Viêm da tiết bã có lây không? Những biến chứng thường gặp
Nhiều người mang tâm lý không biết viêm da tiết bã có lây không khi bị bệnh gây ra những lo lắng. Điều này gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh bởi căng thẳng, stress là yếu tố khiến bệnh viêm da tiết bã nặng hơn. Vậy viêm da tiết bã có lây hay không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây.
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng (Tổng Thư ký Hội da liễu Việt Nam) cho biết, viêm da tiết bã là tình trạng viêm da xảy ra ở những vùng da có nhiều tuyến bã hoạt động mạnh như mặt, đầu, ngực, các nếp gấp lớn.
Triệu chứng của viêm da tiết bã gồm: Đỏ da, vảy có màu trắng, dễ bong tróc, ngả vàng, có thể ngứa, ở đầu có thể gây rụng tóc.
Viêm da tiết bã có lây không?
Nguyên nhân viêm da tiết bã hiện chưa được xác định rõ tuy nhiên dựa trên đặc điểm chung của đa số của bệnh nhân nhiều tài liệu y khoa đã đưa ra một số yếu tố có liên quan đến bệnh.
Ví dụ, tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị Da liễu cho biết, việc tăng tiết chất bã/dầu là điều kiện gây viêm da dầu. Nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acnec và một số vi khuẩn khác đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh.
Hoặc bác sĩ Trần Thị Huyền (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, các chất chuyển hóa của nấm Malassezia còn phụ thuộc vào chức năng của hàng rào bảo vệ da.
Một số yếu tố khác có thể liên quan tới tình trạng viêm da dầu như: Da dầu, tiền sử gia đình, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh. Bệnh không liên quan đến môi trường, sinh hoạt, thói quen nào mà hoàn toàn do cơ địa vì vậy bệnh không lây lan qua đường tiếp xúc.
Bệnh viêm da tiết bã có trị được không?
Theo BS Nguyễn Duy Hưng, viêm da tiết bã là một bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng sống nhưng nếu điều trị đúng, duy trì điều trị vẫn có thể trị khỏi hoặc làm giảm các triệu chứng phiền phức của bệnh gây ra.
Giải bài toán khó mang tên viêm da tiết bã nhờ thảo dược Đông y
Viêm da tiết bã có thể được đẩy lùi bởi các thảo dược thiên nhiên bằng phương pháp Đông y. Theo y học cổ truyền, để điều trị triệt để viêm da tiết bã cần kiểm soát các nhân tố kích thích tuyến bã nhờn hiệu quả.
Hiện nay, với sự tiếp thu tinh hoa từ y học cổ truyền qua cốt thuốc bí, truyền của người Tày, bài Trợ Tạng Bì của Hải Thượng Lãn Ông, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trị viêm da dầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được đánh giá cao trong việc chữa viêm da tiết bã tận gốc, không tái phát và đảm bảo an toàn, lành tính. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]
Làm nên thành công của bài thuốc là sự góp mặt của các thành phần thảo dược thiên nhiên như: chiết xuất từ cây sơn, nghệ, tinh chất ô liên rô, tang bạch bì, kim ngân hoa… những thảo dược được cho là “khắc tinh” của bệnh viêm da tiết bã.
Đồng thời, các thảo dược này khi được kết hợp theo tỷ lệ vàng tạo công thức “3 trong 1” với 3 nhóm thuốc: thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong sẽ tạo nên cơ chế hoàn hảo “trong uống ngoài bôi”, tống tiễn các độc tố từ bên trong cơ thể. Đồng thời cân bằng lượng dầu thừa trên da hiệu quả.
Với thành phần thảo dược 100% từ thiên nhiên đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, bài thuốc quý trị viêm da tiết bã của Trung tâm Thuốc dân tộc đã được hàng ngàn bệnh nhân trên toàn quốc tin dùng. Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc này, mời quý độc giả vui lòng liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
|
Biến chứng của viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã là một bệnh có ít biến chứng. Các biến chứng xảy ra hầu hết do chẩn đoán sai, dẫn đến điều trị sai cách gây tình trạng bệnh lan rộng. Ví dụ bệnh viêm da tiết bã chẩn đoán dễ, nhưng có thể nhầm với bệnh vảy nến hoặc khởi đầu của vảy nến, nấm nông da, nấm candida kẽ, lupus đỏ bán cấp và một số bệnh da khác. Việc này dẫn đến việc điều trị sai, bôi quá nhiều thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
Viêm da tiết bã là bệnh lý thường gặp, có diễn biến dai dẳng, tái phát, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng sống của người bệnh. Bệnh nặng hơn vào mùa đông, nhẹ hơn vào mùa hè.
Một số biến chứng thường gặp:
- Tăng sắc tố da ở vùng tổn thương
- Vảy da bong liên tục
- Có thể gây rụng tóc
- Sẹo do gãi quá mức.
- Ngoài ra, việc dùng quá nhiều thuốc steroid bôi tại chỗ, nhất là vùng da mặt, nách có thể gây teo da, mỏng da.
Xem ngay: Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Hình ảnh biến chứng của viêm da tiết bã ở trẻ em (đỏ da toàn thân Leiner)
Riêng ở trẻ sơ sinh có thể mắc lan tỏa, triệu chứng toàn thân nặng, có tiêu chảy, da đỏ toàn thân, có thể đe dọa tính mạng trẻ, lúc này bệnh được gọi là đỏ da toàn thân Leiner.
Lời khuyên để phòng tránh viêm da tiết bã
Mặc dù nguyên nhân gây viêm da tiết bã hiện vẫn chưa được xác định rõ gây khó khăn trong việc phòng tránh, tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học và chăm sóc da phù hợp giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh da, trong đó có viêm da tiết bã.
- Hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, thịt động vật, thực phẩm gây dị ứng.
- Nên bổ sung nhiều rau xanh, omega3, men vi sinh.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn.
- Chăm sóc da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, nên dùng các nguyên liệu thiên nhiên như sữa tươi, dầu ô liu để rửa mặt.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Hạn chế cào gãi, làm tổn thương da.
Hỏi đáp: Viêm da tiết bã nên ăn gì? Kiêng ăn gì khi trị bệnh?
Hy vọng sau khi có câu trả lời cho câu hỏi viêm da tiết bã có lây không, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng đã giải tỏa được tâm lý.
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!