Top 7 chất gây kích ứng da ở trẻ em mẹ nên biết phòng tránh

Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên về một số chất hàng ngày có thể gây hại cho làn da của bé. Dưới đây là những điều cần tránh để giữ cho da của trẻ khỏe mạnh.

1. NICKEL 

NICKEL là một rường những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây viêm da tiếp xúc dị ứng với các biểu hiện như ngứa khi tiếp xúc với kim loại. Một phân tích dựa trên 9.000 trẻ em của Nhóm nghiên cứu các bệnh viêm da của Mỹ cho thấy NICKEL là chất gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em.

Niken có thể thấy trong móc khóa, đồng xu, dây thắt lưng, bông tai, dây đeo đồng hồ, nhẫn, dây chuyền…Thậm chí là những phụ kiện gắn trên quần áo của trẻ cũng gây ra dị ứng cho trẻ.

Các tổn thương thường là những vết xước da đỏ, khô ngứa giống như vết bỏng, phát ban. Các tổn thương có thể mất sau vài ngày khi trẻ tiếp xúc phải những đồ vật này, tuy nhiên nếu không cẩn trọng có thể gây lở loét và nhiều biến chứng khác do trẻ cào, gãi. Bác sĩ da liễu có thể sẽ cho loại kem corticosteroid tại chỗ để điều trị, nhưng tránh là phương pháp tốt nhất.

Cách phòng tránh: Chỉ nên mặc loại áo, quần chui không nên mặc những loại quần áo có cúc, dây buộc có chứa kim loại. Nếu muốn đeo trang sức cho trẻ, trước hết phải chắc chắn việc bấm lỗ tai cho trẻ phải là loại đinh tán bằng thép không rỉ hoặc vàng 14, 18 hoặc 24 cara (vàng trắng có thể vẫn chứa NICKEL). Các kim loại không có chứa niken gồm bạc, đồng và bạch kim.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị viêm da dị ứng và viêm da tự miên nói chung. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc.

2. Neomycin

Thành phần này được tìm thấy trong nhiều loại kháng sinh không kê toa hoặc kê toa, thuốc mỡ, kem dưỡng da, các chết phẩm mắt, nước hoa. Năm 2010, Hội Da liễu Hoa Kỳ gọi neomycin là “chất gây dị ứng của năm”. Tổn thương là những mảng bị kích ứng màu hồng hoặc phồng rộp xung quanh vị trí tiếp xúc.

Cách phòng tránh: Nếu muốn làm sạch, chăm sóc da cho trẻ hãy làm sạch bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Thay vì dùng kháng sinh có thể dùng sữa ong chúa để điều trị những bệnh thông thường cho trẻ.

3. Khăn lau trẻ em

Vào đầu năm 2014, có rất nhiều tin đồn về một nghiên cứu mới cho thấy chất bảo quản methylisothiazolinone (MI), được tìm thấy trong một số khăn lau trẻ em, có thể dẫn đến phản ứng dị ứng da ở một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng 6 em bé bị ngứa, đỏ, rỉ nước hoặc đóng vảy ở miệng và bất cứ vùng da nào khác tiếp xúc với khăn mặt.

Cách phòng tránh: Bác sĩ da liễu Nhi khoa – Mary Wu Chang – tác giả của nghiên cứu trên khuyên nên giảm thiểu việc dùng khăn lau cho trẻ. Thay vào đó hãy thử sử dụng bông mềm và chất tẩy rửa nhẹ.

4. Nước bọt và chất thải của trẻ

Tiến sĩ Amy Paller, MD – Trưởng khoa da liễu nhi khoa (trường Y khoa Feinberg, Chicago, Mỹ) cho biết: Chất thải (phân, nước tiểu) và nước bọt của trẻ chính là chất kích thích lớn nhất”. Da có thể bị phản ứng, kích ứng hoặc bị viêm.

Cách phòng tránh: Ông Paller khuyên rằng: “Cha mẹ nên phủ lên vùng da quanh miệng, mông, thân trẻ bằng vaseline hoặc các chất bảo vệ khác trước khi trẻ ăn hoặc ngủ. Đồi với vùng da dễ bị kích ứng như vùng da tã nên thường xuyên thay tã, sử dụng bột oxit kẽm để làm giảm bớt sự kích ứng. Nếu da vẫn bị viêm nên xem xem việc dùng kem cortisone.

5. Kem chống nắng

Không bác sĩ bệnh da liễu nào khuyên bạn bỏ qua kem chống nắng cho trẻ, tuy nhiên, một số sản phẩm kem chống nắng (SPF) có chứa các hợp chất hữu cơ như oxybenzone có thể gây dị ứng da trên da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách phòng tránh: Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi nên dùng sản phẩm có SPF từ 30 trở lên chứa khoáng chất tự nhiên như titanium dioxide và oxit kẽm. Đây là loại kem ít có khẳ năng làm nóng da.

6. Chất tẩy rửa

Chất tẩy rửa có thể được lưu lại trong quần áo đã giặt và gây khó chịu cho trẻ. Nên cân nhắc việc dùng nước xả có mùi, thuốc nhuộm khi giặt đồ cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi thấy dấu hiệu trẻ phát ban ở khu vực mặc quần áo. Thậm chí, quần áo của bố mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây kích thích do việc bồng, ẵm trẻ.

Cách phòng tránh: Chỉ nên dùng các hương liệu tự nhiên, chất tẩy rửa dịu nhẹ, không chứa hương liệu hóa học.

7. Xà phòng

Một số thành phần trong xà phòng, sữa tắm có thể gây kích ứng da cho trẻ khiến khô da, viêm da quá mức.

Cách phòng tránh: Tránh những sản phẩm có chứa sulfat natri và nước hoa, các chất kích thích phổ biến nhất. Dùng các chất tẩy rửa trung tính, không xà phòng như CeraVe, Cetaphil, hoặc Aquanil để làm sạch da, giảm kích ứng. Quan trọng hơn cả là không quên dưỡng ẩm da cho trẻ ngay sau khi tắm để giữ da trẻ luôn mềm mại.

Xem thêm video Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách ở BV Phụ sản Hà Nội:

HỮU ÍCH:

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc nổi danh đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ kéo dài dai dẳng của bệnh viêm da dị ứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo