Mắc chàm bội nhiễm khi mang thai – “Nỗi sầu” của các mẹ bầu

Chàm bội nhiễm ở bà bầu là nỗi lo của nhiều chị em khi mang thai. Bởi bệnh không những gây khó chịu ngoài da mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý. Liệu bệnh có lây truyền từ mẹ sang con không và cách chữa trị bệnh như thế nào… là những điều mà mẹ quan tâm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin giải đáp những băn khoăn đó của các chị em phụ nữ.

>> 6 nguyên nhân gây chàm bội nhiễm ở người lớn

>> “Thuốc tiên” cũng không chữa được nếu bị chàm bội nhiễm mà còn ăn những thức ăn này!

Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu là gì?

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema hay viêm da cơ địa, là một căn bệnh ngoài da phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chàm bội nhiễm là một dạng của bệnh chàm. Đây là giai đoạn bệnh đã khá nặng và khó chữa hơn. Đối với bà bầu, chàm bội nhiễm không chỉ gây áp lực lên thể chất của mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và có thể làm cho mẹ stress nặng nếu không được giải tỏa tâm lý kịp thời.

Biểu hiện của bệnh chàm bội nhiễm

Các biểu hiện dễ nhận biết nhất của chàm bội nhiễm ở bà bầu là tình trạng viêm nhiễm, lở loét, mụn nước, rỉ dịch hoặc chảy máu trên vùng da bị chàm. Các mụn nước vỡ ra có thể đóng mài làm cho vùng da đó ngày càng dày hơn.

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Chàm bội nhiễm ở bà bầu

Bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu

Đặc biệt, người bị chàm bội nhiễm sẽ thấy ngứa ngáy, thậm chí là đau rát kinh khủng. Các vết chàm bội nhiễm có thể xuất hiện ở tay, chân, lưng, bụng, thậm chỉ là ở mặt và cổ; nặng hơn nữa có thể lan ra toàn thân. Điều này gây mất thẩm mỹ và lấy đi sự tự tin của người bệnh.

Bà bầu bị mắc chàm bội nhiễm sẽ làm tăng thêm khả năng cáu gắt thai kỳ, áp lực và stress vô cùng

Nguyên nhân gây chàm bội nhiễm ở bà bầu

Khoa học chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh chàm nói chung và chàm bội nhiễm ở bà bầu nói riêng. Tuy nhiên, một số yếu tố sau cũng góp phần gây nên tình trạng bệnh có thể kể đến như:

  • Cơ địa của mẹ: Da quá khô, nhạy cảm dễ bị kích ứng
  • Hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém
  • Do sự thay đổi hoóc môn trong cơ thể, gia tăng estrogen
  • Do mẹ mắc các chứng bệnh khác như: viêm da bọng nước, viêm da dị ứng, hen suyễn…
  • Tiền sử gia đình có người mắc các chứng bệnh nói trên
  • Do mẹ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Hóa mỹ phẩm, lông động vật, thức ăn…
  • Do mẹ điều trị chàm không đúng cách, thường xuyên lấy tay gãi các vết chàm khiến cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Môi trường sống ô nhiễm, phải sử dụng nguồn nước bẩn…

Các tác nhân trên có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm bội nhiễm ở mẹ bầu.

Chàm bội nhiễm có lây từ mẹ sang con không?

Chàm bội nhiễm không phải là bệnh lây từ mẹ sang con. Chỉ có một phần trăm rất nhỏ con bị ảnh hưởng khi mẹ bị chàm bội nhiễm lúc thai kỳ. Nếu con có bị ảnh hưởng thì khả năng chữa khỏi trong những năm đầu đời lên đến 90% nên các mẹ bầu đang mắc chàm bội nhiễm có thể yên tâm.

Chàm bội nhiễm ở bà bầu

Con ít có khả năng bị lây chàm bội nhiễm từ mẹ

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cha hoặc mẹ bị mắc chàm thì có đến 50% số trẻ sau này cũng sẽ mắc các bệnh về da hoặc hen suyễn, viêm khớp dạng thấp… Tuy nhiên, hầu hết các bé đều có thể chữa khỏi hết bệnh khi đến tuổi trưởng thành.

Cách điều trị chàm bội nhiễm ở bà bầu

Nếu trước khi có bầu, chị em đã mắc chàm bội nhiễm và đang phải sử dụng thuốc để điều trị thì khi mang thai, cần lưu ý dừng thuốc đang sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như những ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi.

Chàm bội nhiễm ở bà bầu

Cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị chàm nào 

Có nhiều cách để điều trị chàm bội nhiễm như: Thuốc bôi, thuốc rửa hoặc thuốc uống. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, cần xin chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đến thai nhi.

Mẹ bầu chỉ nên dùng các loại thuốc có thành phần từ tự nhiên, lành tính, an toàn và ít ảnh hưởng đến thai nhi. Nói chung, tốt nhất là các bà bầu nên đi khám để bác sĩ kê đơn và có phương án điều trị thích hợp.

Những lưu ý khi điều trị bệnh chàm bội nhiễm trong thời kỳ mang thai

Bị chàm bội nhiễm khi mang thai thì các mẹ phải lưu ý những điều sau:

  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên để giảm tình trạng bong tróc, nứt nẻ
  • Không gãi ngứa các vết chàm
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, các chất hóa học và các chất gây dị ứng
  • Không nên tắm quá lâu, dễ làm khô da. Không nên tắm bằng xà phòng.
  • Giữ cho cơ thể thoáng mát, không bị đổ mồ hôi quá nhiều
  • Quan trọng nhất là giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn. Nên tập thể dục hoặc yoga để giảm stress, nâng cao sức khỏe.

Chàm bội nhiễm ở bà bầu là căn bệnh mà không ai mong muốn. Nó gây áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh. Chính vì vậy, khi mắc chàm bội nhiễm, bà bầu cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để thăm khám và được điều trị kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Chàm bội nhiễm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo