Bệnh á sừng có lây không? Bệnh á sừng có trị được không?

Bệnh á sừng có lây không? Bệnh á sừng có trị được không? sẽ có lời giải đáp ở bài viết dưới đây.

>> Mẹo dân gian trị á sừng bằng lá lốt hiệu quả bất ngờ

>> 3 Cách trị bệnh á sừng dân gian nhận được phản hồi tốt nhất

>> Mẹo dân gian trị bệnh á sừng bằng lá trầu không

Tôi vừa sinh em bé được gần 1 năm, thời gian gần đây da tay tôi bong tróc nhiều, khô và nứt nẻ rất khó chịu. Tôi tìm hiểu và được biết đây là dấu hiệu bệnh á sừng, tôi rất băn khoăn không biết bệnh á sừng có lây không và bệnh á sừng có trị khỏi được không? vì tôi rất sợ lây cho em bé!

Xin cảm ơn!

Chị Thu Phượng (27 tuổi, Hà Nội)

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh sau khi sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Những dấu hiệu chị mô tả rất giống biểu hiện của bệnh, tuy nhiên, chị cũng nên đi khám da liễu để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh vì dấu hiệu của bệnh á sừng rất giống với các bệnh da liễu khác. Riêng về bệnh và câu hỏi á sừng có lây không, bệnh có trị được không của chị Phượng, chuyên gia của Cẩm nang bệnh da liễu xin được trả lời như sau:

Bệnh á sừng có lây không?

Theo BS Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên Bộ môn Da liễu Trường ĐH Y khoa TP.HCM), á sừng là bệnh không lây. Do bệnh á sừng không phải bệnh truyền nhiễm nên không có tính lây lan từ người bệnh sang người không có bệnh qua đường tiếp xúc.

Bởi nguyên nhân gây bệnh á sừng không phải do vi khuẩn nên không bị lây giống như những bệnh da liễu khác như bệnh nấm da, chốc lở, ghẻ,… Hiện nguyên nhân gây bệnh á sừng chưa được xác định nhưng có 3 nguyên nhân mà các nhà khoa học nghi ngờ ngoài di truyền, còn có thể do cơ địa của người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc do chế độ thiếu dinh dưỡng từ bé.

Mặc dù bệnh không lây qua đường tiếp xúc, nhưng đây là bệnh có yếu tố gia đình, vì thế, vì thế con cái có thể thừa hưởng gen mặc bệnh của bố, mẹ.

Trong một số trường hợp người bệnh lại có nguy cơ bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn tại các vùng tổn thương vì thế bạn vẫn phải điều trị sớm tránh viêm nhiễm.

Bệnh á sừng có trị được không?

Á sừng hoàn toàn có thể trị khỏi hoàn toàn nếu bạn tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đồng thời thực hiện đúng những nguyên tắc dưới đây:

  • Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng cách và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, vitamin A, D, E.
  • Tránh mệt mỏi, căng thẳng.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất kể cả mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da có thành phần hóa học.
  • Tránh gãi ngứa làm da bong tróc, viêm nhiễm.
  • Vào mùa đông, bệnh có xu hướng nặng, khô và nứt nẻ nhiều nên cần chú ý mặc ấm, đeo găng tay và tất chân khi trời lạnh.
  • Luôn luôn phải làm mềm da, tăng cường độ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng thảo dược hoặc dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ôliu…

Trị á sừng bằng cách nào?

1. Cách trị bệnh á sừng bằng phương pháp Tây y

Một số loại thuốc Tây y được áp dụng điều trị bệnh á sừng điển hình như thuốc bôi ngoài da Axit Salycilic, hoạt chất Corticoid gentrinone, coriticoid fuciort,… kết hợp một số loại thuốc khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra có thể kết hợp bôi kem dưỡng ẩm để hạn chế quá trình khô da.

Khi bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể phải uống thêm một số loại thuốc uống trị viêm nhiễm như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…Ngoài ra, bệnh nahan cần uống thêm một số loại thuốc tốt cho da như bepanthen, l-systine, silica và các loại vitamin A, C, E… Bệnh nhân lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Xem ngay: 2 Bước trong điều trị á sừng nhất định phải tuân th

Cách chữa bệnh á sừng bằng thuốc Tây y tuy đem lại hiệu quả trị bệnh nhanh chóng nhưng đa số các loại thuốc đều có tác dụng phụ không tốt cho cơ thể nếu sử dụng trong thời gian dài.

2. Cách trị bệnh á sừng bằng phương pháp Đông y

Với sự phát triển của nền y học cổ truyền, hiện có rất nhiều bài thuốc Đông y chữa á sừng hiệu quả dưới dạng uống, cao bôi ngoài da và thuốc ngâm rửa.

Khác với phương pháp đến từ Tây y, các bài thuốc Đông y thường được đánh giá cao là lành tính và hiệu quả cao, có thể sử dụng được với các đối tượng nhạy cảm như trẻ em và phụ nữ cho con bú. Một trong số những bài thuốc có vừa có tác dụng điều trị á sừng vừa đảm bảo độ an toàn, lành tính, không tác dụng phụ là Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên, đem lại hiệu quả chữa á sừng dứt điểm

Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên, đem lại hiệu quả chữa á sừng dứt điểm

>> Xem thêm: Thành phần và công dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trong điều trị á sừng!

Bài thuốc này cũng có sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 chế phẩm: thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong. Khi kết hợp với nhau, 3 chế phẩm “trong uống ngoài bôi” này sẽ phát huy tối đa tác động kép, giúp đẩy hết độc tố tồn đọng trong cơ thể ra ngoài, đồng thời chữa lành các tổn thương ngoài da.

Một trong những yếu tố khiến Thanh bì Dưỡng can thang trở thành bài thuốc được đông đảo người bệnh á sừng lựa chọn là bởi bài thuốc được phát triển bởi đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Đông y. Đồng thời thành phần nguyên liệu từ 100% thảo dược sạch đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO.

Trải qua cuộc kiểm nghiệm lâm sàng đối với 100 bệnh nhân, Thanh bì Dưỡng can thang được ghi nhận có tác dụng chữa lành bệnh á sừng hoàn toàn cho 83% người bệnh trong vòng 2 tháng. Đây là một kết quả khả quan và có đóng góp quan trọng với nền YHCT nước nhà.

Xem video Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Đại học Y Dược TP.HCM) chia sẻ về Bệnh á sừng:

Hy vọng những giải đáp trên đã giải tỏa được thắc mắc bệnh á sừng có lây không? bệnh á sừng có trị được không? của nhiều người. Bệnh nhân bị á sừng nên kết hợp đồng thời giữa cách điều trị và chăm sóc da đúng cách mới hy vọng trị bệnh nhanh và không tái phát.

Minh Thúy (tổng hợp)

ĐỪNG BỎ LỠ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo