Bệnh nấm da đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tìm hiểu về bệnh nấm da đầu không chỉ giúp phòng, điều trị bệnh cho bản thân mà còn giúp ngăn chặn bệnh lây lan ra cộng đồng bởi đây là bệnh da liễu rất dễ lây. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi Bệnh nấm da đầu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh nấm da đầu.

>>> Thực hư bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường trị dứt điểm nấm da đầu cực đơn giản

>>> Tại sao điều trị Nấm da đầu cho trẻ thường khó khăn hơn nhiều so với ngưới lớn?

Triệu chứng bệnh nấm da đầu

Bác sỹ CKII. Nguyễn Thành (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Trung Ương) cho biết, nấm da đầu là tình trạng da đầu, thân sợi tóc bị nhiễm nhấm, thông thường là do vi nấm sợi tơ Microsporum canis và Trichophyton tonsurans gây nên.

Triệu chứng bệnh nấm da đầu qua 3 giai đoạn phát triển bệnh

Triệu chứng bệnh nấm da đầu qua 3 giai đoạn phát triển bệnh

  • Giai đoạn I: Triệu chứng đầu tiên gặp ở người bị nấm da đầu là ngứa, có vảy và những mảng rụng tóc. Ở giai đoạn đầu này người bệnh rất dễ chủ quan do nghĩ bị gàu (tế bào chết thông thường).
  • Giai đoạn II: Xuất hiện triệu chứng da đầu nổi mụn đỏ, rụng  tóc ít, thời gian rụng kéo dài.
  • Giai đoạn III: Rụng tóc nhiều, số lượng tóc rụng lớn.

Trong một số trường hợp, nấm da đầu do nấm Kerion sẽ có hiện tượng viêm nặng, gây đau đớn trầm trọng, da đầu phồng lên, mủ chảy màu vàng.

Với bệnh nhi, nhiều trẻ kèm theo trạng thái sốt, mệt mỏi, hạch ở cổ…

Biểu hiện của bệnh rất đa dạng ở nhiều thể trên từng người khác nhau, cùng lắng nghe bác sĩ chuyên khoa da liễu nói về cách phân biệt và triệu chứng bệnh nấm da trong đó có nấm da đầu tại link này.

Các loại nấm da đầu thường gặp

1. Nấm microsporum hoặc trichophyton

Triệu chứng: Trên da đầu xuất hiện các đám đỏ, hình tròn, hình ô van, bong vảy ranh giới rõ, tóc bị gãy cách da đầu 1 vài mm, có khi là chấm đen. Vảy da có màu trắng hoặc màu trắng xám.

2. Thể thâm nhiễm mưng mủ do nấm Kerion de celse

Triệu chứng: Xuất hiện các ổ mủ ở nang lông hay còn gọi là áp-xe nang lông liên kết thành 1-2 đám viêm nặng. Vùng tổn thương có giới hạn rõ ràng, bề mặt có vảy mủ, các vảy có hố lõm mủ màu vàng. Mủ này rất hôi, tóc bị trụi.

Phân biệt nấm da đầu và vảy nến da đầu, viêm da tiết bã ở da đầu

Bệnh nấm da đầu rất dễ nhầm lẫn với nhiều loại tổn thương trên da đầu như chốc lở, vẩy nến và á sừng. Vì thế cần phần biệt rõ từng loại bệnh để đưa ra cách điều trị thích hợp. Trong số đó cần phân biệt với hai loại bệnh thường gặp là bệnh viêm da tiết bã ở da đầu và bệnh vảy nến da đầu. Cụ thể:

Phân biệt viêm da tiết bã ở da đầu, vẩy nến da đầu và nấm da qua triệu chứng lâm sàng.

Bệnh viêm da tiết bã da đầu: Là bệnh chỉ có gàu, ngứa và đôi khi kèm rụng tóc nhưng tuyệt đối khong để lại sẹo và mất tóc vĩnh viễn.

Bệnh vảy nến da đầu: Triệu chứng cũng tương tự gồm vảy tạo thành phiến màu trắng mica, dễ tróc, da đầu đỏ tập trung ở chân tóc kèm các sang thương da ở các vị trí tì đè như đỉnh đầu.

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu khởi phát do điều kiện vệ sinh da đầu kém tạo môi trường cho nấm phát triển. Bởi khi mồ hôi kết hợp với tế bào da chết là điều kiện thuận lợi để các vi nấm phát triển mạnh. Trong đó thói quen để tóc ướt cũng là môt trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nấm.

Ngoài ra, bệnh còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như nước bẩn, dùng chung vật dụng cá nhân như mũ, áo hoặc những tiếp xúc khác.

Để hiểu hơn về cơ chế lây bệnh, nguyên nhân lây bệnh nấm da đầu có thể tham khảo ở bài viết các nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu phổ biến nhiều người mắc phải.

Chẩn đoán, điều trị bệnh nấm da đầu

Để chữa trị bệnh nấm da đầu hiệu quả nhất cần xác định đúng loại nấm gây bệnh, vì thế người bệnh cần đến các bệnh viện da liễu uy tín để được khám lâm sàng, xét nghiệm nếu cần thiết. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

1. Chẩn đoán, xác định

Theo thông tin từ trang sức khỏe Healthline, chẩn đoán bệnh nấm da đầu được thực hiện qua những phương pháp như sau:

  • Sử dụng ánh sáng đặc biệt gọi là Wood’s để xác định dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Hoặc lấy bệnh phẩm từ da và tóc của bệnh nhân để xác định. Bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định sự hiện diện của nấm dưới kính hiển vi.

2. Điều trị

Thông thường điều trị nấm da đầu dùng thuốc uống và thuốc gội trị liệu.

Thuốc uống:

Trong số các loại thuốc, thuốc kháng nấm hàng đầu gồm nhóm griseofulvin (Grifulvin V, Gris-PEG) và terbinafine hydrochloride (Lamisil). Cả hai loại thuốc uống này có tác dụng trong khoảng 6 tuần.

Tuy nhiên, thuốc cũng có những tác dụng phổ biến như tiêu chảy, buồn nôn. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng các loại thuốc này với những thực phẩm giàu chất béo như bơ đậu phộng.

Dầu gội trị liệu:

Dầu gội trị liệu có thể loại bỏ nấm, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh nhờ chứa hoạt tính chống nấm như ketoconazole hoặc selenium sulfide. Dùng 2 lần/tuần trong vòng 1 tháng.

Thời gian điều trị khoảng từ 4-6 tuần.

Lưu ý trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự điều trị. Nhiều trường hợp điều trị không đúng phương pháp khiến nấm càng lan ra nhiều hơn, gây hoại tử nang lông, mất tóc vĩnh viễn.

Ngoài ra, không dùng dầu gội có thuốc tẩy nhiều vì sẽ khiến tóc rụng nhiều hơn.

Khuyến cáo của bác sĩ trong cách phòng tránh bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu hay bất cứ loại bệnh nào, việc phòng tránh bệnh rất quan trọng bởi “phòng hơn trị”, “có kiêng ắt có lành”, vì thế cần lưu ý những điểm dưới đây để hạn chế tối đa nguy cơ bị nấm da đầu.

  • Để hạn chế tình trạng lây lan của bệnh, nhất là thời điểm nắng nóng như hiện nay cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
  • Dùng dầu gội sạch hằng ngày, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu và xả nhiều lần với nước để sạch dầu gội và dầu xả. Và nên nhớ giữ tóc khô ráo, không để tóc ướt khi đi ngủ.
  • Không đội mũ quá chật, quá lâu khiến tóc bị ẩm.
  • Tránh tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm bệnh. Nếu nuôi thú cưng cần đưa đi khám định kì kiểm tra xem có nấm không.
  • Tránh dùng chung đồ với người khác để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm từ những người xung quanh như mũ, lược, quần áo

Trên đây là tất cả những thông tin triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm da đầu, hy vọng bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh da liễu gây mất thẩm mỹ này.

Chúng tôi đã tổng hợp những cách điều trị nấm da đầu đang được áp dụng hiện nay tại bài viết >> Cách trị bệnh nấm da đầu. Click vào link này để biết thêm chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo