Điều trị chàm ở trẻ: Tuyệt đối không được bỏ qua điều này!

Điều trị chàm ở trẻ em cần được thực hiện kịp thời vì bệnh khiến trẻ mất ngủ nhiều giờ, ảnh hưởng đến thể trạng, tâm lý. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc và điều trị chàm ở trẻ các bậc phụ huynh nên lưu ý.

Bài nên đọc:

>> Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

>> Vết chàm đen ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Mẹ đừng vội lo lắng

Chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa eczema là một trong những bệnh da phổ biến, đặc biệt thường gặp ở trẻ em. Bệnh gây nhiều ngứa, đỏ da, mụn nước..do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Điều trị chàm ở trẻ cần phải thực hiện song song giữa việc điều trị và chăm sóc đúng cách để phòng tránh bội nhiễm và hạn chế tái phát.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

2 Bước điều trị cụ thể bệnh chàm cho trẻ

Trẻ bị chàm khởi phát từ việc suy yếu hàng rào bảo vệ da do đó, việc điều trị gồm hai bước là dưỡng ẩm (Phục hồi chức năng bảo vệ da) và điều trị khác (tùy tình trạng của bệnh nhân). Trong đó, dưỡng ẩm là bước điều trị nền tảng trong tất cả giải đoạn của bệnh.

1. Dưỡng ẩm thường xuyên

Thoa một lượng chất dưỡng ẩm ở khu vực bị chàm ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu cần thiết để kiểm soát ngứa. Thời điểm tốt nhất để bôi chất dưỡng ẩm là ngày sau khi tắm khi da vẫn còn ẩm vì lúc này chất giữ ẩm đóng vai trò như một lớp bảo vệ da giúp da bớt khô, bớt ngứa.

Trong trường hợp trẻ đi bơi cần bôi một lớp dưỡng ẩm dày trước và sau khi bơi cần tắm lại, bôi lại chất giữ ẩm ngày.

Nên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dạng kem hoặc thuốc mỡ.

2. Điều trị cụ thể

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ bác sĩ có thể kê đơn thuốc gồm:

  • Kem corticosteroid bôi tại chỗ
  • Kháng sinh uống để giảm viêm da
  • Bổ sung men vi sinh, vitamin D, omega-3 nhằm kiểm soát bệnh.
  • Hoặc điều trị bằng liệu pháp ánh sáng (nếu không đáp ứng phương pháp điều trị bằng thuốc).
  • Điều trị tâm lý cho trẻ để giảm triệu chứng mệt mỏi, lo âu khiến bệnh nặng hơn.

Cụ thể hơn, bác sĩ ThS.BS. Nguyễn Đình Huấn (BV Nhi Đồng I. Tp.HCM) cho biết một liệu trình điều trị cụ thể của bệnh nhi bị chàm như sau:

– Giữ ẩm da

Có thể sử dụng một trong các sản phẩm dưới đây để giúp giảm tình trạng bùng phát và điều trị duy trì bệnh tại phát:

  • Cetaphil
  •  Physiogel
  •  Physiogel AI
  •  Ceradan

Cách bôi: Bôi trong vòng 3 phút ngay sau khi tắm và bôi 2-4 lần trong ngày mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ đồng hồ.

– Chống viêm: Dùng corticoid hydrocortisone 1%, Clobetasol butyrate 0,05% thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp, thoa 1-2 lần/ngày trong thời gian không quá 2 tuần.

– Với sang thương bội nhiễm, rỉ dịch nhiều bôi dung dịch Milian ngày 2 lần.

– Giảm ngứa: Kiểm soát triệu chứng ngứa bằng thuốc kháng histamin H1.

– Dùng kháng sinh như Cephalelexin; Oxaciline; hoặc Erythromycin trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm trùng.

– Bài thuốc thảo dược: Bên cạnh các loại thuốc bôi Tây y, hiện nay nhiều mẹ tin tưởng sử dụng bài thuốc thảo dược Đông y để điều trị bệnh chàm da cho con. Các bài thuốc này có thành phần thảo dược nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ nguy hiểm. Một trong những bài thuốc Đông y được nhiều chuyên gia đánh giá cao hiện nay là Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc là kết quả nghiên cứu chuyên sâu và kế thừa tinh hoa bài thuốc cổ Trợ tạng bì của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Trong những năm qua, Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng chàm da khó chịu, trong đó có không ít trẻ nhỏ. Để hiểu rõ hơn về bài thuốc và phác đồ điều trị cụ thể, vui lòng xem thêm TẠI ĐÂY.

Xem ngayThuốc trị chàm – Hướng dẫn theo chỉ định của bác sĩ

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh chàm

  • Cách tắm

Vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm. Giữ da trẻ luôn khô ráo, tránh đổ mồ hôi ẩm ướt.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm không quá 2 lần/ngày, thời gian tắm không quá 15 phút. Dùng sữa tắm dịu, nhẹ có độ pH trung tính hay acid nhẹ (pH =4,5 – 6,5) như Cetaphil, Physiogel, Oilatum.

Thấm khô cho trẻ bằng khăn mềm, không chà mạnh lên da và thoa chất giữ ẩm ngay cho trẻ.

Tránh dùng những sản phẩm tẩy rửa có công thức nước hoa, hương liệu hóa học mà chỉ nên dùng dầu tắm không xà phòng, dịu nhẹ.

  • Nên cho bé mặc quần áo mềm, nhẹ bằng chất liệu cotton để thấm mồ hôi và cho da thông thoáng
  • Vệ sinh phòng ngủ, nhà ở sạch sẽ, thông thoáng, không khói thuốc, không mùi nước hoa, không nuôi chó mèo.
  • Cần lưu ý nhiệt độ phòng không quá nóng, không quá lạnh và luôn giữ độ ẩm vừa phải.
  • Vệ sinh giường ngủ, chăn, gối của trẻ hàng ngày.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất chỉ kiêng cữ một số thực phẩm xác định hoặc nghi ngờ có tính chất gây dị ứng khiến bệnh của bé bị nằng hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước vào nhiều lần trong ngày.
  • Không để trẻ gãi ngứa, chà xátvì thế hãy cắt ngắn móng tay của trẻ và đi găng tay cho trẻ lúc ngủ.
  • Không tự ý dùng thuốc.

Việc điều trị chàm ở trẻ cần sự hợp tác chặt chẽ giữ thầy thuốc, người bệnh đặc biệt là sự chăm sóc của bố mẹ bệnh nhân. Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất cho trẻ, người nhà nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị bệnh chàm bôi thuốc gì cho an toàn?

 Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo