Á sừng ở tay: Biểu hiện, nguyên nhân và cách trị bệnh
Theo thống kê sơ bộ của ngành da liễu Việt Nam có đến 20% dân số mắc bệnh á sừng, viêm da cơ địa. Đáng lo ngại là con số này ngày càng nhiều và để lại nhiều biến chứng do người bệnh thiếu kiến thức. Vì thế bài viết này sẽ cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh á sừng từ triệu chứng, nguyên nhân, cách trị đến cách phòng tránh.
Bạn nên đọc:
BS Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên Khoa Da liễu- ĐH Y Dược TP.HCM) giải thích về bệnh á sừng như sau: Lớp ngoài cùng của da bình thường là lớp sừng, tới lớp sừng này tế bào không còn nhân nữa như một mô chết có tác dụng che chở bên ngoài. Á sừng là hiện tượng tế bào sừng vẫn còn nhân, chưa được hình thành sừng.
Thực tế, bệnh á sừng có thể hiểu là bệnh chàm khô, trong đó bàn tay là thường gặp nhất.
Bệnh á sừng ở tay – những triệu chứng dễ nhận biết
Triệu chứng chung của bệnh á sừng gồm:
- Da khô
- Căng
- Nứt nẻ
- Bong tróc vảy và da liên tục
- Và ngứa.
Một số hình ảnh về bệnh á sừng ở đầu ngón tay và á sừng đầu ngón tay
Triệu chứng dễ nhận biết bệnh á sừng ở tay gồm có:
- Có những mảng da khô, bong vảy.
- Có những đường nứt.
- Trong một số trường hợp có nổi mụn nước sâu, khi mụn nước khô đi làm da bong lột dần.
Triệu chứng bệnh á sừng ở tay rất giống với triệu chứng một số bệnh khác như vảy nến, tổ đỉa…
Nguyên nhân gây á sừng ở á sừng bàn tay
Theo BS. Bạch Sương, tay là vùng da thường mắc các bệnh da liễu, trong đó có bệnh á sừng. Bởi:
- Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất
Tay là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn, hóa chất tẩy rửa hàng ngày. Do đó, đây cũng bệnh da liễu ở tay liên quan đến nghề nghiệp, đối tượng là các công nhân nhà máy hóa chất, sản xuất chất tẩy rửa, hộ lý.
- Di truyền, cơ địa dị ứng
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh á sừng được cho là do tố chất di truyền, cơ địa dị ứng hoặc do thiếu chất dinh dưỡng. Ví dụ, trong cùng một môi trường sống, trong cùng một điều kiện làm việc giống nhau nhưng có người mắc bệnh, có người lại không.
- Khí hậu
Ngoài ra, khí hậu cũng ảnh hưởng rất nhiều như việc ở trong môi trường lạnh, độ ẩm thấp.
Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine, á sừng ở tay còn liên quan đến một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như:
- Rửa tay quá nhiều với chất tẩy rửa mạnh làm da mất độ ẩm.
- Tắm hoặc ngâm tay với nước nóng cũng khiến da bị khô, nứt nẻ dần dần gây bệnh á sừng.
- Sấy tay khô với máy sấy quá nóng.
- Uống không đủ nước.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Cách trị bệnh á sừng ở tay
Trị á sừng ở tay bằng phương pháp Tây y
Theo trang sức khỏe HealthLine, nguyên tắc điều trị và chăm sóc bệnh tại nhà là dưỡng ẩm nhằm giảm các triệu chứng trên da. Thông thường những loại kem có thành phần bổ sung nước có hiệu quả giữ ẩm tốt hơn. Trong đó các loại kem có chứa các thành phần axit lactic, urê hoặc kết hợp cả hai thành phần được chứng minh có hiệu quả với bệnh á sừng. Trong trường hợp ngứa nhiều có thể bôi thuốc steroid tại chỗ như kem hydrocortisone1% để giảm ngứa.
Cụ thể, các loại thuốc được sử dụng trong điều trị á sừng ở tay gồm:
- Chất dưỡng ẩm, thuốc giữ ẩm chứa thành phần glycyrrhetinie acid, telmesteine, …
- Thuốc bạt sừng acid salicylic
- Thuốc Corticosteroid
- Thuốc histamin để chống ngứa…
Trị bệnh á sừng da tay bằng phương pháp Đông y
Bệnh nhân có thể sử dụng theo một trong 3 hoặc kết hợp 3 dạng thuốc dưới đây:
- Thuốc ngâm rửa
- Thuốc bôi ngoài dạng nước
- Dạng thuốc cao
Theo Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, bài thuốc trị á sừng dưới đây được dựa trên bài thuốc Trợ tạng bì của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gồm những vị thuốc sau:
- Thuốc ngâm gồm dược liệu trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô và mò trắng giúp sát khuẩn vết thương, làm mềm, hỗ trở thuốc bôi thẩm thấu hơn vào lớp biểu bì.
- Thuốc dạng nước gồm thành phần tinh chất nhân sâm, tinh chất nghệ, tầm bốp giúp làm lành tổn thương, đi sâu vào biểu bì và phòng tránh tái phát.
- Thuốc dạng cao gồm tang bạch bì, mật ong, bí đao…giúp tái tạo tế bào da, tăng cường sự đàn hồi của da.
Những trường hợp sau nhất định phải đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị
- Da rỉ dịch
- Các vùng da bong tróc ở diện rộng
- Phát ban
- Da không cải thiện trong vòng vài tuần
Trong những trường hợp này á sừng đã kèm nhiễm nấm hoặc bị nhiễm khuẩn, dị ứng.
Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh á sừng ở ngón tay, bàn tay bệnh nhân cần phải kết hợp tránh xa những căn nguyên có thể làm bệnh nặng hơn như dùng nước nóng ngâm rửa hoặc ở trong môi trường quá lạnh…
Xem video Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Đại học Y Dược TP.HCM) chia sẻ về Bệnh á sừng:
Những lưu ý phòng tránh để bệnh không tái phát
Việc trị bệnh á sừng ở tay cũng như các bệnh da liễu khác không thể thiếu các cách phòng tránh để tránh tái phát, ngay cả những người có nguy cơ cao bị bệnh á sừng ở tay cũng nên lưu ý những điểm sau:
- Luôn luôn phải giữ ẩm bằng cách dùng cách loại kem dưỡng ẩm, đặc biệt vào mùa đông để hạn chế tối đa tình trạng bong tróc, nứt nẻ.
- Luôn mang găng tay (không dùng găng tay cao su mà dùng găng tay bằng nhựa dẻo) khi rửa bát, giặt quần áo. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất tẩy rửa kể cả sữa tắm.
- Đeo găng tay bằng chất cotton mỗi khi đi ra ngoài vào mùa đông.
- Không được bóc vảy da, chọc vỡ các mụn nước, chà xát kỳ cọ quá mạnh.
- Chú ý giữ khô kẽ ngón tay.
- Tăng cường ăn rau quả tươi, đặc biệt là các loại rau củ quả tốt cho da chứa nhiều vitamin A,C,D,E.
- Uống nhiều nước.
Cách trị bệnh á sừng ở tay thường có thời gian điều trị lâu hơn những vùng da khác vì thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, vi khuẩn, vì thế, song song với việc dùng thuô’c, bệnh nhân bắt buộc phải tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc, kiêng khem kể trên.
Xem ngay: Cách dùng 3 loại thuốc trị bệnh á sừng ở tay hiệu quả và an toàn nhất
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!