Trẻ bị chàm ở mặt các dấu hiệu thường gặp và cách điều trị

Bé bị chàm ở mặt khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng dẫn đến việc nôn nóng tự tìm cách điều trị khi chưa có nhiều kiến thức dẫn đến hậu quả khôn lường. Vậy trẻ bị chàm ở mặt nguy hiểm đến đâu? triệu chứng như thế nào? cách điều trị ra sao… hãy đọc bài viết này để có câu trả lời.

Triệu chứng bé bị chàm ở mặt, trẻ sơ sinh bị chàm ở mặt

Theo chuyên trang sức khỏe dành cho trẻ em của Anh Babycentre, chàm hay còn gọi là Eczema là tình trạng da khô, ngứa ảnh hưởng đến 1/5 trẻ em trên toàn thế giới. Trong đó bé bị chàm ở mặt thường gặp ở độ tuổi từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi gọi là chàm lác sữa, chàm sữa.

Triệu chứng gồm có:

  • Da khô
  • Ngứa
  • Đỏ da
  • Nứt nẻ
  • Có thể bị rỉ dịch, chảy máu

Hầu hết bé sẽ khỏi bệnh eczema sẽ khỏi khi đến độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên không kiểm soát, điều trị đúng phương pháp trẻ có thể bị nhiễm trùng, các chất gây dị ứng xâm nhập vào da dễ dàng khiến bệnh trầm trọng hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi đồng I – Tp.HCM) chia sẻ, chàm sữa ở mặt trẻ vị trí bị chàm ở mặt của trẻ khởi phát với những triệu chứng hồng ban đỏ, nổi mụn nước, rỉ dịch, đóng vảy ở hai bên má. Bệnh có thể lan lên trán, xuống cằm hoặc nhiều chỗ khác nhưng vùng quanh mắt, mũi và miệng thì không có.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Nguyên nhân trẻ bị chàm ở mặt

Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều nhưng chủ yếu là hai yếu tố cơ địa và dị ứng nguyên:

  • Cơ địa

Có thể do trước đó trong gia đình có người mắc bệnh này, còn dị ứng nguyên là do trong quá trình mang thai, lúc cho con bú người mẹ có sử dụng thuốc, hay tiếp xúc với mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, nước hoa, ăn các thức phẩm dị ứng…là những nguyên nhân gây chàm cho trẻ.

Thường những trẻ có làn da khô thì tỷ lệ bị dị ứng chàm cao, nhất là với những trẻ có làn da khô màu đỏ, làn da nghèo lipip cùng cấu trúc da quá kín khít. Chính điều này khiến da trẻ dễ bị tổn thương, các vi khuẩn, tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập nên da dễ bị viêm.

  • Dị ứng nguyên

Bệnh chàm ở trẻ em có thể do tiền sử gia đình hay sử dụng các chất giặt quần áo, hóa chất gây dị ứng cho làn da của bé.

Hoặc do thời tiết khi độ ẩm thấp khiến làn da bé dễ bị khô nên trẻ bị chàm ở mặt rất dễ nhận thấy.

Bệnh chàm ở trẻ còn có thể xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ và bé, dẫn đến dị ứng thực phẩm.

Lông vật nuôi cũng là yếu tố khiến bệnh chàm nặng hơn.

Điều trị bệnh chàm ở mặt cho bé như thế nào?

Da của trẻ rất nhạy cảm vì thế khi trẻ bị chàm mặt bạn không nên tự ý mua thuốc để bôi hay cho bé uống mà tốt nhất hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị chính xác. Thông thường khi trẻ bị chàm sữa bác sĩ sẽ cho điều trị bằng thuốc bôi, sử dụng các sản phẩm đặc biệt giúp chăm sóc da bé để làn da được cải thiện hàng ngày.

Theo Babycentre, việc điều trị chàm nói chung và chàm ở mặt của trẻ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số thuốc được bác sĩ chỉ định như thuốc uống chống ngứa và tùy mức độ tổn thương của vùng da mà bôi các loại thuốc sát trùng phù hợp như sau.

Trường hợp nhẹ:

Nếu bé chỉ bị chàm nhẹ với một vài vùng đỏ và ngứa bạn chỉ nên dùng kem dưỡng da, kem hoặc thuốc mỡ làm mềm, hoặc kết hợp với loại kem steroid nồng độ thấp.

Lưu ý: Kem steroid an toàn nếu dùng đúng cách. Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh Eczema và lứa tuổi bác sĩ sẽ cho đúng độ mạnh, nhẹ của kem steroid. Tác dụng phụ chính của steroid là làm mỏng da nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì thế nên sử dụng nó trên vùng da bị bệnh, dùng 1-2 lần/ngày.

Quan trọng nhất là luôn giữ ẩm cho da trẻ, không để trẻ bị khô quá mức. Có rất nhiều chất giữ ẩm hoặc làm mềm da cho trẻ, bạn nên thử một vài loại kem để chọn ra loại kem tốt nhất cho bé.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc uống chống dị ứng, kháng histamine trong trường hợp bé bị ngứa nhiều, rối loạn giấc ngủ nhưng không dùng thường xuyên để điều trị chàm bội nhiễm. Loại thuốc này bình thường sẽ gây buồn ngủ cho trẻ nhỏ nên tốt nhất nên sử dụng vào ban đêm.

Trường hợp nặng:

Trong trường hợp bé bị chàm eczema nặng, có thể cần phải dùng kem steroid mạnh. Và trường hợp trẻ bị nhiễm trùng sẽ cần dùng đến kháng sinh bôi tại chỗ, hoặc uống thuốc kháng sinh nếu khu vực nhiễm trùng rộng.

Những biện pháp chăm sóc trẻ bị chàm ở mặt

– Đảm bảo vệ sinh cho bé sạch sẽ hàng ngày với loại sữa tắm phù hợp.

– Thường xuyên cắt móng tay, tránh để bé cào gãi lên vùng da bị chàm.

– Giữ ẩm làn da cho bé bằng loại kem dưỡng ẩm phù hợp. Cùng với đó sử dụng khăn bông bằng chất liệu cotton 100% để làm khô da bé một cách nhẹ nhàng.

– Đảm bảo nơi ở, phòng của bé luôn được sạch sẽ, thoáng khí. Có thể sử dụng máy làm ẩm để làm ẩm phòng cho bé.

– Lựa chọn quần áo bằng chất liệu cotton 100%, tránh sử dụng len hay các vật dụng tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé.

– Lựa chọn chất giặt tẩy phù hợp.

– Cho bé bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng. Nếu có điều kiện hãy cho bé bú sữa mẹ trong thời gian dài, khoảng 18 tháng.

– Chỉ cho bé ăn dặm và đa dạng các loại thức ăn khi bé đủ độ tuổi.

Xem ngayĐiều trị chàm ở trẻ: Tuyệt đối không được bỏ qua điều này!

Lời khuyên của chuyên gia để ngăn chặn sự bùng phát của bệnh chàm mặt ở trẻ sơ sinh, trẻ em

  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 4 tháng, tốt nhất là 6 tháng để giúp trẻ chống lại các bệnh eczema và các chứng dị ứng khác.
  • Một số trẻ bị chàm do dị ứng với sữa bò, có thể cho trẻ dùng một số loại sữa khác để kiểm tra và loại trừ tác nhân gây bệnh ở trẻ.
  • Trong thời gian trẻ bú sữa mẹ trẻ có thể bị chàm do mẹ ăn một loại thực phẩm nào đó gây phản ứng với trẻ, những nếu không chắc chắn thì cũng không nên thay đổi chế độ ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Xem video Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi đồng I – Tp.HCM) chia sẻ về bệnh chàm ở trẻ em:

Với những chia sẻ trên đây hi vọng các bậc cha mẹ đã hiểu rõ hơn về việc bé bị chàm ở mặt do những nguyên nhân nào, cách điều trị và phòng tránh cho trẻ khỏi bệnh chàm. Quan trọng hơn cả là không nên chủ quan, ngay khi trẻ có dấu hiệu chàm lác sữa cần đưa nhanh bé đi thăm khám, tránh để tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Nguyễn Quỳnh (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo