7 Nguyên nhân bị ngứa ngoài da tuyệt đối không nên chủ quan

Hiểu rõ, xác định được nguyên nhân bị ngứa ngoài da giúp ích rất nhiều trong điều trị và phòng ngừa bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân bị ngứa ngoài da có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, mọi người cần lưu ý. Thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn chủ động phòng tránh và phát hiện hiện tượng ngứa da.

>> Tham khảo: Hiểu đúng về bệnh mề đay mẩn ngứa theo y học cổ truyền và cách điều trị

Ngứa da thực chất là phản ứng tự vệ của cơ thể với sự kích thích nào đó đối với cơ thể. Cơ chế sinh ngứa là khi da bị viêm do một nguyên nhân nào đó thì ngay lập tức dưỡng bào dưới da sẽ tiết ra chất histamin, sự kết hợp tự nhiên giữa chất histamin và mút tận cùng của một dây thần kinh sẽ tạo nên cảm giác ngứa.

Ngứa da là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngứa không chỉ biểu hiện của các bệnh da liễu mà còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý bên trong cơ thể.

Mức độ nghiêm trọng, tần suất, thời gian bị ngứa phụ thuộc vào nguyên nhân bị ngứa da. Vậy nguyên nhân gây ngứa da là gì?

7 nguyên nhân bị ngứa ngoài da phổ biến nhất

Da khô

Bệnh ngứa ngoài da do da khô là hiện tượng khá phổ biến. Lúc này da không có triệu chứng của các bệnh da khác như mụn đỏ, sẩn, mụn nước…Da khô thường do sự tác động của thời tiết như nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột hoặc độ ẩm thấp. Ngoài ra, có thể là do sử dụng chất tẩy rửa, xà phòng tắm không thích hợp.

Theo thống kê của bệnh viện Da liễu, bệnh mề đay ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số, trong đó triệu chứng mề đay dị ứng thời tiết gây nhiều khó chịu nhất cho bệnh nhân. Không dễ loại bỏ các biểu hiện mề đay, nó sẽ đeo bám người bệnh dai dẳng gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và chán nản.

Các bệnh da liễu gây ngứa

ngứa da là biểu hiện bệnh lý

Đa số biểu hiện ngứa có liên quan đến các bệnh da trong đó đi kèm các triệu chứng khác như da khô, nổi sẩn, mụn nước, liken hóa…Các bệnh da có triệu chứng ngứa có thể kể đến như:

  • Vảy nến
  • Ghẻ
  • Viêm da cơ địa (eczema)
  • Mày đay
  • Nấm da
  • Viêm da tiếp xúc

Các bệnh lý bên trong

Rất nhiều người lầm tưởng ngứa da là chỉ là triệu chứng về da nhưng thực chất, ngứa da thường là biểu hiện mắc phải một bệnh lý nào đó. Khi gặp các rối loạn trong cơ thể có thể kích thích tế bào thần kinh cảm giác dưới da, gây ngứa.

  • Một số bệnh có thể kể đến như:
  • Bệnh tim, mạch máu não
  • Bệnh gan
  • Rối loạn hệ thống nội tiết
  • Rối loạn hệ thống tiết niệu
  • Bệnh về máu
  • Bệnh ở cơ quan sinh dục

Các rối loạn thần kinh

Một số bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh như:

  • Tiểu đường
  • Thần kinh bị chèn ép
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh zona

Đây đều là những bệnh gây ngứa dữ dội.

Phản ứng dị ứng

Ngoài các bệnh viêm da dị ứng, các phản ứng dị ứng da với một số chất như len dạ, hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm có thể gây kích ứng đều dẫn tới cảm giác ngứa da tức thì.

Thuốc – Nguyên nhân bị ngứa ngoài da

Sử dụng thuốc cũng có thể gây phản ứng ngứa, đặc biệt là một số thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm hoặc giảm đau còn có thể gây phản ứng phát ban, ngứa dữ dội.

Mang thai

ngứa da khi mang thai

Ngứa ở phụ nữ mang thai là hiện tượng bình thường, ước tính có khoảng 20% trường hợp bị ngứa nhẹ.Tuy nhiên, nếu ngứa dữ dội thì có thể là mắc các bệnh về da, hoặc cũng có thể là biểu hiện của ứ mật trong thai kỳ.

Cách phòng bệnh ngứa da

Vì nguyên nhân gây bệnh ngứa ngoài da rất nhiều, do đó khó có thể tìm ra nguyên tắc phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, theo chuyên trang sức khỏe HealthLine, nếu chúng ta có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh và chăm sóc đúng cách hàng ngày hoàn toàn có thể kiểm soát được những cơn ngứa không đáng có như da khô hay một số bệnh ngoài da.

  • Nên tắm bằng nước ấm, không nên dùng nước quá nóng để tắm vì nước nóng khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên khiến da khô, ngứa.
  • Chỉ dùng loại xà phòng có độ kiểm thấp, không chứa hương hương liệu để tránh gây kích ứng cho da.
  • Sau khi tắm xong nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm và thoa kem dưỡng ẩm, tốt nhất là trong vòng 3 phút.
  • Không nên mặc quần áo, dùng khăn chất liệu len dạ, chỉ nên mặc quần áo cotton, bông mềm.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn khoa học, tránh các chất cay nóng, dầu mỡ.
  • Tránh cách chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Giảm căng thẳng, lo lắng, stress vì ảnh hưởng thần kinh cũng gây ngứa.
  • Khám sức khỏe định kỳ nếu bị ngứa nhiều, ngứa tái phát nhiều lần.

Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh “đánh bay” mọi nguyên nhân gây ngứa da

Sở dĩ bài thuốc Đỗ Minh Đường có thể giải quyết được các triệu chứng gây bệnh ở trên là do kinh nghiệm chữa bệnh lâu đời của nhà thuốc. Ra đời từ gần 150 năm trước do các thầy thuốc, lương y nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường bào chế, đến nay bài thuốc được truyền nhân thứ 5 là ông Đỗ Minh Tuấn – giám đốc chuyên môn nhà thuốc kế thừa, hoàn thiện với các ưu điểm vượt trội:

  • Tác dụng toàn diện, không lo bệnh tái phát

Theo đó, bài thuốc bám sát cơ chế chữa bệnh mẩn ngứa của y học cổ truyền: loại bỏ triệu chứng phong chẩn khối, truy tìm và đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh là phong – hàn – nhiệt. Đồng thời bài thuốc giúp thanh lọc, giải độc gan thận từ đó phục hồi chức năng tạng thận, bồi bổ khí huyết tăng sức đề kháng cơ thể.

Để đạt được tác dụng đồng thời như trên, thay vì sử dụng một bài thuốc riêng lẻ, lương y Tuấn đã kết hợp 3 bài thuốc trong một liệu trình:

Bài thuốc trị mề đay Đỗ Minh Đường

Ngoài tác dụng điều trị bệnh toàn diện, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn khẳng định chất lượng sản phẩm của mình thông qua nguồn nguyên liệu thuốc đạt tiêu chuẩn CO – CQ của Bộ Y tế.

  • Cải tiến chất lượng – bảo vệ sức khỏe người bệnh

Trước thực trạng dược liệu bẩn được giao bán tràn lan trên thị trường. Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường đã chủ động xây dựng 2 vườn thuốc sạch tại Hưng Yên và Hòa Bình với mong muốn kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào sản phẩm.

Thuốc sau khi thu hái tại các vườn thuốc được đưa vào xử lý bởi công nghệ bào chế khép kín trong suốt 48 giờ để thu lại sản phẩm dạng cao, đóng trong hộp thủy tinh sạch sẽ. Nhờ vậy thuốc giữ nguyên được dược tính kháng sinh thực vật, không bị lẫn tạp chất, thành phần tân dược, chất bảo quản.

Bài thuốc trị mề đay Đỗ Minh Đường

Phản hồi bệnh nhân mề đay 

Khi sử dụng người bệnh chỉ cần hòa tan thìa cao vào trong nước nóng là uống được chứ không phải căn chỉnh thời gian sắc thuốc như các loại thuốc Đông y khác.

Lời khuyên

  • Khi bị ngứa nhẹ không nên gãi vì gãi chỉ làm giảm ngứa nhất thời, không giải quyết được nguyên nhân bị ngứa da thậm chí sẽ tạo nên vòng luẩn quẩn “ngứa-gãi-ngứa”.
  • Vì cảm giác ngứa và cảm giác lạnh có cùng một dây thần kinh dẫn truyền cho nên nếu không có tổn thương nào khác thì có thể dùng kích thích lạnh bằng cách chườm lạnh hoặc tắm nước lạnh để giảm bớt ngứa.

chườm lạnh trị ngứa da

  • Nên cắt móng, mang bao tay khi ngủ để hạn chế tối đa tác hại do gãi không kiểm soát như vào ban đêm.
  • Có thể trị ngứa tại chỗ bằng cách thoa kem chống ngứa và uống kháng histamine trong trường hợp ngứa toàn thân.

Sau khi đã thực hiện các bước như trên nhưng triệu chứng ngứa vẫn không giảm cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân bị ngứa ngoài da chính xác, từ đó có các điều trị thích hợp.

Xem video Những bệnh gây ngứa và cách phòng, điều trị:  

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo