Hướng dẫn sơ cứu, chăm sóc vết thương ngoài da cho trẻ đúng cách

Khi con trẻ bị thương, bạn thường lúng túng không biết xử trí ra sao, nhưng hãy làm theo 6 mẹo dưới đây. Dưới đây là cách sơ cứu, làm sạch, điều trị và chăm sóc vết thương cho trẻ an toàn nhất được đưa ra từ những chuyên gia da liễu tại Mỹ.

Trẻ thường rất hiếu động, muốn khám phá môi trường xunh quanh vì thế không thể tránh khỏi những tai nạn nhỏ dẫn đến chảy máu, trầy xước, bầm, sẹo. Vậy làm thế nào để xử lý những vết thương này đúng cách tránh những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tham khảo 6 lời khuyên dưới đây.

1. Tạo sức ép lên vết thương

Da của trẻ có rất nhiều mạch máu nhở trên bề mặt, vì vậy, khi bị thương trẻ thường chảy rất nhiều máu. Dó đó giữ bình tĩnh là chìa khóa giúp bạn xử lý vết thương tốt hơn.

Bác sĩ y khoa Kristina Collins (Bệnh viện Da liễu Vitalogy Skincare, Austin, Texas, Hoa Kỳ) cho biết, “Hãy tạo áp lực lên vùng bị thương tổn bằng vải sạch trong 15 phút, thông thường máu sẽ cầm trong khoảng thời gian này, nếu máu vẫn chảy thì nên đưa trẻ đến khám bác sĩ”.

2. Làm sạch vết thương

Đây là điều cơ bản bắt buộc phải làm khi xử lý các vết thương. Bác sĩ Allison Hanlon (Khoa Da liễu – Trường đại học Yale) cho biết :”Có một quan niệm sai lầm khi dùng hydrogen peroxide (ôxy già) để ngăn ngừa nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Hydrogen peroxide có thể gây ảnh hưởng cho các tế bào khỏe mạnh, vì vậy không cần thiết phải dùng đến Hydrogen peroxide để rửa vết thương”.

Bác sĩ Hanlon khuyên: “Để ngăn chặn vi khuẩn chỉ cần rửa nhẹ nhàng bằng xà phòng, hoặc xà phong không chứa mùi thơm như Cetaphil Antibacterial Cleansing Bar. Nếu các dị vật còn đọng lại trong vết thương thì nên đến khám bác sĩ chứ không tự ý lấy ra.

3. Cẩn thận với việc dùng kháng sinh tại chỗ

“Thuốc mỡ, thuốc xịt kháng sinh tại chỗ rất phổ biến trong việc chăm sóc vết thương nhưng nó không thực sự cần thiết”, Halon cho biết. “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vết thương trong phẫu thuật được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hay không thì tỷ lệ nhiễm trùng không khác biệt lớn”.

Trên thực tế, việc dùng kháng sinh tại chỗ không theo toa của bác sĩ chỉ định có một số nhược điểm sau: Thứ nhất, chúng góp phần là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng (ngứa, đỏ da) ở trẻ em; Thứ hai, việc dùng thuốc không cần thiết góp phần làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.

Vì vậy, bạn nên bỏ qua việc dùng kháng sinh tại chỗ dành cho trẻ mà nên theo dõi có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Các dấu hiệu nhiễm trùng như vết thương bị mềm, chảy nước, rỉ dịch đỏ. Nếu có các dấu hiệu này thì nên đến khám chứ không tự ý điều trị.

4. Với vết thương đóng vảy

Với vết thương đóng vảy cần được giữ khô khỏi những tác động của môi trường như nước, khói bụi để có thời gian sẽ lành lại. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng bôi lớp gel trơn giúp thúc đẩy chữa lành vết thương và làm rút ngắn thời gian. Dùng lớp dầu bóng nhỏ, có tính dưỡng da 1-2 lần trước và sau khi thay quần áo cho đến khi vết thương lành hẳn.

5. Cẩn thận với băng dính y tế

Băng dán y tế cần thiết trong việc chữa trị vết thương nhưng nên cẩn thận ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì băng vết thương có thể làm trẻ bị nghẹt mạch máu gây liệt hoặc hoại tử. Bạn có thể thay thế bằng loại băng dính giấy.

Xem video Hướng dẫn trẻ sơ cứu vết thương bỏng:

6. Phòng tránh sẹo, thâm

Chúng ta cần phân biệt giữa sẹo và những thay đổi trên da trong quá trình phục hồi thông thường. Khi vết thương bắt đầu lành, khu vực này chuyển màu hồng, tím hoặc nâu thẫm. Sự thay đổi màu sắc này được gọi là tăng sắc tố sau viêm, thường sẽ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng.

Mặt khác, vết sẹo lại không biến mất, chúng ở lại trên da như lõm hơn hoặc lồi hơn bề mặt da thường. Những vết thương có mặt cắt sâu thương để lại sẹo.

Để phòng tránh tình trạng tăng sắc tố sau viêm nên dùng kem chống nắng SPF 30 chứa titanium dioxide hoặc oxit kẽm, và dùng lại hai giờ một lần.

Với việc giảm sẹo, Bác sĩ da liễu Anthony Rossi (Bệnh viện Memorial Sloan Kettering, New York) khuyên dùng loại kem được kê toa là Biafine. Chúng chứa alginate (một chất dùng trong băng vết thương có nguồn gốc từ các loại tảo và rong biển) làm tăng tốc độ lành vết thương.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo