Viêm da tiết bã da đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm da tiết bã da đầu là một bệnh da phổ biến và nhiều người xem nhẹ, tuy nhiên, ít ai biết bệnh có biến chứng nguy hiểm đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vậy bệnh viêm da tiết bã da dầu là bệnh như thế nào? điều trị ra sao?
- Viêm da tiết bã nhờn có trị được không? Trị bằng cách nào?
- Viêm da tiết bã có lây không? Những biến chứng thường gặp
- Viêm da tiết bã nên ăn gì? Kiêng ăn gì khi điều trị bệnh?
Triệu chứng viêm da tiết bã da đầu
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Thuốc dân tộc, viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu) là bệnh hay gặp ở vùng da có nhiều tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như mặt, đầu, ngực.
Viêm da tiết bã da đầu có thể gặp ở trẻ nhỏ, ngay sau khi sinh, với da đầu có nhiều vảy, dân gian gọi là cứt trâu. Ngưới lớn thường bị bệnh viêm da đầu ở lứa tuổi từ 20-50.
Bác sĩ Lan cũng cho biết thêm, gầu da đầu là biểu hiện đầu tiên của viêm da dầu. Đây là một dạng viêm da dầu không viêm (uninflamed) biểu hiện là những vảy mịn như cám. Mức độ nặng hoặc nhẹ ở các vùng da đầu có tóc, hiện tượng này bình thường ở nhiều người.
Ở giai đoạn muộn hơn, da đầu trở nên đỏ ở nang lông lan rộng, liên kết với nhau, từ đây có thể lan xuống trán, sau tai, ống tai và cổ. Ở trẻ sơ sinh có thể lan ra toàn thân.
-
Triệu chứng viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh
Một số triệu chứng viêm da ở đầu ở trẻ em gồm: Da đầu có những mảng vảy da dày, dính nhờn, lan tỏa, khó bong.
Trong trường hợp bé có tình trạng viêm da dầu lan tỏa toàn thân, da đỏ, nhiều vảy tiết, vảy da vàng, dính, ẩm, nhờn thì trẻ đã mắc bệnh đỏ da toàn thân bong vảy Leiner-Moussou.
-
Triệu chứng viêm da tiết bã da đầu ở người lớn
- Da nhờn, khô kết hợp với nhau
- Nổi dát đỏ, bong vảy mỏng, khu trú hay lan tỏa khắp cơ thể tạo nên hình thái dạng vảy nến.
- Có thể ngứa.
- Rụng tóc.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã da đầu
Cũng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành năm 2015, nguyên nhân gây viêm da tiết bã nói chung hiện vẫn chưa rõ ràng. Việc tăng tiết chất bã/ dầu là điều kiện gây viêm da dầu.
Theo đó nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acne và một số vi khuẩn khác đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.
Theo Tuyết Lan, bệnh liên quan tới sự phát triển của các loài nấm men Malassezia, các chất chuyển hóa của nấm gây phản ứng viêm. Ngoài ra, sinh lý bệnh của viêm da tiết bã còn phụ thuộc vào chức năng của hàng rào bảo vệ da.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, bệnh có liên quan đến một số yếu tố sau:
- Hiện tượng da bị nhờn
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị viêm da dầu, vảy nến thì khả năng bị bệnh rất cao.
- Người suy giảm miễn dịch đặc biệt là người vừa phẫu thuật cấy ghép cơ quan, nhiễm HIV.
- Người bị rối loạn thần kinh và tâm thần là những đối tượng dễ mắc bệnh.
Tiến triển và biến chứng của bệnh viêm da tiết bã nhờn da đầu
Bệnh viêm da tiết bã nhờn diễn biến dai dẳng, khó điều trị và tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Viêm da tiết bã nhờn da đầu có thể gây rụng tóc, lan toả xuống mặt, thân. Đặc biệt nặng hơn vào mùa đông.
Trẻ mới sinh có thể mắc bệnh lan tỏa, triệu chứng toàn thân rất nặng, đi kèm triệu chứng tiêu chảy, da toàn thân đỏ có thể đe dọa tính mạng trẻ, lúc này bệnh được gọi là đỏ da toàn thân Leiner.
Điều trị viêm da dầu ở đầu
Với trẻ sơ sinh khởi phát sớm từ 2-10 tuần tuổi hầu hết sẽ khỏi bệnh khi 8-12 tháng tuổi, và có thể xuất hiện lại ở tuổi dậy thì. Dưới đây là một số cách trị viêm da tiết bã nhờn ở người lớn theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, bác sĩ:
Trị viêm da dầu ở đầu bằng Tây y
Cách điều trị viêm da dầu ở đầu như sau:
- Sử dụng dầu gội đầu chứa ketoconazol hoặc ciclopirox, selenium sulfid, kẽm pyrithion, coal tar, acid salicylic 2 lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng.
- Sử dụng Steroid cho vùng da đầu (dạng dung dịch hoặc dạng gel) hằng ngày trong vài ngày để giảm ngứa, giảm viêm.
- Bôi kem tartar lên vùng nhiều vảy, sau vài giờ thì gội đầu.
Theo tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị các bệnh da liễu (Bộ y tế) cho biết cách điều trị cụ thể đối với gầu da đầu như sau:
- Gội đầu bằng dầu gội chống nấm. Nước gội đầu có pyrithion, kẽm và magne với nồng độ 0,5 đến 2% hoặc dầu gội đầu olamin 0,75-1% trong thời gian nhiều tháng.
- Hoặc có thể dùng dầu gội đầu chứa selenium 1-2,5% hoặc chứa hoạt chất chống nấm thuộc nhóm imidazol như ketoconazol, econazol hay bifonazol.
Trị viêm da tiết bã da đầu bằng Đông y hiệu quả và lành tính
Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn nhiều người bệnh lựa chọn các bài thuốc Đông y được bào chế hoàn toàn từ thảo dược. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc giới thiệu bài thuốc trị viêm da tiết bã Thanh bì Dưỡng can thang hoàn toàn từ thảo dược cho hiệu quả và an toàn với da. Bài thuốc là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ:
- Thuốc bôi ngoài: Chiết xuất từ cây sơn, nghệ, tinh chất ô liên rô, trầu không… Có tác dụng tiêu viêm, tiêu sừng, liền sẹo, giảm lượng tiết dầu, thông thoáng lỗ chân lông.
- Thuốc uống trong: Thành phần: Tang bạch bì, kim ngân hoa, bồ công anh, sinh địa, khổ sâm… Giúp giải độc tiêu viêm, mát gan, thanh nhiệt, tiêu viêm, tăng cường chức năng thải độc của gan.
- Thuốc ngâm rửa, gội: Thành phần dược liệu trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng… giúp sát khuẩn vùng tổn thương, làm sạch dầu trên da, làm mềm vùng tổn thương.
Bài thuốc quý chữa viêm da dầu của Trung tâm Thuốc dân tộc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:
- Kết hợp công thức bí truyền từ nhiều bài thuốc cổ phương.
- Chiết xuất từ hàng chục thảo dược quý, có nguồn gốc 100% dược liệu sạch, an toàn, không tác dụng phụ.
- Kết hợp uống trong, ngâm gội và bôi ngoài cho hiệu quả toàn diện, đẩy lùi viêm da tiết bã da đầu từ căn nguyên bên trong, hiệu quả lâu dài, ngăn tái phát.
- Đồng thời tinh chất thảo dược giúp da đầu mềm mịn, khỏe mạnh, loại bỏ triệu chứng bệnh.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hiện vẫn đang tiếp nhận các bệnh nhân bị viêm da dầu với nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Chỉ sau liệu trình đầu tiên, nhiều bệnh nhân đã thấy rõ được sự phục hồi với bài thuốc quý trị bệnh viêm da tiết bã.
Anh Đỗ Đức Sang (nhân viên giao hàng tại TP.HCM), một bệnh nhân mắc viêm da dầu ở mặt (viêm da tiết bã ở mặt) đã điều trị thành công bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chia sẻ: “Cách đây hơn một năm mình bị viêm da dầu ở mặt khá nặng. Do đặc thù công việc giao hàng nên mình phải chạy xe ngoài đường liên tục, khẩu trang bịt kín mặt cả ngày khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn, da mặt lúc nào cũng bong tróc, nóng rát rất khó chịu. Sau liệu trình đầu điều trị các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm đến 95%. Mình tin là khi dùng hết liệu trình thì tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát tốt”.
>>> XEM CHI TIẾT: Bị viêm da dầu ở mặt, chàng trai trẻ LẤY LẠI TỰ TIN sau LIỆU TRÌNH đầu nhờ bài thuốc quý
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đưa tin. Theo đó, trong số phát sóng ngày 16/11/2019, chương trình nhận định bài thuốc là bước đột phá của Y học cổ truyền trong đẩy lùi viêm da dầu và viêm da tự miễn nói chung, mang lại cơ hội lành bệnh và cân bằng cuộc sống cho hàng ngàn người.
Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
|
Lời khuyên trong điều trị và phòng tránh bệnh viêm da tiết bã da đầu
Ngoài việc bôi thuốc, gội đầu theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc tóc và da đầu hợp lý để có được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý:
- Nên làm sạch da đầu hàng ngày bằng dầu gội đặc trị kể trên.
- Tránh để da đầu ra mồ hôi và tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng.
- Khi bệnh thuyên giảm cũng cần sử dụng thường xuyên kem bôi theo đúng liều lượng bác sĩ đã kê.
- Hạn chế cào, gãi ngay cả khi gội đầu.
- Giữ thói quen sống lành mạnh, luôn luôn giữ tinh thần thoải mái, ăn uống khoa học, luyện tập thể thao và uống nhiều nước.
Viêm da tiết bã nhỡn da đầu là một bệnh mạn tính vì thế bệnh nhân không nên nóng vội nếu kết quả điều trị không như ý. Cần kiên nhẫn thực hiện điều trị và tăng cường bảo vệ da dưới tác động của môi trường.
Click đọc ngay:
Cháu làm ở ngoài công trường hay đổ mồ hôi măt ,và cháu bị viêm da nhờn ở mặt .Vậy cho cháu hỏi là viêc đổ mồ hôi có ảnh hưởng gì không a