Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Tôi rất lo lắng khi con vừa sinh 1-2 tuần có các biểu hiện vảy nhờn, đỏ da, bong tróc. Qua tìm hiểu tôi thấy đây là biểu hiện của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Vậy xin hỏi bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách trị như thế nào?

(Vũ Nguyệt Ánh, 22 tuổi, Tuyên Quang)

Cẩm nang bệnh da liễu xin được trả lời những câu hỏi của bạn như sau: 

Theo Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn – Bệnh viện Nhi đồng I (Tp.Hồ Chí Minh) cho biết, viêm da tiết bã là một bệnh da thường gặp, mạn tính. Bệnh tập trung chủ yếu ở các vùng da nhiều tuyến bã như da đầu, mặt, vùng thân trên cơ thể.

Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã khởi phát sớm lúc 2-10 tuần tuổi, nhìn chung sẽ hết lúc 8-12 tháng tuổi.

Triệu chứng bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

  • Có hồng ban tróc vảy nhờn.
  • Giới hạn tương đối rõ.
  • Hoặc dạng khác là những mảng vảy kèm nổi hồng ban.
  • Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm thêm nấm candida hay vi trùng.

Biểu hiện của bệnh qua những vị trí thường gặp:

Vui mừng trở lại Trung tâm Thuốc dân tộc tái khám sau 1 tháng điều trị với bài thuốc thảo dược, bệnh tình của anh Nguyễn Đỗ Đức Sang (22 tuổi, ở Tân Bình) đã thuyên giảm đến 95%.
  • Da đầu: Nhiều vảy nhờn, dính, thường tập trung ở đỉnh đầu và có thể tạo thành lớp dày, lan tỏa khắp da đầu tạo hình ảnh giống như chiếc mũ (dân gian gọi là “cứt trâu”).

  • Vùng da tiết bã nhờn ở vùng tã lót: Biểu hiện đỏ da nhiều hơn là có vảy.

  • Vùng da mặt, vùng nếp gấp (sau tai, vùng nách, vùng bẹn) có biểu hiện đỏ da, bong vảy.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Theo tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị Da liễu (Bộ Y tế), ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc bệnh là vì tuyến bã tăng hoạt động do tác dụng của androgen từ mẹ truyền qua rau thai.

Việc tăng tiết chất bã/ dầu này là điều kiện gây viêm da dầu.

Tuy nhiên, nguyên nhân hiện vẫn chưa rõ ràng, bệnh có thể do tăng đáp ứng viêm với vi nấm Malasssezi furfur, là loại vi nấm ái mỡ thường sống ở các tuyến bã nhờn. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như di truyền, môi trường cũng có ảnh hưởng đến khởi phát và diễn tiến của bệnh viêm da tiết bã. Trong đó có các yếu tố như cơ địa dị ứng, da nhờn, hệ miễn dịch kém…

Tiến triển và biến chứng của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Đa số bệnh không quá nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ. Tuy nhiên ở trẻ bị viêm da cơ địa các triệu chứng của bệnh thường nặng hơn.

Trong trường hợp bé có tình trạng viêm da dầu lan tỏa toàn thân, đỏ da, có nhiều vảy tiết, vảy da vàng, dính, ẩm thì trẻ đã mắc bệnh đả da toàn thân bong vảy (bệnh gọi là Leiner-Moussou). Bệnh này nguy hiểm đến tính mạng của trẻ vì thế các bậc phụ huynh nên lưu ý khi trẻ có hiện tượng viêm da tiết bã lan tỏa.

Điều trị bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

  • Với viêm da tiết bã ở đầu

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Huấn, đối với viêm da tiết bã ở đầu (vảy da đầu) có thể bôi dầu khoáng hoặc dầu dành riêng cho trẻ như Baby Oil để làm mềm các vảy bám trên da đầu trước khi gội đầu vài giờ.

Có thể lấy lược có lông chải mềm dành riêng cho bé để chải nhẹ nhàng hàng ngày khi gội đầu để loại bỏ bớt các vảy trên da đầu.

Nếu phương pháp trên không hiệu quả có thể dùng dầu gội có các chất chống tiết bã như pyrithione zinc hay selenium sulfide, dầu gội kháng nấm ketoconazole.

Nếu bội nhiễm nhiễm vi trùng (rỉ dịch, đóng mày vàng) có thể phải dùng kháng sinh chống tụ cầu trước khi điều trị corticoid bôi tại chỗ.

Nếu da đầu bị viêm nhiều có thể dùng corticoid loại nhẹ như hydrocortisone 1% thoa tại chỗ.

Lưu ý: Không nên dùng các chế phẩm có chứa acid salicylic vì có thể gây kích ứng và ngộ độc salicylic. Dùng corticoid theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

  • Với những tổn thương ở da

Có thể dùng corticoid loại nhẹ như hydrocortisone 1% hay 2,5%, desonide 0,05%, bôi da 2 lần mỗi ngày khi có viêm nhiều.

Hoặc dùng Ketoconazole thay thế cho corticoid tại chỗ trong thời gian dài hay trên vùng da rộng lớn.

Lời khuyên

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân gây viêm da tiết bã, nhưng nguyên nhân thường gặp liên quan đến bệnh lý này ở trẻ em là hệ thống miễn dịch còn yếu. Vì thế, các bậc cha mẹ nên lưu ý:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống giàu vitamin E,C, Omega-3 và K để trẻ có thể hấp thu qua sữa mẹ.
  • Không đội mũ len, áo len cho trẻ mà nên lựa chọn những loại vải như bông và lụa.
  • Bệnh viêm da tiết bã còn liên quan đến các phhản ứng dị ứng vì vậy hãy đảm đảo môi trường sạch, không khói bụi, lông thú …

Hy vọng những thông tin về bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh trên sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh đang lo lắng về tình trạng bệnh của con tìm được phương pháp chăm sóc, điều trị thích hợp. Trong trường hợp phải dùng đến thuốc, bắt buộc phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.

Hỏi đáp

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo