5 dấu hiệu chứng tỏ con bạn đã mắc bệnh chàm

Dấu hiệu bị chàm ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về da khác, do đó, cha mẹ thường không điều trị cho con kịp thời, khiến bệnh tái phát nhiều lần và làm cho con rất khó chịu. Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu để phát hiện sớm bệnh chàm – căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bạn nên đọc:

> Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm không, có xóa được không?

> Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Vài nét về bệnh chàm ở trẻ em

Khoảng 20% trẻ em mắc bệnh chàm. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc chàm là 15%. Bệnh thường khởi phát ngay từ những năm đầu đời của trẻ và thường kéo dài, thậm chí là mãn tính, điều đó phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh chàm khỏi hẳn trước khi trẻ trưởng thành.

Bệnh chàm thường xuất hiện rồi hết trong vài ngày với những dấu hiệu thông thường như da khô, đỏ, khiến cho trẻ rất ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, những vết chàm có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Bệnh chàm sữa

Chàm là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện nay, vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở những trẻ có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dị ứng như hen suyễn hay sốt mùa hè. Con số thống kê cho thấy: 50% trẻ em mắc bệnh chàm sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn hay sốt mùa hè.

Do vậy, phát hiện sớm các dấu hiệu của chàm và có phương hướng điều trị thích hợp sẽ giúp các em có một tuổi thơ khỏe mạnh hơn, vui vẻ hơn.

5 dấu hiệu giúp mẹ phát hiện sớm bệnh chàm ở trẻ

  • Thứ nhất: Da xuất hiện những vảy nhỏ lo ti, dần dần có những mảng mẩn đỏ nổi lên và trên da có thể xuất hiện mụn nước. Da khô và mẩn đỏ thường xuất hiện chủ yếu ở mặt và những vùng da bị gập như: cổ tay, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, mắt cá chân, vùng cổ…
  • Thứ hai: Da bị kéo căng ra. Khi chạm vào da bé có cảm giác thô ráp, sần sùi và rất khô.
  • Thứ ba: Trẻ thường xuyên tự gãi. Khi thấy ngứa ngáy khó chịu, các bé sẽ có nguy cơ dùng tay gãi hoặc cọ mặt vào gối dễ gây vỡ mụn nước và có thể gây nhiễm trùng.
  • Thứ tư: Có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như viêm mũi hay bệnh hen suyễn
  • Thứ năm: Trẻ quấy khóc, bú kém, trằn trọc trong giấc ngủ.

Bệnh chàm sữa

Phát hiện sớm bệnh chàm ở trẻ thông qua 5 dấu hiệu thường gặp

Dấu hiệu của bệnh chàm theo độ tuổi

Dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sự khác biệt, cụ thể như sau:

Dấu hiệu chàm ở trẻ sơ sinh (2 tháng – 2 tuổi)

Ở trẻ sơ sinh, chàm thường sẽ khởi phát ở trên mặt, trán hoặc da đầu. Sau đó, các vết chàm sẽ lan dần đến tay, chân và thậm chí là cả cơ thể. Khu vực mang tã thường ít có khả năng bị chàm vì bé thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và khu vực đó khá ẩm ướt.

Hiện tượng chàm ở trẻ sơ sinh: bệnh chàm ở trẻ sơ sinh được gọi là chàm sữa (hay lác sữa). Dấu hiệu nhận biết là những mảng hồng ban, sần, có mụn nước và gây ngứa, đóng mài.

Dấu hiệu bị chàm ở trẻ em (từ 2 – 10 tuổi)

Ở những trẻ lớn hơn, bệnh chàm thường xuất hiện ở mặt sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Biểu hiện của bệnh: Xuất hiện các mảng da khô và thô ráp, ngứa, chảy dịch, đóng vảy và dày da.

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh lây lan rộng hơn

Các giai đoạn phát triển của bệnh chàm ở trẻ em

Bệnh chàm ở trẻ em sẽ phát triển theo 6 giai đoạn với các dấu hiệu như sau:

  • Giai đoạn 1: Hồng ban với các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn mụn nước
  • Giai đoạn 3: Rịn nước và đóng mài
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn thượng bì tái tạo láng nhẵn.
  • Giai đoạn 5: Giai đoạn tróc vảy
  • Giai đoạn 6: Giai đoạn dày da.

Hay nói cách khác, bệnh có 2 giai đoạn chính:

  • Cấp tính: Nổi hồng ban, mụn nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa dữ dội.
  • Mạn tính: Ngứa rát, da dày, khô ráp, tróc vảy với nhiều rãnh ngang dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.

Tóm lại, bệnh chàm ở trẻ em không gây nguy hiểm nhưng làm cho trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì vậy, cha mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh ban đầu để có cách điều trị sớm, tránh để lâu bệnh càng thêm nặng và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Xem thêm: Bệnh chàm ở trẻ em những lưu ý mẹ nên biết và cách điều trị

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo