9 Cách trị mề đay bằng mẹo hiệu quả cao nhất với chi phí thấp
Có rất nhiều cách chữa mề đay bằng mẹo sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà vẫn cho hiệu quả rất tốt. Cùng tìm hiểu 9 mẹo hay “đánh bay” mề đay mẩn ngứa nhanh chóng, an toàn và hiệu quả dưới đây.
>> 6 Cách trị nổi mề đay dân gian đơn giản mà hiệu quả
>> 2 Cách chữa nổi mề đay bằng lá khế và những lưu ý khi dùng
Những mẹo hay chữa mề đay hiệu quả
Mề đay là một bệnh viêm da dị ứng với thuốc, thức ăn, thời tiết… khiến bạn mẩn ngứa. Đây là một bệnh da liễu phổ biến bậc nhất, độ tuổi nào, lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải.
Nguyên nhân bệnh mề đay gồm có: Dị ứng thực phẩm, đồ uống, gia vị, khói bụi, lông thú, thời tiết; Một số loại thuốc tây y có thể gây dị ứng như Aspirin, thuốc an thần hoặc thuốc ngừa thai… và mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm xoang, sâu răng…
Mề đay mẩn ngứa được chia làm 2 dạng là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính.
Là tình trạng bệnh chỉ kéo dài 1-2 ngày. Thường xuất hiện ở trẻ em, người có cơ địa dị ứng, những người bị nhiễm virút và sức đề kháng kém.
Bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu không điều trị bệnh có thể tái phát nhiều lần gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Là tình trạng bệnh kéo dài từ 1-3 tháng, những đợt ngứa kéo dài khiến bệnh nhân bị ngứa nhiều, bực bội. Phát ban (mề đay) có thể tự mất tự nhiên trong vài giờ hoặc vài ngày, nhưng nếu là bệnh mạn tính tức là sau 6 tuần không khỏi sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
Khi bị mề đay mãn tính bạn sẽ có các triệu chứng khó thở, đau nhức cơ bắp. Để loại bỏ khỏi bệnh, bệnh nhân sử phải dùng thuốc theo quy định của bác sĩ như thuốc kháng sinh histamin, thuốc corticosteroid, hay thuốc sinh học …
Tuy nhiên, trước khi điều trị bằng thuốc, bạn có thể áp dụng những cách trị mề đay bằng mẹo dưới đây để làm giảm các triệu chứng. Đây cũng là những mẹo trị dân gian được lưu truyền từ nhiều đời nay với những ưu điểm lành tính, dễ kiếm, dễ thực hiện.
1. Đắp khăn ướt lạnh, gạc lạnh
Nhúng khăn ướt lạnh hoặc gạc lạnh trong nước rồi đắp lên vùng da bị bệnh trong 15 phút. Việc đắp khăn ướt, gạc lạnh sẽ giúp bạn làm mát các khu vực bị ảnh hưởng và giảm sưng tấy.
Lặp lại quá trình này vài giờ/lần cho đến khi cơn đau giảm đáng kể. Nếu dùng 2 – 3 lần các triệu chứng không giảm nên ngừng và không dùng cho những người có da nhạy cảm.
2. Mẹo trị mề đay bằng gừng
Cắt gừng thoa lên vùng da bị mề đay là một mẹo đơn giản để giảm sưng, tốt nhất nên cho gừng vào tủ lạnh để làm mát trước khi dùng.
Cách khác là bạn lấy 50g gừng tươi thái sợi, 1/2 bát con giấm ăn và 100g đường thẻ cho vào nồi đun cùng 400ml nước như nấu canh. Nấu đến khi còn 1 chén thì rót ra, lọc bã uống khi còn ấm.
Gừng có công dụng kháng khuẩn, trị viêm nhiễm vì thế sẽ giúp giảm mẩn đỏ trên da.
Với những người có cơ địa dị ứng nên bổ sung gừng vào bữa ăn hoặc xông hơi bằng gừng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
3. Mẹo trị nổi mề đay với cây lô hội
Nếu trong nhà có cây lô hội thì đây là một vị thuốc trị mề đay tại chỗ rất tốt. Chỉ cần lấy gel cây lô hội bôi lên các đám mề đay rồi để khô tự nhiên, lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ giúp các triệu chứng phát ban biến mất nhanh chóng và không bị lan sang các vùng da lân cận.
4. Mẹo trị mề đay với bột yến mạch
Bạn có thể ngâm bột yến mạch vào bồn tắm và ngâm khoảng 10-15 phút để giảm các triệu chứng ngứa ngáy.
5. Mẹo trị nổi mề đay với lá hẹ tươi
Lấy một bó hẹ xanh rửa sạch rồi cắt nhỏ thành đoạn 1cm sau đó để sấp nước, đun dôi kỹ lấy một nửa nước cho bệnh nhân uống, nửa còn lại dùng để bôi lên vùng da bị mề đay.
Cách làm này giúp kích thích đường ruột làm việc hiệu quả và làm hẳn cảm giác ngứa.
Video hướng dẫn trị nổi mề đay bằng lá hẹ tươi:
6. Mẹo trị bệnh mề đay với lá khế
Trong y học cổ truyền, lá khế, thân và rễ cây khế được dùng để trị bệnh mề đay. Có 2 cách dùng lá khế đơn giản để trị mề đay dưới đây:
– Cách 1: Lá khế rửa sạch, hong khô rồi cho vào chảo nóng đảo đều cho đến khi lá khế quắt lại. Sau đó lấy lá khế còn nóng ấm (tránh nóng quá vì dễ gây phỏng da) chà lên vùng da bị bệnh sẽ làm giảm ngứa…
– Cách 2: Dùng khoảng 200g lá khế chua rửa sạch rồi vò nát cho vào nồi đun với 2 lít nước. Sau đó để ấm nguội dùng lau toàn thân sẽ hạn chế được các triệu chứng khó chịu của mề đay.
7. Lá tía tô trị mề đay
Lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã xát vào chỗ da bị bệnh. Đây là cách trị mề đây do dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết và uống đồ lạnh.
8. Uống lá kinh giới
Lá kinh giới có tác dụng tán hàn, giải biểu vì thế rất tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban do dị ứng.
Cách dùng: Lấy 16g kinh giới, 12g ngân hoa, 20g cỏ mần trâu, 20g lá đinh lăng, 10g chi tử. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh.
9. Lá ngải cứu trị mề đay
Cách làm: Lấy lá ngải cứu rửa sạch để khô rồi đem rang chung với vài hạt muối trong 10 phút sau đó để trong miếng vải mỏng rồi chườm nóng lên vùng da bị mề đay.
Những lưu ý trong cách phòng ngừa bệnh mề đay nhất định bạn phải nhớ
Ngoài những mẹo trị mề đay trên thì việc quan trọng nhất là phòng tránh bệnh mề đay tái phát. Trong đó không thể không nhớ những điều dưới đây:
– Chế độ ăn uống lành mạnh
Việc có chế độ dinh dưỡng đủ chất và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bởi khi hệ thống miễn dịch khỏe nguy cơ phát triển mề đay trên da sẽ giảm đi đáng kể.
Một chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh bệnh mề đay là bổ sung vitamin C. Vì thế trong bữa ăn nên ăn nhiều các thực phẩm có trị vitamin C như cam, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và các loại rau xanh. Nếu nguyên nhân bệnh mề đay là do thức ăn bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm có chứa probiotic và acidophilus như sữa chua.
– Uống trà thảo mộc giúp thải độc cơ thể
Các loại trà thảo mộc giúp cải thiện chức năng gan, thận nhằm loại bỏ các chất độc trong cơ thể dễ dàng hơn. Các loại trà có tác dụng như một loại kháng sinh bao gồm trà rễ cam thảo rất tốt trong việc điều trị sưng và viêm. Loại trà này không dùng cho người có tiền sử bệnh tim, huyết áp và phù nề cũng như dị ứng với một số loại thuốc khác.
– Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ
Quan niệm sai lầm khi dị ứng mề đay là nên kiêng nước bởi việc tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hàng ngày giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông thú…Không nên tắm bằng nước nóng, không nên sử dụng các loại xà phòng tẩy rửa.
– Mặc quần áo thoáng, mềm
Nên mặc những quần áo thoáng mát, chất vải cotton dễ thấm hút mồ hôi.
– Thận trọng khi dùng thuốc, mỹ phẩm
Có rất nhiều loại mỹ phẩm, thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt với cơ địa, dẫn đến các triệu chứng nổi mẩn ngứa, mề đay trên da. Chính vì vậy trước khi sử dụng mỹ phẩm, thuốc cần kiểm tra bằng cách thoa da tay để xem phản ứng của da. Nếu da bị nổi mẩn, ngứa ngáy thì tuyệt đối không nên dùng thuốc.
– Không dùng thuốc bữa bãi
Bất cứ loại thuốc nào khi sử dụng, mọi người cùng cần lưu ý sử dụng. Bởi thuốc tây dễ gây nhờn thuốc và tác dụng phụ còn thuốc dân gian trị bệnh không triệt để dễ tái phát. Do đó, mọi người hãy thăm khám, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm trị đúng bệnh, dùng đúng thuốc.
Trên đây là những cách trị mề đay bằng mẹo dân gian và lưu ý để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về bệnh và cách chữa triệt để, an toàn, mọi người có thể liên hệ với chuyên gia về bệnh mề đay mẩn ngứa, lương y Đỗ Minh Tuấn theo số điện thoại 024 6253 6649 – 0963 302 349 để được tư vấn.
Xem ngay: 3 Cách trị nổi mề đay hiệu quả được Bác Sĩ khuyên dùng
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!