Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh á sừng đúng cách

Với sự phát triển của y khoa, hiện có rất nhiều loại thuốc trị bệnh á sừng hiệu quả, tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này như thế nào để đạt được kết quả mong muốn, hãy đọc bài viết dưới đây.

Thông tin tham khảo:

Bệnh á sừng là một thuật ngữ để chỉ một nhóm bệnh ngoài da bao gồm: Da khô, nứt nẻ da, bong da tay, bong da chân, khô hay bong da ở gót chân.

Vùng da bị bệnh gây ngứa ngáy, nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Còn vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ ở chân càng nặng, dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu đặc biệt là ở gót chân. Bệnh không lây, không nguy hiểm, tuy nhiên, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân gây bệnh á sừng là do yếu tố di truyền trong gia đình hay do thiếu dinh dưỡng cân đối từ bé ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng. Người thường xuyên tiếp xúc nhiều với hóa chất, xà phòng… mà không dùng găng bảo vệ, sẽ khiến bệnh khởi phát và nặng hơn.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Thuốc dân tộc, á sừng nếu được điều trị và chăm sóc tốt sẽ dần ổn định. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm dùng thuốc Tây với các chế phẩm có steroid chứa để giảm viêm và chữa bằng Đông y với các dược liệu thiên nhiên. Cụ thể:

1. Chất giữ ẩm

Á sừng khởi phát từ việc da bị suy yếu hàng rào bảo vệ, làm tăng gia tăng mất nước dẫn đến khô, ngứa. Vì thế điều trị á sừng trước hết là bằng chất giữ ẩm để làm mềm da, giảm khô da, từ đó giảm ngứa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây kích thích.

Ngoài ra, một số chất dưỡng ẩm có tính chất chống viêm nhờ các thành phần như glycyrrhetinic acid, telmesteine, visit vinifera…giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian và tần suất sử dụng các thuốc chống viêm khác. Ngoài ra, dùng chất dưỡng ẩm duy trì còn ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc giữ ẩm được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau để đáp ứng điều trị từng vùng da khác nhau để phát huy hiệu quả cao nhất, cụ thể:

  • Dạng mỡ, dạng dầu (ointment): Dùng cho da khô, dày để thẩm thấu tốt hơn.
  • Dạng kem (cream): Thường sử dụng trong giai đoạn bán cấp (ít tiết dịch, ít phù nề).
  • Dạng dung dịch (lotion): Tốt cho vùng da đầu hoặc da mặt để giảm sự bít tắc lỗ chân lông. Và dùng để điều trị duy trì, phòng ngừa bệnh tái phát.

Những dạng kem dưỡng ẩm này một số loại được bôi trực tiếp vào da, một số khác có thể thay thể cho xà phòng hoặc thêm vào nước tắm.

Một số chất giữ ẩm được khuyên dùng trong điều trị á sừng gồm:

  • Physiogel
  • Cetaphil
  • Vitamin E…
  • Kem chứa vaselin, glyceryl, saccharid isomerate, lanolin, mineral oil…

Cách dùng:

  • Nên thử một lượng nhỏ chất dưỡng ẩm ở vùng da dưới cánh tay trước khi áo dụng vì một số người nhạy cảm với một trong các thành phần của sản phẩm.
  • Bôi dưỡng ẩm trong vòng 3-5 phút sau khi tắm, đây là lúc thích hợp nhất vì da còn ẩm ướt, khi bôi dưỡng ẩm sẽ tạo lớp bảo vệ giúp da bớt khô, bớt ngứa.
  • Một ngày có thể bôi từ 2-3 lần cả vùng tổn thương lẫn vùng da lành hoặc nhiều lần hơn tùy mức độ của bệnh.
  • Liều lượng: Với người lớn sử dụng 500-600g mỗi tuần, trẻ em 250g/tuần.

2. Acid salicylic

Đây là loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị các bệnh da tróc vảy, á sừng nhờ tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi.

  • Ở nồng độ thấp, thuốc giúp tạo hình lớp sừng, điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa.
  • Ở nồng độ cao (>1%) thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng.

– Cách dùng: Bôi thuốc tại chỗ trên d từ 1-3 lần/ngày.

  • Thuốc mỡ (thuốc nước, kem bôi): Bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị và xoa nhẹ.
  •  Dạng thuốc gel: Cần làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút để tăng tác dụng của thuốc.
  • Dạng nước gội, xà phòng tắm: Làm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, xoa đủ lượng nước gội hoặc xà phòng tắm để tạo bọt, cọ kỹ trong 2-3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Lưu ý: Khi bôi quá nhiều thuốc có thể gây hoại tử. Không bôi thuốc vào miệng, mắt, niêm mạc, nếu dính thuốc phải rửa ngay với nước.

3. Corticosteroid bôi tại chỗ

Loại thuốc này được dùng để điều trị khi cần thiết và thường được dùng trong thời gian ngắn từ 1-2 tuần. Và chỉ bôi một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Không bôi Corticosteroid tùy ý, chỉ bôi loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho mình vì thuốc có nhiều nồng độ tương ứng với tình trạng bệnh cụ thể.

4. Bài thuốc Nam 100% lành tính Thanh bì Dưỡng can thang – Xóa tan nỗi lo về tác dụng phụ

Khi Tây y đem lại hiệu quả nhanh nhưng không lâu dài, Đông y trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân trong điều trị á sừng. Trong số đó, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam lành tính 100%, được nghiên cứu và Ứng dụng bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc nhận được sự phản hồi tích cực từ người bệnh. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]

Với nguồn gốc đặc biệt, công thức hoàn chỉnh chuyên sâu, Thanh bì Dưỡng can thang và phác đồ xử lý á sừng của Trung tâm Thuốc dân tộc được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày của VTV2. Theo đó, trong số phát sóng ngày 16/11/2019, chương trình nhận định Thanh bì Dưỡng can thang là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị á sừng, viêm da tự miễn. Quý khán giả có thể theo dõi toàn bộ chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc xem qua video bên dưới:

Về thành phần và công dụng của bài thuốc bao gồm 3 dạng như sau:

  • Bài thuốc uống – Dược liệu gồm: Tang bạch bì, bồ công anh, kim ngân hoa,…

Tác dụng: Giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan, thận để giúp đào thải độc tố.

  • Bài thuốc bôi ngoài – Dược liệu gồm: Tang bạch bì, mật ong, thiên mã hồ, bí đao…

Tác dụng: Làm mềm da, ngăn chặn tình trạng lây lan, thúc đẩy quá trình tái tạo da, nuôi dưỡng, đồng thời phục hồi tổn thương da.

  • Bài thuốc ngâm rửa – Dược liệu gồm: Ích nhĩ tử, trầu không, ô liên rô, mò trắng…

Tác dụng: Sát khuẩn, loại tỏ tế bào da bệnh, giúp thuốc bôi thẩm thấu tốt hơn.

>>> XEM NGAY: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc BÍ TRUYỀN chữa á sừng giúp nhiều người LÀNH BỆNH

Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả

Đặc biệt, bài thuốc kết tinh 30 dược liệu theo TỶ LỆ VÀNG, 100% vị thuốc chuẩn sạch GACP-WHO. Trong đó, 80% dược liệu được cung cấp bởi Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm – đơn vị trực thuộc Trung tâm Thuốc dân tộc. 20% còn lại được thu mua từ đồng bào bản địa hoặc nhập khẩu chính ngạch nên an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng.

Thanh bì Dưỡng can thang với 3 bài thuốc nhỏ kể trên có tác dụng toàn diện “trong uống, ngoài bôi” vì thế sẽ giúp da phục hồi tổn thương tốt hơn. Tuy nhiên, thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng, thái độ dùng thuốc của bệnh nhân thường sẽ dao động trong khoảng từ 2 – 5 tháng.

Trong đó có trường hợp của bác Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh sau liệu trình đầu tiên.

Bác chia sẻ: “Thực tình khi chuyển sang chữa Đông y, tôi đã xác định là cũng phải vài ba tháng mới thấy hiệu quả chứ không tác dụng ngay như Tây y được. Nhưng rất bất ngờ chỉ sau liệu trình đầu tôi đã thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Với tình hình này tôi rất có niềm tin rằng mình có thể khỏi được căn bệnh á sừng khi kiên trì điều trị hết liệu trình mà bác sĩ chỉ định”. 

>>> XEM CHI TIẾT: LÀNH BỆNH á sừng dai dẳng nhiều năm nhờ BÀI THUỐC QUÝ của Trung tâm Thuốc dân tộc

Bác Nguyễn Thế Tình lành bệnh nhờ bài thuốc
Bác Nguyễn Thế Tình lành bệnh nhờ bài thuốc

Trong quá trình điều trị, các bác sĩ khuyến cáo nên dùng thuốc đúng liệu trình, tránh bỏ dở giữa chừng để đạt được hiệu quả tối đa của bài thuốc. Hơn vậy, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc sẽ luôn có đội ngũ nhân viên theo sát quá trình điều trị của bệnh nhân, cùng bệnh nhân thoát khỏi bệnh á sừng đầy phiền toái.

Để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tư vấn hướng điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh nhân nên đến trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc các địa chỉ dưới đây để được thăm khám tận tình nhất:

Lưu ý: Các phương pháp trị vảy nến nói trên mang lại hiệu quả nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh! 

Thông tin tham khảo:

messenger
zalo