Rét đậm, rét hại hãy cẩn thận với mề đay, viêm da tiếp xúc, chàm!
Hà Nội đang vào đợt rét đậm sẽ khiến các bệnh dị ứng da như mề đay, viêm da tiếp xúc và chàm trầm trọng hơn nhưng chỉ cần thực đúng hướng dẫn dưới đây, bạn đã hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh.
Bạn nên đọc:
>> Top 7 chất gây kích ứng da ở trẻ em mẹ nên biết phòng tránh
>> Cảnh báo các nguyên nhân gây ra 4 bệnh viêm da phổ biến hiện nay
Vì sao chàm, viêm da tiếp xúc, mề đay lại nặng hơn khi trở lạnh?
Nguyên nhân chính là do nhiệt độ, độ ẩm xuống thấp khiến da mất nước, các dưỡng chất bảo vệ da, bã mồ hôi giảm dẫn đến tính trạng khô, nứt nẻ. Việc này khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu do đó các bệnh dị ứng da sẽ được dịp “hoành hành”.
Trong số các bệnh da thường gặp vào mùa đông thì các bệnh viêm da cơ địa, á sừng, một số bệnh da có vảy khác sẽ bị tấm công đầu tiên, tiếp theo đó là bệnh mề đay.
Biến chứng nguy hiểm khi da không được bảo vệ vào mùa lạnh
Như đã nói ở trên, hầu hết các bệnh da dị ứng sẽ nặng hơn về mùa lạnh đặc biệt là những ngày rét đậm, rét hại như bây giờ. Cụ thể:
– Bệnh vảy cá: Thông thường bệnh vảy cá chỉ có da khô, nứt nẻ và có vảy ở hai chân, trên da có vảy nhỏ trông như bột, dính chặt. Nhưng vào mùa đông, mức độ sẽ nặng hơn bao gồm các vị trí khác như mặt duỗi tứ chi, than, lưng. Tại các vị trí này, xuất hiện đa giác, đường kính 0,5 – 1cm màu nâu vàng, nhẹ hoặc trắng đục, dính chặt lấy nhau. Không chỉ vậy, bệnh còn kèm theo các biểu hiện khác như chàm, mề đay và hen suyễn.
Hình ảnh bệnh nhân bị viêm da cơ địa nặng khám tại Bệnh viện da liễu Trung ương.
– Chàm khô: Biểu hiện sẽ bao gồm da khô, lòng bàn tay, bàn chân thô ráp, có biểu hiện kim chích, bong tróc da, nứt nẻ, rớm máu. Vào mùa đông, các mức độ sẽ trầm trọng hơn, bệnh nhân đi đứng khó khăn, mỗi lần vận động da nứt nẻ, chảy máu nhiều.
– Mề đay do lạnh: Mề đay khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh sẽ gây tình trạng ngứa, sưng, phát ban. Bệnh tưởng chừng như đơn gian nhưng nếu không có sự chuẩn bị phòng tránh, bệnh sẽ trở nặng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, thậm chí gây phù thanh quản và có thể tử vong.
Làm thế nào để khắc phục các bệnh da mùa lạnh kích phát?
Để hạn chế những đợt kích phát của các bệnh da trên, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây:
– Không nên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng, dầu gội. Khi bắt buộc phải tiếp xúc thì nên đeo găng tay bảo vệ.
– Dùng các sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho da nhạy cảm, tuyệt đối không tự ý mua mỹ phẩm chăm sóc da vì nếu không phù hợp sẽ gây tác dụng phụ như dị ứng mỹ phẩm.
– Nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.
– Khi da khô, người bệnh thường có xu hướng gãi nhiều – đây là sai lầm nghiêm trọng khiến bề mặt viêm da lan rộng. Từ đó, gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn thận do bội nhiễm.
– Khi bị viêm da tiếp xúc cần lọai bỏ những vật dụng đặc biệt là áo len, chăn đệm bằng len thay thế bằng những chất liệu cotton.
– Hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ xuống thấp. Nếu ra ngoài cần phải đeo găng tay, mặc ấm.
– Rất nhiều người có thói quen tắm nước nóng vào mùa đông nhưng điều này khiến da mất nước nhiều do đó, chỉ cần tắm bằng nước ấm và tắm nhanh. Sau khi tắm nên thoa kem dưỡng ẩm ngay để khóa ẩm, bảo vệ da.
– Không nên mặc quần áo bằng loại vải dễ gây dị ứng như len và quá chật vì sẽ gây ra tình trạng cọ xát, kích ứng tại chỗ.
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!