4 cách điều trị nấm da đầu hiệu quả nhất hiện nay

Nấm da đầu hiện nay đang được áp dụng kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi ngoài kèm dầu gội đặc trị. Dưới đây là 4 cách điều trị nấm da đầu hiện nay đang được sử sụng phổ biển.

>>> Độc giả thắc mắc: Bị nấm da đầu vào mùa mưa phải làm sao?

>>> Bệnh Nấm da đầu có lây không và phải làm cách nào để phòng bệnh?

Trước khi đi vào chi tiết về cách trị nấm da đầu, chúng tôi xin được nói qua về bệnh nấm da đầu, triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Việc hiểu rõ bệnh hỗ trợ rất nhiều trong điều trị tận gốc căn nguyên, tránh tái phát bệnh nhiều lần cũng như rút ngắn thời gian điều trị.

Nấm da đầu – Triệu chứng và nguyên nhân

PGS.TS Phạm Văn Hiển – Nguyên Viện trưởng Viện Da liễu Quốc Gia – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Da liễu Việt Nam cho biết, nấm da đầu là bệnh lý thường gặp.

Các nguyên nhân do vi khuẩn, vi nấm đặc biệt là hai vi nấm vi nấm Microsporum canis và Trichophyton tonsurans gây nên. Vi nấm kí sinh ở da đầu khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh.

Triệu chứng:

Triệu chứng bệnh nấm da đầu ở giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với gàu vì chỉ gây ngứa và có vảy trắng. Ở giai đoạn sau xuất hiện mụn đỏ và rụng tóc,nặng hơn nữa là viêm loét, gây rụng tóc nhiều, hói đầu vĩnh viễn.

Xem thêm các triệu chứng cụ thể qua từng giai đoạn của bệnh nấm da đầu và phân biệt các loại nấm da đầu ở bài viết >> Triệu chứng nấm da đầu.

Nguyên nhân:

Nấm da đầu thường gặp ở trẻ em, người lớn. Nấm da đầu rất dễ lây lan như đội chung mũ, vệ sinh kém, tiếp xúc với vật nuôi bị bệnh…

Hãy click vào link này để biết thêm những nguyên nhân khác ít ai ngờ là có thể gây bệnh nấm da đầu.

Các cách trị nấm da đầu hiện nay

Để có được kết quả điều trị tốt nhất bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác vi nấm gây bệnh nấm da đầu. Theo thông tin từ chuyên trang sức khỏe Healthline của Mỹ, ngoài việc bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng còn có 2 cách chẩn đoán, xác định chính xác hơn gồm:

  • Dùng ánh sáng đặc biệt: Loại ánh sáng này được gọi là Wood’s có thể xác định được dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm: Lấy bệnh phẩm từ da và tóc, sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm và soi dưới kính hiển vi để xác định loại vi nấm.

Sau khi đã xác định chính xác loại vi nấm, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn, hướng dẫn bệnh nhân theo toa tùy từng trường hợp, tình trạng khác nhau. Dưới đây là 4 cách điều trị, thuốc đặc trị phổ biến hiện nay:

1. Thuốc uống trị nấm da đầu

Thuốc uống kháng nấm đang được sử dụng nhiều nhất là thuốc griseofulvin (Grifulvin V, Gris-PEG) và terbinafine hydrochloride (Lamisil).

Theo Health line, đây là hai thuốc uống được dùng trong khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, cả hai đều có những tác dụng phụ phổ biến như tiêu chảy, buồn nôn. Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên dùng kèm với các thực phẩm giàu chất béo như bơ đậu phộng để có kết quả tốt hơn.

Một số tác dụng phụ khác của griseofulvin bao gồm:

  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Nôn
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Phát ban

Một số tác dụng phụ của terbinafine hydrochloride bao gồm:

  • Đau bụng
  • Phát ban
  • Ảnh hưởng đến vị giác, có thể làm thay đổi khẩu vị
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Trong một số ít trường hợp có ảnh hưởng đến gan

2. Thuốc bôi trị nấm da đầu

Các thuôi bôi kháng nấm tại chỗ thường dùng là: clotrimazol, ketoconazol, miconazol. Các hợp chất khác cũng thường được dùng là clophenestin, tolnaftat, undecenoic acid và kẽm undecenoat.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi: Nên vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương trước khi bôi. Bôi lượng tá dược vừa đủ theo đúng hướng dẫn, tránh lạm dụng hoặc bôi lên vùng da lành.

3. Dầu gội đặc trị nấm da đầu

Dầu gội đặc trị bệnh nấm có chứa hoạt tính chống nấm ketoconazole hoặc selenium sulfide giúp loại bỏ nấm và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Mỗi tuần có thể sử dụng 1-2 lần.

Dầu gội chỉ có tác dụng ngăn ngừa và trị nấm ngoài da, vì thế cần kết hợp với các thuốc uống.

4. Trị nấm da đầu tại nhà với 3 mẹo trị dân gian

Trong số các phương pháp trị nấm đến nay, các bài thuốc dân gian từ những thảo dược vẫn luôn được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả được chứng minh qua nhiều thế hệ. Các mẹo trị nấm da đầu dân gian được dùng phổ biến gồm:

  • Củ sả hỗ trợ điều trị nấm da đầu

Theo BS CKII Huỳnh Tấn Vũ (Giảng viên Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, trong y học cổ truyền, sả có vị cay, tính ấm được sử dụng phổ biến trong Đông y.

Còn theo y học hiện đại, sả có chứa tinh dầu citral có hoạt chất tương tự như myrcene như một loại kháng sinh kháng nấm mạnh vì thế có tác dụng với các bệnh lý về da nhất là da đầu và tóc. Với bệnh nấm da đầu, sả là một thảo dược được dùng để gội.

Cách thực hiện: Lấy lá sả đem rửa sạch đun sôi trong 10 phút cho ra tinh dầu rồi để nguội, sau đó đem gội đầu. Hoặc kết hợp với các loại lá có tinh dầu như lá bưởi, lá chanh, hương nhu, thực hiện cũng tương tự như trên, đem đun sôi trong 10-15 phút, để nguội và dùng gội đầu 2-3 lần/tuần.

  • Trị nấm da đầu bằng bồ kết

Theo GS.TS Dương Trọng Hiếu (Chuyên gia y học cổ truyền) cho biết, trong bồ kết có thành phần saponin giúp làm sạch rất tốt.

Cách dùng: Đem nướng quả bồ kết khô trên than đỏ rồi đun sôi với nước. Để nguội rồi gội đầu, xả lại với nước sạch nhiều lần.

  • Trị nấm da đầu bằng lá ổi non

Lá ổi có tác dụng kích thích sự tăng trưởng, củng cố thành phần nang tóc và chăm sóc tóc vì thế rất tốt trong việc tái tạo tóc ở vùng da bị thương tổn.

Chuẩn bị: 100g lá ổi xanh còn non tươi và 1 lít nước.

Thực hiện: Lá ổi đem rửa sạch. Cho lá ổi và nước vào nồi, đun cùng nước khoảng 20 phút rồi tắt bếp chờ nguội. Gội sạch bằng dầu gội dịu nhẹ rồi dùng khăn mềm lau khô. Sau đó, dùng hỗn hợp nước ổi vừa đun thấm lên da đầu, mát xa từ chân đến ngọn tóc trong 10 phút rồi để yên trong 1 giờ đồng hồ. Có thể bao tóc lại bằng khăn ấm.

Sau cùng rửa sạch tóc, da đầu bằng nước ấm, lau khô nhẹ nhàng. TUYỆT ĐỐI KHÔNG SẤY.

Dùng nước lá ổi 3 lần/tuần với người bị rụng tóc nhiều, 1 lần/ tuần với nước bị rụng tóc ít.

  • Trị nấm da đầu bằng muối

Trong muối biển có chứa thành phần hóa học mang tính kháng khuẩn cao và chứ nhiều khoáng chất tốt cho da như kẽm, vitamin A… vì thế đây là một nguyên liệu trị nấm da đầu hiệu quả.

Cách làm: Lấy 3 thìa muối biển pha với nước lạnh, sau khi gội đầu với dầu gội dịu nhẹ thông thường lấy hỗn hợp nước muối vừa pha gội lại lần nữa. Để ủ trong 30 phút sau đó gội lại bằng nước sạch.

Nên thực hiện 3-4 lần/tuần, liên tục trong 4 tuần rồi giảm số lần gội xuống 3-2 cho đến khi hết sạch nấm.

Hoặc có thể dùng nước muối đặc 4-5 thìa chấm lên da đầu để trong 30 phút rồi gội lại bằng nước sạch.

Ngoài ra, trị nấm da đầu bằng phương pháp tự nhiên còn phải kể đến các nguyên liệu như cỏ mần trầu, lá dâu tắm, cỏ ngũ sắc, vỏ bưởi…

Nguyên tắc điều trị nấm da đầu chung là tìm được căn nguyên thực sự, điều trị đúng phương pháp, điều trị triệt để. Nên dùng kết hợp thuốc điều trị và thuốc gội.

Xem video chuyên gia da liễu nói về bệnh nấm da đầu và cách trị nấm da đầu:

Đề phòng và điều trị nấm da đầu cần lưu ý:

Để để phòng bệnh nấm da đầu tấn công cũng như tránh tái phát người bệnh nên lưu ý 6 điều dưới đây:

  1. Gội đầu đều đặn, đúng cách để loại bỏ bã nhờn, vi khuẩn xuất hiện trên da đầu.
  2. Giữ vệ sinh mũ bảo hiểm, mũ che nắng, lược chải đầu…
  3. Từ bỏ thói quen xấu như để tóc chưa khô đi ngủ, ra đường khi tóc còn ướt hoặc để tóc tự khô sau khi dính mưa.
  4. Khi phát hiện bị nấm da đầu cần đi khám và điều trị kịp thời để tránh lây lan cho mọi người xung quanh.
  5. Tránh việc cắt, cạo các phần da đầu bị nấm.
  6. Khi các vết loét của nấm da đầu lành nên tiếp tục điều trị đến hết đợt thuốc để tránh bệnh quay lại.

Thực hiện đúng phác đồ, liều lượng theo cách điều trị nấm da đầu như đã kể trên kết hợp với phòng tránh, vệ sinh cá nhân sạch sẽ bệnh nhân sẽ sớm có kết quả điều trị cao nhất.

Đọc ngay: 5 cách trị nấm da đầu bằng phương pháp tự nhiên cho hiệu quả bất ngờ

Bình luận (1)

  1. Ngo van duc says: Trả lời

    Cám ơn bác sỹ.

    Tôi sẽ thử dùng các phương pháp trên hy vọng sẽ khỏi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo