Trị viêm da tại nhà với 6 loại tinh dầu dễ kiếm, an toàn mà hiệu quả

Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine (Mỹ), điều trị viêm da bằng thiên nhiên tại nhà giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng nhanh hơn và ít tác dụng hơn. Cùng tìm hiểu về 6 loại tinh dầu được khuyến cáo dùng để trị viêm da và những lưu ý trong cách dùng.

>> Top 7 chất gây kích ứng da ở trẻ em mẹ nên biết phòng tránh

>> 4 quy tắc vàng giúp trẻ thoát khỏi viêm da dị ứng mùa này!

>> Biết 2 “bí kíp” thử này, không bao giờ lo bị viêm da dị ứng

Dùng tinh dầu thế nào cho hiệu quả?

Bệnh viêm da dị ứng có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, bất cứ thời điểm nào. Vì thế, hàng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với nguy cơ bị viêm da dị ứng. Ngoài những cách điều trị thông thường, tinh dầu được khuyến cáo nên dùng thay thế hoặc bổ sung để điều trị các triệu chứng viêm da dị ứng như khô da, ngứa.

Tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên và được dùng theo những cách sau:

  • Xông tinh dầu, khuếch tán trong không khí.
  • Sử dụng làm sản phẩm tắm hoặc spa.
  • Pha loãng để thoa lên da
  • Xịt vào không khí
  • Hít trực tiếp tinh dầu.

Mùi thơm trong tinh dầu giúp kích thích khứu giác từ đó kích thích hệ thống thần kinh, máu. Việc bôi tinh dầu loãng lên da còn giúp lưu thông máu, dưỡng da rất tốt.

6 loại tinh dầu hiệu quả trong điều trị viêm da

1. Tinh dầu Lavender (oải hương)

Lavender là một loại tinh dầu phổ biến hàng đầu vì nhiều lợi ích, trong đó có tác dụng làm dịu các triệu chứng viêm da dị ứng nhờ đặc tính giảm viêm, kháng khuẩn. Một nghiên cứu đã kết luận, dùng tinh dầu oải hương có thể ngăn ngừa được bệnh viêm da dị ứng.

Nên dùng tinh dầu oải hương để xông hoặc pha loãng để tắm.

2. Tinh dầu bạch đàn

Tinh dầu bạch đàn được biết đến như một loại thuốc chống viêm từ bên trong giúp chống lại các dị ứng theo mùa. Việc này cũng giúp hạn chế việc dị ứng biểu hiện qua da.

3. Tinh dầu trà

Tinh dầu trà được công nhận là một loại thuốc chống viêm hiệu quả có thể giải quyết các triệu chứng viêm da dị ứng. Tuy nhiên, nên cẩn thận khi dùng lại tinh dầu này vì chúng cũng có thể gây dị ứng ở một số trường hợp.

Lưu ý: Nên thử trước với một vùng da trước khi dùng toàn thân. Chỉ sử dụng tinh dầu trà tại chỗ, không được nuốt.

4. Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà được biết đến một tinh chất giảm viêm khi dùng cho đường hô hấp và da.

Lưu ý: Khi dùng trên da nên pha loãng, kết hợp với một số tinh dầu khác như dầu dừa, dầu ôliu. Sự kết hợp giữa tinh dầu bạc hà, oải hương và chanh là sự kết hợp hoàn hảo để điều trị các triệu chứng viêm da.

5. Tinh dầu dừa

Tinh dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng ngứa và đỏ nhờ các dưỡng chất có tính kháng khuẩn riêng rất tốt trong điều trị da. Nên kết hợp với tinh dầu dừa với các loại tinh dầu khác như tinh dầu hạt lựu, tinh dầu dâu, tinh dầu cây borage để có thể đạt kết quả tốt nhất.

6. Tinh dầu ô liu

Tinh dầu ôliu là loại tinh dầu lành tính nhất vì thế nó đóng vai trò là tinh dầu trung gian khi kết hợp với loại tinh dầu khác để điều trị nhiều bệnh viêm da.

Ví dụ dùng dầu ôliu và dầu dừa massage lên vùng da bị viêm da tiết bã giúp giảm ngứa, lành vết thương.

Những lưu ý khi dùng tinh dầu

Mặc dù khá lành tính nhưng sử dụng tinh dầu không phải là không có rủi ro. Do đa số các loại tinh dầu này là tự chế, không rõ nguồn gốc vì thế, người dùng nên thận trọng xem xét sử dụng loại sản phẩm an toàn, chất lượng.

Những người đặc biệt nhạy cảm với hóa học nên thận trọng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Và lưu ý những điểm dưới đây:

  • Phản ứng dị ứng không xảy ra ở tất cả mọi người và mỗi người có một phản ứng khác nhau. Vì thế, để chắc chắn mình có bị dị ứng với tinh dầu hay không hãy bôi lên vùng da nhỏ như phía trong cánh tay để kiểm tra độ kích ứng. Nếu trong 24 giờ bạn không thấy phản ứng dị ứng thì có thể yên tâm sử dụng.
  • Không nên dùng tinh dầu trực tiếp lên da mà hãy pha loãng với những tinh dầu trung tính như dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu.
  • Không nên dùng cùng lúc nhiều loại tinh dầu khác nhau khi chưa chắc chắn rằng chúng kết hợp với nhau là an toàn.
  • Hãy thận trọng khi dùng tinh dầu cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Tham khảo thêmPhòng viêm da dị ứng thực phẩm với 9 ứng dụng smartphone hữu ích này

Xem video Bác sĩ Phương Mai (Bệnh viện Da liễu Tp.HCM) chia sẻ về bệnh viêm da:

 Quỳnh Nguyễn (theo Healthline)

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo