Cảnh giác với viêm da, lở loét do tiếp xúc với kiến ba khoang

Mùa hè là thời điểm nhiều loại côn trùng phát triển mạnh gây hại cho cây cối và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có rất nhiều các bệnh lý về da trong mùa hè đều có nguyên nhân do côn trùng gây ra, một trong số những bệnh đó phải kể đến là viêm da dị ứng do kiến ba khoang. Vậy triệu chứng của bệnh và cách điều trị như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho người đọc.

>> Cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm, lở loét, viêm da tiếp xúc do dị ứng

>> Viêm da dị ứng ở mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tìm hiểu về kiến ba khoang

Kiến ba khoang là côn trùng có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae, bộ cánh cứng. Tên dân gian thường gọi là kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít,…

Đặc điểm của kiến ba khoang có thân mình thon dài như hạt thóc, chiều dài khoảng 1 – 1,2cm, chiều ngang là khoảng 2 – 3 mm. Thân có màu vàng đỏ và đen, chia thành các khúc.

Kiến ba khoang là loại côn trùng thường gặp trong mùa hè

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị viêm da dị ứng và viêm da tự miên nói chung. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc.

Kiến ba khoang là loại côn trùng thường gặp trong mùa hè

Kiến ba khoang sinh sản và phát triển mạnh và thời điểm mùa hè, mùa mưa lũ, đặc biệt sau những ngày mưa ngập ở ngoài ruộng, ao hồ sẽ có rất nhiều loài côn trùng này. Khi trời tối, trong nhà bật điện, kiến sẽ theo ánh sáng bay vào nhà, đậu và người. Nếu dùng tay đập, giết kiến ba khoang sẽ bị dính chất Pederin khiến da bị phồng rộp, viêm nhiễm.

Lở loét, viêm da dị ứng do kiến ba khoang

Viêm da dị ứng do kiến ba khoang đốt là tình trạng bệnh thường gặp vào mùa hè, thời điểm loại kiến này sinh sôi, phát triển mạnh nhất. Do cơ thể loài kiến này có chất độc và vi khuẩn nên chỉ cần vô tình tiếp xúc với da cũng sẽ gây ra tình trạng viêm da, thịt thối, lở loét giống như tình trạng bị dính axit.

Viêm nhiễm, lở loét, viêm da dị ứng do kiến ba khoang

Viêm nhiễm, lở loét, viêm da dị ứng do kiến ba khoang

Những vị trí dễ bị tổn thương do kiến ba khoang thường là những vị trí gần nhau. Bị dính dịch vào tay khi gãi lên mặt sẽ gây viêm nhiễm cho mặt. Bị tổn thương ở cánh tay khi ngủ chạm vào trán sẽ gây lây lan sang trán, ở mặt. Bị ở bắp chân khi ngồi sẽ dễ lan sang đùi,… Tình trạng này còn được gọi là “tổn thương hôn nhau” là dấu hiệu đặc thù của bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra.

Khi bị dính dịch kiến ba khoang trên da sẽ xuất hiện ban đỏ, mụn nước, mụn mủ, lở loét trên da. Tình trạng này giống với bệnh lý tổn thương trên da do ấu trùng bướm hoặc bọ xít gây ra.

Triệu chứng của bệnh khá giống với tình trạng của bệnh zona thần kinh nên nhiều người bị nhầm lẫn, dẫn đến điều trị không đúng cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến tình trạng viêm nhiễm trên da nặng hơn.

Điều trị viêm da dị ứng do kiến ba khoang

Điều trị viêm da dị ứng do kiến ba khoang gây ra không khó khăn, nhưng nếu không thực hiện đúng cách sẽ có thể gây viêm nhiễm nặng hơn, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát, lở loét trên da. Viêm nhiễm nặng không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, còn khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm.

Phương pháp điều trị an toàn và cho hiệu quả tốt nhất hiện nay là dùng thuốc bôi tại chỗ và thuốc kháng histamin theo đường uống, vừa có tác dụng ngăn chặn triệu chứng bên ngoài vừa điều trị từ bên trong.

Thuốc bôi điều trị tại chỗ

Ngay khi tiếp xúc với dịch của kiến ba khoang cần đi rửa tay ngay lập tức, không dùng tay chạm vào các vùng da khác của cơ thể.

Xử lý nhanh chóng và điều trị tổn thương tại chỗ

Xử lý nhanh chóng và điều trị tổn thương tại chỗ

  • Trường hợp trên da xuất hiện các triệu chứng đỏ tấy, ngứa, phát ban cần dùng nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng, loại bỏ các dịch độc tố bám trên da. Dùng hồ nước bôi lên vị trí da tổn thương để làm mát và dịu da.
  • Trường hợp nổi mụn nước, phỏng nước tại vị trí tiếp xúc cần bôi hồ nước, đắp dung dịch yaris giúp làm máy, dịu và sạch vùng da bị thương.
  • Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch da. Bôi hồ nước lên cùng da bị tổn thương để làm mát, xoa dịu da. Đến khi các tổn thương khô, bôi các loại kem có corticoid như Flucinar, Gentrisone,… để kích thích sản sinh tế bào mới, làm lành tổn thương nhanh chóng.
  • Khi vết thương xuất hiện mụn mủ, cần dùng dung dịch xanh methyle, Milian, Castellani bôi lên da để sát khuẩn, làm khô vết thương. Với trẻ em thì không dùng Castellani sẽ gây kích ứng trên da.

Dùng thuốc uống điều trị bệnh

Kèm với thuốc bôi, người bệnh nên sử dụng một số loại thuốc uống, điều trị tại chỗ tình trạng bệnh để giảm nhanh các triệu chứng bất thường như:

  • Các loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 như Chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin,… có tác dụng chống ngứa, chống dị ứng hiệu quả.
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2 giảm nhanh triệu chứng dị ứng của cơ thể và không gây buồn ngủ. Một số loại thường dùng như: Cetirizin, astemizol, loratadin, desloratadin, fexodenadin,… Tuy nhiên, nhóm thuốc này tuyệt đối không dùng trong trường hợp người bị tim mạch, có tiền sử bệnh tim.

Trường hợp bị viêm da dị ứng do kiến ba khoang người bệnh xuất hiện một số triệu chứng hiếm gặp, tình trạng nặng, dị ứng toàn thân cần được điều trị đặc biệt. Hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, ngăn ngừa ngay những biến chứng nguy hiểm.

Một số lưu ý cần nhớ khi bị kiến ba khoang đốt

Thực chất kiến ba khoang không nguy hiểm và quá nguy hại, không tấn công con người, chỉ những trường hợp tiếp xúc với chất độc do kiến gây ra mới gây kích ứng, viêm da. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi tiếp xúc với dịch độc kiến ba khoang mọi người cần chú ý:

Tuyệt đối không xoa, chà xát tổn thương kiến tình trạng nhiễm nặng và lây lan

Tuyệt đối không xoa, chà xát tổn thương kiến tình trạng nhiễm nặng và lây lan

  • Không giết, chà xát kiến khi thấy đậu trên cơ thể. Bởi khi chà xát sẽ khiến chất Pederin từ máu kiến dính vào gây tổn thương cho da.
  • Không dùng tay giết kiến ba khoang hoặc tiếp xúc với dịch độc của kiến.
  • Không gãi, chà xát, xoa lên vùng da bị tổn thương, dính dịch độc có thể khiến vùng tổn thương lây lan nhanh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
  • Rửa sạch vùng da bị kiến đốt, dính dịch độc của kiến bằng xà phòng ngay khi bị nhiễm độc để loại bỏ chất độc dính trên da.
  • Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu viêm nhiễm nặng trên da, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, có thể gây ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm.

Để ngăn ngừa, phòng tránh kiến ba khoang, vào mùa hè mọi người nên đóng kín cửa nhà, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, buổi tối không nên ngồi dưới bóng điện. Nên kiểm tra kĩ quần áo, khăn mặt,… trước khi mặc để tránh có kiến ba khoang bay vào dính trong quần áo.

Tình trạng bệnh viêm da dị ứng do kiến ba khoang hoàn toàn có thể ngăn ngừa được sự lây lan, viêm nhiễm và biến chứng nguy hiểm nếu được vệ sinh nhanh chóng và điều trị đúng cách. Hãy vệ sinh bằng xà phòng ngay khi tiếp xúc với dịch độc của kiến và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn cần: Cách sử dụng 7 loại thuốc điều trị viêm da hiệu quả, an toàn

HỮU ÍCH:

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc nổi danh đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ kéo dài dai dẳng của bệnh viêm da dị ứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo