sau đó cắt lát cả vỏ và đem giã nhuyễn. Đem đắp lên vùng da bị bệnh và băng lại cho đến khi khoai tây khô lại. Tuy nhiên đối với trẻ em thì bạn chỉ nên chắt lấy nước khoai tây rồi thoa lên vùng da bị bệnh của trẻ vì da của trẻ em vẫn còn rất nhạy cảm.

Thông tin hữu íchBệnh chàm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Những lưu ý trong điều trị bệnh chàm

Như đã nói ở trên, nguyên tắc điều trị dứt điểm bệnh chàm là bệnh nhân phải tìm hiểu được căn nguyên gây bệnh để tránh tiếp xúc với nó. Nếu vì đặc thù công việc mà phải tiếp xúc với nguồn cơn gây bệnh thì nên trang bị quần áo bảo hộ thật đầy đủ.

– Trong thời gian điều trị không nên gãi mạnh, chà sát vào những vùng da bị bệnh hoặc bôi thuốc lung tung không theo chỉ dẫn của bác sĩ

– Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, ăn thêm nhiều rau xanh và hoa quả, tránh dùng những đồ uống có chất kích thích như rượu bia và những thực phẩm dễ gây dị ứng.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Mỗi cách trị bệnh chàm đều phát huy tác dụng trên từng cơ địa của người bênh, bệnh chàm có thể điều trị khỏi hay không phụ thuộc vào mức độ kiên trì và kiêng cữ của bệnh nhân. Vì thế khi dùng bất cứ một cách trị bệnh chàm nào người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và hướng dẫn để có kết quả tốt nhất.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo