2 cách điều trị á sừng ở tay và những lưu ý để bệnh nhanh khỏi nhất
Việc chữa á sừng ở tay gây khó khăn hơn vì đây là bộ phận thường phải tiếp xúc với các dị nguyên. Vậy điều trị á sừng ở tay hiện nay có những phương pháp nào, hiệu quả đầy lùi các triệu chứng bệnh và có gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Trong bài viết này camnangbenhdalieu.com sẽ chia sẻ với người bệnh về 2 cách điều trị á sừng ở tay hiệu quả, an toàn.
>> Cách chữa bệnh á sừng cơ địa từ bằng thuốc dân gian hiệu quả
>> Chữa bệnh á sừng bằng đông y với 2 phải thuốc hiệu quả từ thảo dược
Á sừng tay xảy ra ở cả lòng bàn tay và ngón tay. Tại các vùng da bệnh sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc, khô ráp, lớp sừng bong để lộ phần da hồng, lâu dần sẽ trở nên sần sùi, lỗ chỗ.
Biểu hiện bệnh á sừng đầu ngón tay cũng tương tự như lòng bàn tay, các lớp sừng sẽ bong ra để lộ phần da non nên những bệnh nhân bị bệnh á sừng ngón tay thường mất dấu vân tay gây rất nhiều bất tiện trong công việc và cuộc sống. 10 đầu ngón tay có thể bị nứt toác gây chảy máu, chạm vào các vật dụng rất đau.
Ở những vùng da bị bệnh sẽ khiến bệnh nhân bị ngứa, có thể bị nổi mụn nước. Vào mùa đông tình trạng nứt nể càng nặng hơn gây chảy máu, khô ráp nặng hơn.
Mức độ nặng hoặc nhẹ tùy vào diện tích của vùng da bệnh từ đó có cách điều trị riêng cho từng vùng da. Hiện nay có hai phương pháp điều trị á sừng ở tay như sau:
1. Trị á sừng ở tay bằng phương pháp Tây y
PGS. TS. Trần Lan Anh (Đại học Y Hà Nội) cho biết, phương pháp điều trị Tây y đang được áp dụng là bôi thuốc chống bạt sừng và tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval…Với những vùng da bị bệnh cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay. Trong trường hợp bị bệnh nặng có thể phải dùng đến corticoid, kháng sinh histamin.
Nếu vùng da bệnh bị nhiễm nhấm sẽ phải dùng đến thuốc chống nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
Hàng ngày sau khi rửa tay cần phải bôi ngay thuốc giữ ẩm lacticare, lacticare HC, skincare U hoặc cream ure 5 – 10%, vaserlin. Bôi liên tục nhiều lần trong ngay khi thấy da khô.
Thuốc chữa bệnh á sừng ở tay dạng uống: Bệnh nhân có thể phải uống kháng sinh khi có nhiễm khuẩn hoặc uống kháng histamin để chống ngứa gãi. Và một số loại thuốc tốt cho da như bepanthen, l-systine, silica và các loại vitamin A, C, E… theo chỉ định của thầy thuốc.
Lưu ý: Thuốc tây trị á sừng nói riêng và thuốc trị bệnh da liễu nói chung có nhiều tác dụng phụ vì thế cần được sử chỉ định của bác sĩ đúng liều lượng, tình trang bệnh. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
2. Chữa bệnh á sừng ở tay bằng Đông y
Bệnh á sừng là một bệnh mạn tính vì thế bệnh nhân không thể dùng thuốc tây trong thời gian dài, vì thế, chữa bằng đông y là một lựa chọn tốt cho người bệnh.
Các bài thuốc Đông y dựa trên nền tảng y học cổ truyền chữa bệnh ngòai da với cơ chế điều trị căn nguyên của bệnh, giúp đào thải độc tố trong cơ thể. Ưu điểm là không tác dụng phụ, an toàn và dùng được cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian điều trị kéo dài từ 2-3 tháng mới có tác dụng.
Thuốc Đông y trị bệnh á sừng được bào chế dưới 3 dạng gồm: thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài và thuốc uống với các thành phần như sau:
– Thuốc ngâm rửa gồm ích nhĩ tử nhằm giúp sát khuẩn vùng tổn thương, làm mềm da, giúp thẩm thấu vào tận lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương.
– Thuốc bôi ngoài gồm: mật ong, thiên mã hồ, tang bạch bì,…làm mềm da, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường độ đàn hồi của da.
– Thuốc uống gồm kim ngân hoa, bồ công anh và các dược liệu quý khác giúp giải độc, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan.
Một số lưu ý để á sừng ở tay không tiến triển nặng hơn
- Tránh bóc vảy da, chà xát quá mạnh làm trầy xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên lớp sừng còn kém sức đề kháng.
- Không ngâm tay quá nhiều, giữ khô các kẽ bằng khăm mềm.
- Cần đeo găng tay khi chế biến thức ăn, tiếp xúc với gia vị ớt, muối, hoặc giặt giũ, tẩy rửa…
- Không ngâm tay với nước muối vì nồng độ muối không đạt chuẩn có thể gây hút nước trong tế bào làm da khô, nứt rộng và sâu hơn.
- Thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel.
- Hạn chế dùng xà phòng có nồng độ tẩy cao.
- Không dùng găng tay cao su, thay vào đó nên dùng găng latex.
- Vào mùa đông nên đi găng tay sớm hơn để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay khỏi tác hại của thời tiết đột ngột.
- Tăng cường ăn rau, quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng.
- Duy trì thuốc giữ ẩm thường xuyên để nhanh phục hồi.
Xem video Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Đại học Y Dược TP.HCM) chia sẻ về Bệnh á sừng:
Trong quá trình điều trị á sừng ở tay dù ở giai đoạn nào thì việc chăm cóc da đúng cách và sử dụng chất dưỡng ẩm rất quan trọng. Vì vậy, bệnh nhân cần tiến hành song song giữa việc dùng thuốc và chăm sóc da, đặc biệt là sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm có thêm tính kháng viêm.
Có thể bạn cần: Hướng dẫn sử dụng 3 loại thuốc chữa á sừng ở tay cho hiệu quả an toàn, tốt nhất
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!