Cách dùng 3 loại thuốc trị bệnh á sừng ở tay hiệu quả và an toàn nhất
Sử dụng thuốc trị á sừng ở tay không đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng. Vì vậy, để độc giả nắm rõ thông tin Cẩm nang bệnh da liễu xin giới thiệu một số loại thuốc đang được áp dụng để điều trị á sừng ở tay dưới đây.
Bạn nên đọc:
> Cách chữa bệnh á sừng Đông y với 3 bài thuốc quý
> 3 cách trị bệnh á sừng dân gian nhận được phản hồi tốt nhất
Á sừng ở tay có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa, viêm da dị ứng tiếp xúc, kích ứng nếu không được điều trị kịp thời dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát, sưng tấy. Trước khi áp dụng điều trị, bệnh nhân nên đến các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Hiện nay, phương pháp điều trị gồm dùng thuốc bạt sừng và tạo sừng, chất giữ ẩm và một số thuốc kháng viêm khi cần thiết.
1. Chất dưỡng ẩm, thuốc giữ ẩm
Á sừng là hiện tượng da khô, ngứa do hàng rào bảo vệ da bị suy yếu khiến da tổn thương do gãi, chà xát dẫn đến vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Do đo, chất dưỡng ẩm với tác dụng làm mềm da, giảm khô da từ đó giúp giảm ngứa, phục hồi hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây kích thích.
Một số ít chất dưỡng ẩm có thêm thành phần chống viêm như glycyrrhetinie acid, telmesteine, …giúp tăng hiệu quả điều trị đồng thời làm giảm tần suất sử dụng corticosteroid và an toàn cho trẻ em.
Duy trì dưỡng ẩm không chỉ có tác dụng điều trị mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát.
Chất dưỡng ẩm được bào chế dưới các dạng như sau: Dạng mỡ, dạng kem, dung dịch.
Với vùng da tay nên dùng dạng mỡ, dạng dầu, dạng kem. Một số sản phẩm dưỡng ẩm được khuyên dùng trong điều trị á sừng gồm:
- Vaseline
- Lacticare
- Lacticare HC
- Skincare U
- Cream ure 5 – 10%
Cách bôi kem dưỡng ẩm: Bôi trong vòng 3-5 phút sau khi tắm, rửa tay khi da còn ẩm ướt để có một lớp bảo vệ da. Ngày bôi 2-3 lần ở vùng da khô, á sừng và cả những vùng không có tổn thương. Có thể bôi bất cứ lúc nào thấy khô da.
Với người lớn nên dùng 500 – 600g, trẻ em dùng 250g. Đa số thuốc giữ ẩm đều an toàn, hiếm có tác dụng phụ.
2. Thuốc bạt sừng acid salicylic trị á sừng ở tay
Acid salicylic là một trong những thuốc điều trị các trường hợp bệnh da tróc vảy, á sừng với tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da. Đồng thời, thuốc còn giúp điều chỉnh sự bất thường của quá trình sừng hóa, sát khuẩn nhẹ, loại bỏ được trình trạng da tróc vảy, dày sừng.
Để đạt hiệu quả cao nhất và an toàn nhất khi dùng acid salicylic cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương ngày 1-3 lần.
- Thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi chỉ bôi một lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị và thoa nhẹ nhàng.
- Thuốc dạng gel cần làm ẩm vùng da cần điều trị ít nhất trong 5 phút để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
- Với thuốc dán cần rửa sạch, lau khô da trước khi dán.
- Chỉ dùng trong thời gian ngắn, không dùng nồng độ cao hay bôi lên vùng da bị viêm, nứt nẻ…
Tác dụng phụ: Dùng acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat với các biểu hiện như lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh…
3. Thuốc Corticosteroid
Không nên dùng Corticosteroid khi bệnh nhẹ, có thể kiểm soát bằng chất dưỡng ẩm vì một số tác dụng phụ khi dùng sai cách, dùng lâu dài có thể xảy ra. Corticosteroid chỉ dùng khi điều trị cần thiết và dùng trong thời gian ngắn thông thường từ 1-2 tuần. Cách bôi: Chỉ bôi lớp mỏng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Corticosteroid được bào chế dưới nhiều dạng với nhiều nồng độ khác nhau do đó người bệnh chỉ nên bôi thuốc mà bác sĩ kê riêng cho tình trạng của mình. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc dùng hoặc mượn thuốc của người khác bôi.
4. Một số thuốc khác
- Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn phụ cần dùng thuốc chống nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
- Thuốc histamin để chống ngứa theo đường uống.
- Thuốc điều hòa miễn dịch bôi tại chỗ như Tacrolimus, Pimeccromimus..
Tham khảo thêm
Xem video Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Đại học Y Dược TP.HCM) chia sẻ về Bệnh á sừng:
Lưu ý: Thuốc trị á sừng ở tay nói riêng và bất cứ loại thuốc nào đều dùng trên sự chỉ định của bác sĩ, trên tình trạng bệnh cụ thể sau khi đã chẩn đoán. Do đó, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!