Trẻ bị chàm ở má bôi thuốc gì?

Trẻ bị chàm ở má bôi thuốc gì cho nhanh khỏi là câu hỏi của nhiều bà mẹ gửi đến cho Cmanangbenhdalieu trong thời gian gần đây. Bởi thời tiết hanh khô của mùa đông làm cho bệnh chàm ở má của trẻ nặng hơn. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của các bà mẹ cũng như cung cấp thêm thông tin về bệnh qua bài viết sau đây.

>> 5 dấu hiệu chứng tỏ con bạn đã mắc bệnh chàm

>> Trẻ sơ sinh bị chàm thì bôi thuốc gì cho an toàn?

Các dấu hiện của chàm ở má

Theo các chuyên gia, bệnh chàm ở trẻ em, hay còn gọi là Eczema là tình trạng bệnh lý xảy ra do da khô, từ đó gây ra phản ứng ngứa rát, chảy mủ… Căn bệnh này ảnh hưởng đến 1/5 số trẻ em trên toàn thế giới. Trong đó thì độ tuổi từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi thường có nguy cơ bị chàm ở má – chàm sữa (lác sữa) cao nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở má của trẻ như sau:

  • Da khô, nứt nẻ
  • Những mảng hồng ban, mụn nước li ti xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên má của trẻ.
  • Có thể bị rỉ dịch hoặc chảy máu
  • Trẻ sẽ cảm thấy ngứa rát và thường xuyên lấy tay gãi
  • Những vết chàm vỡ sẽ để lại vảy trên da. Trẻ càng gãi thì da càng dày
  • Trẻ cáu gắt, khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bú kém.

Trẻ bị chàm ở má

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Dấu hiệu nhận biết ban đầu là những vết hồng ban trên má

Ban đầu, chàm chỉ là những vết phẳng màu hồng đỏ trên má, lâu dần, theo dời gian, khi bé lớn hơn, những vết chàm sẽ chuyển sang màu đậm hơn, có thể chuyển thành màu tím nhạt.

Hầu hết trẻ bị chàm ở má hay Eczema sẽ khỏi bệnh khi bước vào độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát và điều trị bệnh đúng cách, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng máu do gãi ngứa làm các chất dị ứng xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, bệnh sẽ trầm trọng hơn và sẽ tái phát nhiều lần, đồng thời các vết chàm trên má sẽ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm ở má

Hiện nay, khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây chàm má ở trẻ. Có một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh đó như:

  • Cơ địa của trẻ dễ dị ứng, sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu
  • Do yếu tố di truyền: Cha/ mẹ bị hen suyễn, dị ứng da, mề đay, chàm, dị ứng thời tiết… thì rất có khả năng con cái cũng sẽ mắc các bệnh về da hơn.
  • Trẻ phải tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: Nấm mốc, bụi, bọ ve, bọ chét, lông chó/ mèo
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng với thức ăn như: Trứng, sữa, hải sản…
  • Ngoài ra, cách cho bú của mẹ cũng ảnh hưởng phần nào đến khả năng mắc bệnh chàm ở má của trẻ

Trẻ bị chàm ở má

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm ở trẻ em

Trẻ bị chàm ở má thì bôi thuốc gì?

Tùy theo tình trạng bệnh mà cha mẹ có những cách điều trị phù hợp.

Nếu trẻ bị chàm ở má mức độ nhẹ:

Nếu bé chỉ bị chàm ở má nhẹ với một vết ửng đỏ và ngứa thì mẹ chỉ nên dùng kem dưỡng da, thuốc mỡ hoặc kem bôi để làm mềm, hoặc kết hợp với loại kem steroid nồng độ thấp.

Lưu ý: Kem steroid an toàn nếu dùng đúng cách. Nên tham hảo ý kiến của bác sĩ để biết loại thuốc và liều lượng sử dụng phù hợp với con. Chỉ nên dùng kem chứ steroid 1 – 2 lần/ngày với lượng thích hợp.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng sữa Cetaphil để tắm và lau rửa vết chàm 2 lần/ngày cho trẻ. Ngoài ra sau khi tắm nên bôi kem dưỡng ẩm để tạo độ mềm ẩm cho da bé, giúp điều trị bệnh chàm tốt hơn.

Nếu trẻ bị chàm má ở mức độ nặng:

Trong trường hợp này, phải kết hợp dùng kem có chứa corticosteroid. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là phải có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể gây tác dụng phụ và làm bệnh của bé nặng hơn.

Trẻ bị chàm ở má

Trẻ bị chàm ở má giai đoạn nặng

Ngoài ra, có thể xin chỉ định một số loại kháng sinh bôi tại chỗ hoặc uống kháng sinh nếu khu vực nhiễm trùng rộng.

Chữa chàm ở má theo Y học cổ truyền

Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu cám gạo để bôi lên vết thương do chàm ở má trẻ. Dầu dừa hay dầu cám gạo đều chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tạo độ ẩm và giúp phục hồi làn da khá tốt. Cả 2 loại tinh dầu này đều an toàn cho làn da bé và không gây tác dụng phụ.

Trẻ bị chàm ở má có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng trước hết, cha mẹ cần xem xét tới môi trường sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của trẻ đầu tiên. Một môi trường sống trong lành, một chế độ ăn khỏe mạnh sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng khả năng đẩy lùi bệnh. Cần nhấn mạnh lại một lần nữa, khi trẻ bị chàm ở má, cha mẹ cần đưa bé đi khám và nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý dùng thuốc tự chữa bệnh cho con bởi nó rất dễ gây ra những biến chứng và tác dụng phụ khó lường.

Xem thêm: Trẻ bị chàm ở mặt các dấu hiệu thường gặp và cách điều trị

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo