Các dạng nấm da đầu và tất tật những điều người bệnh cần biết!

Nấm da đầu có tất cả 5 loại phổ biến, thường gặp nhất. Phân biệt nhanh và đúng từng loại sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh một cách hiệu quả!

Nên đọc:

>> Nấm da đầu gây ra những tác hại, ảnh hưởng như thế nào?

>> Người bệnh nấm da đầu nên lưu ý gì khi gội đầu?

Nấm da đầu là một loại tổn thương da đầu với những biểu hiện đặc trưng là các nốt sần nhỏ, các mảng vảy bong tróc trên da đầu, có thể kèm theo hiện tượng rụng tóc. Tác nhân gây bệnh thường do các loại vi khuẩn, vi nấm gây nên.

Sau đây, hãy cùng Camangbenhdalieu đi tìm hiểu về các loại bệnh Nấm da đầu thường gặp nhất, từ đó nhận biết và phân biệt đúng, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn nhé!

Các loại nấm da đầu phổ biến, người bệnh nên phân biệt rõ!

  • Nấm tóc gây mưng mủ và thâm nhiễm

các loại nấm da đầu

Đây là một trong những loại nấm da đầu phổ biến hiện nay, thường gặp nhiều nhất  ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do các loại nấm Trichophyton verrucosum, Trichophyton canis và Microsporum mentagrophytes.

Trẻ nhỏ thường bị loại nấm nay sau khi nô đùa, tiếp xúc với các loài động vật như chó, mèo,… Khi bị bệnh sẽ xuất hiện các mụn mủ mọc ở chân tóc sau đó dần dần lan rộng ra các khu vực xung quanh thành từng vùng lớn và thâm nhiễm, bề mặt thương tổn nhiều vảy, lấy sờ thấy gồ ghề, khi cạy thì lỗ rỗ như tổ ong và chảy mủ.

  • Nấm trụi tóc

các loại nấm da đầu

Loại nấm da đầu này có thể bắt gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn với biểu hiện đặc trưng là da đàu bị đóng vảy, bong tróc, tóc của người bệnh ở những vùng này bị gãy sát tận da đầu, khi nhìn kĩ sẽ thấy những chấm đen nhỏ. Các mảng vảy có thể liên kết thành những mảng lớn tóc gãy không đều và không ngứa.

Theo nghiên cứu thì các loại nấm Trichophyton violaceum, Trichophyton sondaneuseb và Trichophyton tonsurarans chính là các tác nhân gây ra bệnh này.

  • Nấm xén tóc

Các loại nấm gây bệnh: Nấm Microsporum langeroni, Microsporum andouini và Microsporum canis.

Nấm xén tóc hay gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân phát bệnh thường do trẻ dùng chung mũ, nón, lược, khăn lau đầu… với người bệnh. Khi trẻ bị bệnh, mẹ có thể dễ dàng phát hiện ngay nhờ những dấu hiệu sau: Da đầu bị bong vảy từng mảng, tóc trong các vùng tổn thương bị nấm xén chỉ còn 1 đoạn ngắn cách da đầu từ 5-8 cm, chân tóc bị bao phủ một lớp trắng như phấn.

  • Nấm tổ ong

nấm tổ ong

Bệnh này gây ra bởi các loại nấm Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton verrucosum. Đây là 2 loại nấm chủ yếu kí sinh trên cơ thể động vật vì vậy nguyên nhân người bệnh bị loại nấm da đầu này chủ yếu là do tiếp xúc với động vật và bị chúng lây nhiễm, “di cư” sang.

Triệu chứng: Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn ngứa ngáy, khó chịu ở da đầu, sau khi sinh mủ  thì đỡ ngứa hơn nhưng lại đau.

  • Nấm tóc khô

Các loại nấm gây bệnh: Nấm Microsporum với 2 chủng loại thường gặp là: Microsporum canis và Mycobacterium ferrugineum

Đối tượng thường mắc Nấm tóc khô: Trẻ nhỏ từ 1-12 tuổi, người lớn cũng có thể bị nhưng rất hiếm.

Khi bị bệnh Nấm xen tóc, da đầu trẻ sẽ có những dấu hiệu: Các đốm tóc bị rụng với đường kính mỗi đốm khoảng vài centimet, những vùng tóc rụng thì da đầu có màu xám của vảy da, các sợi tóc bị gãy gần sát da đầu, khi rọi ánh sáng đèn cực tím như đèn Wood sẽ thấy sẽ thấy các cọng tóc có nấm phát quang màu xanh.

Nếu bệnh nấm tóc khô do loại nấm hay kí sinh trên người gây ra thì da đầu ít khi bị tổn thương nhưng nếu là các loại nấm hay kí sinh trên động vật thì da đầu có thể viêm nhiễm nhưng không xuất hiện tình trạng mưng mủ. Bệnh này có thể tự khỏi khi trẻ đến tuổi dậy thì.

Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị Nấm da đầu

Để điều trị Nấm da đầu, người bệnh có thể tham khảo qua một số loại thuốc phổ biến đang được sử dụng nhiều hiện nay như:

  • Các loại thuốc uống kháng nấm: Thuốc griseofulvin (Grifulvin V, Gris-PEG) và terbinafine hydrochloride (Lamisil) (Thường được dùng trong khoảng 6 tuần).
  • Thuốc bôi trị nấm da đầu: Các loại thuốc: Clotrimazol, ketoconazol, miconazol, các hợp chất: clophenestin, tolnaftat, undecenoic acid và kẽm undecenoat.
  • Dầu gội trị nấm da đầu như: Dầu gội đặc trị bệnh nấm có chứa hoạt tính chống nấm ketoconazole hoặc selenium sulfide giúp loại bỏ nấm và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Ngoài các loại thuốc Tây, người bệnh Nấm da đầu có thể áp dụng các cách trị bệnh từ dân gian như gội đầu bằng sả, bồ kết, lá ổi non, hay muối,… vừa rẻ vừa đem lại hiệu quả trị nấm rất tốt.

Có thể bạn cần: Các loại thuốc chữa nấm da đầu hiệu quả nhất hiện nay

Bình luận (2)

  1. Nguyễn Thanh Giang says: Trả lời

    Em bị ngứa da đầu sau đó nó làm mủ và u lên mẹ em đã nặn nhưng thấy vẫn u là gì ạ

  2. cao Ngoc Van Anh says: Trả lời

    m bị ngứa da đầu sau đó nó làm mủ và u lên mẹ em đã nặn nhưng thấy vẫn u là gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo