Bệnh á sừng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh á sừng không gây nguy hại đến sức khỏe nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do những bất tiện trong sinh hoạt mà bệnh gây ra. Để điều trị á sừng không quá khó, tuy nhiên để hiệu quả nhất cần hiểu rõ về bệnh.
>> 7 Nguyên nhân gây bệnh á sừng ai cũng phải thắc mắc
>> Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh á sừng đúng cách
Bệnh á sừng là gì?
Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên Khoa Da liễu – Đại học Y dược TP.HCM) cho biết, á sừng là danh từ để chỉ các bệnh khô da, nứt da, bong da tiến triển dai dẳng. Hiện nay, thuật ngữ này không dùng để chẩn đoán bệnh mà được dùng để chỉ các biểu hiện của viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng…
Triệu chứng bệnh á sừng
Á sừng xảy ra ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, tuy nhiên, biểu hiện rõ nhất là ở các đầu ngón tay, chân và gót chân. Tổn thương bắt đầu từ nên da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân, ranh giới không rõ ràng.
Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa, nổi mụn nước, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến móng, xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông khi độ ẩm không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng hơn, phần da bệnh dễ bị nứt toác, rớm máu, đau đớn.
Khi tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa sẽ khiến thương tổn nặng hơn, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm phối hợp. Bệnh có thể chỉ gặp ở bàn tay, bàn chân nhưng cũng có biểu hiện cùng lúc ở cả hai nơi.
Biểu hiện á sừng ở một số vị trí á sừng thường gặp:
Một số hình ảnh á sừng da đầu
– Bệnh á sừng da đầu: Biểu hiện dễ nhận biết là da dầu xuất hiện lớp vảy trắng, liên kết với nhau thành từng mảng ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn muộn hơn mảng vảy có màu hồng đỏ, đun lên thành nhiều lớp, lộ lớp sừng non.
Hình ảnh á sừng ở tay
– Á sừng ở tay: Các biểu hiện rõ nhất ở các đầu ngón tay với hiện tượng da khô, đỏ, nứt nẻ, bong da, một số trường hợp nổi mụn nước sâu, sau khi mụn nước vỡ da bắt đầu khô, bong tróc dần, phần móng tay bị ảnh hưởng phần nào.
Hình ảnh á sừng ở chân
– Bệnh á sừng ở chân: Tương tự như biểu hiện ở tay, ở chân đặc biệt là 1/3 mặt trước của bàn chân bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vào mùa đông các biểu hiện da khô, nứt nẻ nặng hơn dẫn đến hiện tượng da nứt toác, rớm máu, đau đớn đặc biệt ở gót chân.
Nguyên nhân bị á sừng
Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến á sừng vẫn chưa được xác định rõ ràng, khác với những bệnh da liễu khác, á sừng không liên quan nhiều đến vệ sinh cá nhân. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra các yếu tố được xem là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát hoặc nặng hơn gồm có:
– Yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng
Với các trường hợp á sừng do viêm da cơ địa được chứng minh là do yếu tố di truyền, theo đó, trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc các bệnh về dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa…) con cái có tỷ lệ mắc bệnh là 60%. Và thực tế cho thấy, cùng trong một điều kiện sống nhưng có người bị bệnh, có người lại không bị bệnh.
– Yếu tố thúc đẩy bệnh khởi phát hoặc nặng hơn
Có rất nhiều yếu tố trong sinh hoạt và điều kiện làm việc dẫn đến á sừng bị bùng phát và nặng hơn, có thể kể đến như:
- Tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, nước bẩn, khói thuốc, đất…
- Các đối tượng dễ mắc bệnh gồm công nhân, thợ làm đầu, nhân viên y tế và các bà nội trợ.
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, độ ẩm thấp.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitmin A, C, D, E…làm ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Bệnh á sừng và cách chữa
Á sừng nếu được điều trị, chăm sóc tốt sẽ thấy rõ sự cải thiện, dần ổn định, dưới đây là một số phương pháp chữa á sừng đang được áp dụng hiện nay.
Chữa á sừng bằng tây y
Điều trị á sừng bằng tây y cần đảo bảo 2 nguyên tắc, một là giữ ẩm, hai là dùng các thuốc bạt sừng, chế phẩm có steroid. Cụ thể, một số loại thuốc chữa bệnh á sừng và chế phẩm giữ ẩm sau được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng như sau:
Bệnh nhân cần bôi thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
– Thuốc giữ ẩm: Thuốc giữ ẩm lacticare, Lacticare HC, Skincare U, Cream ure 5 – 10%, Vaserlin…
– Thuốc bạt sừng Acid salycilic.
– Thuốc kháng viêm Corticosteroid.
– Thuốc điều hòa miễn dịch bôi tại chỗ Tacrolimus, Pimecrolimus…
– Thuốc kháng histamine uống chống ngứa.
– Thuốc kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
# Ưu điểm: Thuốc có tác dụng nhanh, tiện lợi.
# Nhược điểm: Cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ, dễ gây tác dụng phụ nếu sai nồng độ, thời gian.
Chữa á sừng bằng đông y
Nguyên tắc trị á sừng trong y học cổ truyền là “trong uống, ngoài bôi” với mục đích tác động từ bên ngoài, củng cố lớp sừng và thuốc uống trong giúp cơ thể đào thải độc tố. Bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc “Thanh bì dưỡng can thang” của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc trị á sừng sau:
– Thuốc ngâm rửa với các dược liệu: Lá trầu không, ích nhĩ tử, dâu tằm, ô liên rô…giúp làm mềm vùng da bị tổn thương, giảm nhanh các triệu chứng ngứa, giảm tình trạng nứt nẻ, lây lan vết thương.
– Thuốc bôi ngoài có sự kết hợp của các dược liệu: tang bạch bì, bồ công anh, thiên mã hồ… cho tác động tái tạo vùng da bị tổn thương do á sừng gây ra, đem lại làn da khoẻ mạnh như khi chưa bị bệnh.
– Thuốc uống trong với các dược liệu: Kim ngân hoa, tang bạch bì, bồ công anh,… có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tăng cường khả năng thải độc gan.
Thanh bì Dưỡng can thang là sản phẩm được kết tinh từ hơn 100 bài thuốc dân tộc đặc trị bệnh chàm
#Ưu điểm: Sơ với các bài thuốc khác trên thị trường, Thanh bì Dưỡng can thang được đánh giá cao hơn cả bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Có thể kể tới một số ưu điểm điển hình dưới đây:
– Được bào chế bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – đơn vị chăm sóc sức khoẻ cộng đồng bằng Đông y số 1 Việt Nam.
– Phát triển bởi đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT.
– 100% thành phần từ thảo dược thiên nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
– Hiệu quả điều trị cao sau 2 – 3 liệu trình, không gây tác dụng phụ, hạn chế tái phát.
– Phù hợp với đa dạng đối tượng, có thể sử dụng cho cả trẻ em và phụ nữ cho con bú.
#Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài thường từ 2 – 3 tháng. Tốn nhiều thời gian để sắc thuốc.
Cách chữa bệnh á sừng dân gian
Khi y học chưa phát triển, hầu hết người dân đều dùng các loại nguyên liệu chủ yếu là cây cỏ xung quanh để tự điều trị và nhiều bài thuốc được truyền lại đến nay. Một số người bệnh vẫn tin tưởng dùng để điều trị, theo tìm hiểu chúng tôi thấy có những cách trị á sừng được như sau: Chữa á sừng bằng lá lốt, chữa á sừng bằng cây vòi voi, chữa á sừng bằng lá trầu không, ….Cách thực hiện chủ yếu là các bài thuốc ngâm, đắp ngoài da với mục đích kháng viêm, kháng khuẩn và dưỡng ẩm.
# Ưu điểm: Các bài thuốc từ những cây cỏ thiên nhiên đa phần lành tính, dễ kiếm, có thể có tác dụng với trường hợp nhẹ hoặc hợp cơ địa.
# Nhược điểm: Những phương pháp này chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh có hiệu quả thực sự, vì thế nguy cơ rủi ro cao như nhiễm trùng. Những trường hợp nặng hầu như không có tác dụng.
Cách phòng tránh bệnh á sừng
Nếu không tránh được cấc yếu tố nguy cơ bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, do đó bệnh nhân cần lưu ý các biện pháp hạn chế sự khởi phát. như:
– Tuyệt đối không chà xát, kỳ cọ vùg da bị tổn thương vì như vậy sẽ khiến lớp sừng bị ảnh hưởng dẫn đến quá trình bong da diễn ra mạnh mẽ hơn.
– Không tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng, xăng, dầu…bằng cách đeo găng tay bảo vệ. Tốt nhất nên dùng găng tay bằng nhựa dẻo thay cho găng cao su, tuy nhiên, nên lưu ý không đeo găng trong thời gian dài.
– Luôn luôn giữ ẩm cho da, đặc biệt là vào mùa hanh khô.
– Cắt ngắn móng tay, móng chân, giữ vệ sinh sạch sẽ.
– Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, thịt gà…
– Tăng cường rau quả tươi, đặc biệt là bổ sung vitamin C, E tự nhiên từ giá đỗ, cà chua, đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cà rốt…
Hy vọng những thông tin trên đã giúp độc giả hiểu á sừng là gì và các cách điều trị á sừng đang được áp dụng hiện nay. Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị, tránh việc tự ý dùng thuốc.
Có thể bạn cần: 2 Bước trong điều trị bệnh á sừng nhất định phải tuân thủ
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!