Chữa á sừng ở tay bằng phương pháp nào để cho hiệu quả tốt nhất?

Chữa á sừng ở tay bằng phương pháp nào để cho hiệu quả tốt nhất, ngăn chặn nhanh chóng sự phát triển, lây lan của bệnh là vấn đề các bệnh nhân quan tâm hàng đầu hiện nay. Có những phương pháp chữa nào? Cần lưu ý những gì khi điều trị? Hãy cũng tham khảo trong bài viết dưới đây.

>> 5 cách chữa bệnh á sừng bằng thuốc nam

>> Cách chữa bệnh á sừng bằng đông y 

Chữa á sừng ở tay tây y như thế nào hiệu quả nhất?

Theo PGS. TS. Trần Lan Anh ( Giảng viên Da liễu – ĐH Y Hà Nội), chữa á sừng ở tay cần đảm bảo 2 nguyên tắc là giữ ẩm và dùng thuốc. Tùy thuộc vào diện tích, mức độ tổn thương và độ tuổi của bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị riêng. Cụ thể, các nguyên tắc điều trị và cách thực hiện được áp dụng như sau:

Giữ ẩm

Đây là bước điều trị căn bản mà ở mọi cấp độ của á sừng bắt buộc phải áp dụng. Lý do là vì á sừng khỏi phát từ sự suy yếu hàng rào bảo vệ da do đó dẫn đến hiện tượng da khô, ngứa, nứt nẻ khiến vi khuẩn, dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào da, từ đó dễ dàng gây nhiễm trùng. Vì vậy, việc giữ ẩm có tác dụng củng cố hàng rào bảo vệ da, làm mềm da từ đó giảm ngứa rõ rệt.

Chữa á sừng ở tay cần tuân thủ 2 nguyên tắc giữ ẩm thường xuyên và bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh sau khi sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Chữa á sừng ở tay cần tuân thủ 2 nguyên tắc giữ ẩm thường xuyên và bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Một số chất giữ ẩm được khuyên dùng gồm: Thuốc giữ ẩm lacticare, Lacticare HC, Skincare U, Cream ure 5 – 10%, Vaserlin…

Cách thực hiện: Bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào mùa hanh khô. Tốt nhất là bôi ngay sau khi tắm trong vòng 3-5 phút. Liều lượng cho phép là 500-600g với người lớn và trẻ em là 250g/tuần.

Dùng thuốc bôi, uống phù hợp

Hiện nay, các loại thuốc điều trị á sừng ở tay thường dùng là các loại thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic, uống thuốc chống ngứa hoặc bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định gồm:

– Thuốc bạt sừng acid salicylic: Bôi lên vùng da bị thương tổn ngày 1-3 lần, dùng trong thời gian ngắn và không dùng thuốc nồng độ cao cho vùng da bị viêm, nứt nẻ.

– Thuốc Corticosteroid: Được chỉ định dùng khi cần thiết trong thời gian ngắn từ 1-2 tuần. Chỉ bôi lớp mỏng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc tùy tiện theo mách bảo.

– Một số thuốc khác được chỉ định dùng trong trường hợp cần thiết gồm có: Thuốc chống nấm (nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin), thuốc kháng histamin chống ngứa, thuốc bôi điều hòa miễn dịch Tacrolimus, Pimeccromimus…

Trị á sừng ở tay bằng đông y nên dùng bài thuốc nào?

Á sừng có liên quan đến các bệnh da mãn tính như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc…do đó bệnh nhân có thể chữa bằng đông y nếu bệnh không đáp ứng được tây y hoặc cần điều trị thời gian dài. Bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc “Thanh bì dưỡng can thang” của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc bào chế. Bài thuốc gồm có 2 dạng thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong như sau:

Chữa á sừng ở tay bằng đông y hiệu quả, an toàn

Chữa á sừng ở tay bằng đông y hiệu quả, an toàn

– Bài thuốc bôi ngoài da gồm các thành phần: Lá trầu không, ích nhĩ tử, dâu tằm, ô liên rô…có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa, thẩm thấu vào lớp biểu bì giúp phục hồi da, ngăn chặn tổn thương sâu.

– Bài thuốc bôi ngoài gồm các thành phần: Kim ngân hoa, tang bạch bì, bồ công anh…có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tăng cường khả năng thải độc của gan và bài tiết thận.

Điều trị á sừng ở tay bằng dân gian có nên không?

Chữa bệnh dân gian bằng những bài thuốc nam từ cây cỏ thiên nhiên được truyền miệng và áp dụng dựa trên những kinh nghiệm của người dùng. Một số cách chữa có cơ sở khoa học có thể áp dụng như thoa dầu dừa nguyên chất vì trong loại nguyên liệu này chứa chất béo bão hòa dễ dàng xâm nhập vào da giúp dưỡng ẩm, củng cố hàng rào bảo vệ da rất tốt.

Dầu dừa có tác dụng tốt trong điều trị á sừng ở tay

Dầu dừa có tác dụng tốt trong điều trị á sừng ở tay

Cách thực hiện: Rửa tay bằng nước ẩm, sau đó lau khô bằng khăn mềm rồi dùng một lượng dầu dừa vừa phải thoa đều và massage. Tốt nhất nên thực hiện nhiều lần trong ngày để giữ ẩm cho da tốt nhất.

Ngoài ra, còn có các cách chữa bệnh á sừng ở tay bằng dân gian như lá lốt, lá vòi voi, đinh lăng, hành hoa…được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của các bài thuốc trên. Do đó, người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng dù chỉ là những bài thuốc ngâm, rửa bên ngoài.

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay cần lưu ý những gì?

Để đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân ngoài việc tuân thủ liệu trình chữa bệnh của bác sĩ cần có chế độ chăm sóc da tay thích hợp để tránh bệnh tái phát. Do đó, để hạn chế bệnh khởi phát hoặc nặng hơn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Tuyệt đối không bóc vảy da, kỳ cọ, chà xát bằng đá kỳ, bàn chải.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…Khi cần tiếp xúc cần đeo găng tay nhựa dẻo, tuy nhiên, nên lưu ý không đeo găng trong thời gian dài.
  • Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng đặc biệt vào mùa đông.
  • Cắt ngắn móng tay và giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không gãi ngứa.
  • Riêng về cách chữa á sừng ở đầu ngón tay, đây là vùng da tiếp xúc nhiều đặc biệt là nhân viên văn phòng dùng máy tính cần lưu ý bảo vệ ngón tay bằng cách đeo găng tay bảo vệ hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

Chữa bệnh á sừng ở tay bao lâu thì khỏi?

Bệnh á sừng là một bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm đặc biệt lại ở vùng tay buộc phải tiếp xúc nhiều thì thời gian điều trị thường kéo dài hơn. Ngoài ra, thời gian điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cách chăm sóc và điều kiện sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Thông thường, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách, chăm sóc tốt bệnh sẽ được cải thiện sau 1 tuần.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc không tránh được các yếu tố nguy cơ bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và thời gian điều trị sẽ rất lâu, có khi bệnh nhân sẽ phải chung sống suốt đời với bệnh.

Địa chỉ chữa á sừng ở tay tin cậy

Á sừng hiện nay không được dùng để chẩn đoán bệnh mà nó có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng…Do đó, bệnh nhân cần đến khám về điều trị tại các chuyên khoa, bệnh viện da liễu để được tư vấn thêm.

Bệnh nhân có thể đến các bệnh viện da liễu hoặc khoa da liễu ở các bệnh viện trên toàn quốc để được chẩn đoán, điều trị.

Một số địa chỉ uy tín trong ngành da liễu gồm: Bệnh viện da liễu Trung ương (Hà Nội); Bệnh viện Da liễu Hà Nội; Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội); Khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y TP.HCM…

Chữa á sừng ở tay hiệu quả nhất khi bệnh nhân thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện cách chăm sóc da đúng cách. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc để tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.

Có thể bạn cần: 6 Địa chỉ chữa á sừng ở Hà Nội tốt nhất hiện nay

ĐỪNG BỎ LỠ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo