Cách trị rôm sảy cho bé nhanh chóng, hiệu quả mẹ không còn lo lắng

Bệnh rôm sảy có nhiều cách chữa trị, bằng cả Tây y và Đông y. Tùy thuộc vào mức độ bệnh rôm sảy nặng hay nhẹ mà cha mẹ có thể quyết định phương pháp điều trị phù hợp cho con mình.

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy (tên khoa học là prickly heat hay miliaria) là hiện tượng da xuất hiện mảng đỏ, nốt đỏ. Bệnh này thường xuất hiện trên da em bé. Rôm sảy nổi tập trung ở vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực , trán, cổ… hay kẽ, nách, háng.

Vào những ngày mùa hè oi bức, mồ hôi ra nhiều không thoát được sẽ ứ đọng trong ống bài tiết trên da. Khi bụi tiếp xúc và bịt hết lỗ chân lông, làm da nổi các nốt viêm.

Tùy độ nặng nhẹ mà bệnh rôm sảy có những dấu hiệu khác nhau như xuất hiện mẩn đỏ theo mảng, mụn nước dưới da, ngứa da hoặc rát.

Xem thêm chi tiết: Bệnh rôm sảy là gì

2 Cách trị rôm xảy cho trẻ phổ biến nhấn hiện nay

1. Cách trị rôm xảy cho bé bằng Đông y

Theo y học phương Đông, một số bài thuốc có thể điều trị bệnh rôm sẩy:

  • Lấy 2 quả mướp đắng cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho bã vào tấm vải sạch buộc chặt. Lấy nước đó tắm cho bé. Tắm đều đặn các nốt rôm sảy sẽ biến mất. Ngoài ra có thể xay mướp đắng với lá khế chua cũng có tác dụng tương tự. Xem chi tiết cách trị rôm sảy bằng mướp đắng
  • Dùng nước âm ấm, pha chút muối, vắt thêm một hoặc nửa quả chanh sẽ khiến da bé mát mẻ hơn. Nước tắm có muối sẽ làm da bé kháng khuẩn, sát trùng, giữ ẩm. Tuy nhiên không nên cho nhiều vì dễ gây xót cho bé.
  • Lấy 2-3 mớ lá kinh giới, đậu ván cho lên bếp đun với nước rồi tắm cho bé. Những lá này cũng có tác dùng làm mát vùng da, giúp cho những vết rôm sảy biến mất.
  • Lấy gừng rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngày bôi 2-3 lần. Hoặc lấy gừng giã nhỏ, đem gừng cho vào nước tắm cho bé.
  • Lá dâu tằm rửa sạch, nấu với nước, đun sôi và tắm cho bé. Sau đó rắc bột đậu xanh vào chỗ rôm sảy mọc.
  • Dùng rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống. Lấy cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn với giấm và bôi lên chỗ có rôm.
  • Lấy lá tía tô giã nát, bôi lên chỗ rôm sẩy khi em bé vừa tắm xong. Ngoài ra có thể dùng nước cốt tía tô là nước uống cho con cũng sẽ giảm được các nốt mẩn đỏ. Xem chi tiết cách trị rôm sảy bằng lá tía tô
  • Thanh long là loại quả mát da, đây là vị thuốc có tác dụng rất tốt cho những em bé bị rôm sảy. Cắt thanh long thành miếng nhỏ bón cho bé hoặc có thể làm sinh tố, nước ép thanh long.

  • Ngoài ra nha đam không những có tác dụng trị mụn mà còn có khả năng trị rôm sảy. Lấy cây nha đam rửa sạch, lấy phần thịt bên trong bôi vào các chỗ mẩn đỏ. Tuy nhiên nha đam hay có nhựa, nếu dùng không hợp có thể gây ngứa.

Có rất nhiều các phương pháp dân gian để trị rôm sảy, nhưng các mẹ nên nhớ phải rửa lá thật sạch, rửa nhiều lần bằng nước ngâm muối, để ráo nước vì nếu còn bụi bẩn sẽ có rất nhiều vi khuẩn từ bên ngoài vào, không những không khỏi rôm sảy mà làm cho các vết thương mưng mủ và loét sâu hơn.

Xem thêm: Những lưu ý khi tắm lá trị rôm sảy

Ngoài ra cần tăng cường bổ sung hoa quả có nhiều vitamin C như ổi, cam, chanh.., uống các nước thanh mát như nước rau má, nước chanh, ăn các loại cháo hay chè nấu bằng đậu xanh, đậu đỏ, bột sắn dây… hạn chế cho đường vào.

Nếu không điều trị được dứt điểm, hoặc tình trạng này kéo dài, y học phương Tây sẽ giúp bệnh sớm khỏi hơn.

Xem thêm cách trị rôm xảy bằng các loại rau

2. Điều trị rôm sảy cho bé bằng Tây y

  • Sử dụng phấn rôm cho trẻ. Phấn rôm có tác dụng làm mát da và dịu cơn ngứa, làm cho da bé khô thoáng. Tuy nhiên cần phải lựa chọn loại phấn rôm nhẹ dịu và không gây kích ứng da cho bé.

Phấn rôm có hành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm, giúp hỗ trợ việc điều trị rôm sảy ở trẻ.

  • Với những trẻ bị viêm da, rôm sảy lâu nên bôi kem có corticoid giúp kháng viêm kháng khuẩn. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không dùng các loại thuốc mỡ để bôi lên da sẽ khiến da bé bị bít, khó thoát mồ hôi, gây kích ứng cho da bé.
  • Ngoài ra khi xuất hiện các nốt mụn to, mụn mủ các bà mẹ nên sử dụng cồn có chứa iod hữu cơ như batadin.

Chi tiết các phương pháp trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Một số lưu ý khi bôi thuốc, phấn rôm cho trẻ

+ Đối với Phấn rôm

  • Nên thoa một lớp mỏng lên da cho bé trong một ngày xem có bị dị ứng hay không mới tiếp tục bôi.
  • Chọn loại phấn rôm có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, có thành phần chứa những chất không gây nguy hại cho trẻ.
  • Không bôi phấn rôm cho trẻ ở nơi có nhiều quạt gió, không thoa vào vùng bị hăm, viêm nhiễm.
  • Không sử dụng phấn rôm với các vùng gần mắt, mặt, các vùng kín như âm hộ của trẻ, tránh tình trạng phấn rôm bay vào mắt trẻ, hay các vùng kín có thể gây ung thư.
  • Phán rôm được sử dụng ở dạng bột mịn nhẹ, dễ bay, nếu không sử dụng cẩn thận có thể bay vào mũi, miệng trẻ, gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm nếu dùng với vùng bụng dưới của bé gái, dễ gây ra tình trạng u ác tính sau này.

>>Video: Những lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho trẻ

+ Đối với thuốc bôi

  • Không lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên bôi các loại thuốc mỡ, làm cho lỗ chân lông thêm bít, khó thoát mồ hôi, có thể gây kích ứng da ở trẻ.
  • Sau khi bôi thuốc, để trẻ ở trong môi trường thoáng mát, có điều hòa hoặc máy làm ẩm không khí để thuốc nhanh thẩm thấu vào trong da.
  • Nên dừng bôi thuốc nếu sau 1 đến 2 tuần mà bệnh rôm sảy ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Không nên dùng tay bôi trực tiếp thuốc cho trẻ, mà nên dùng tăm bông để chấm thuốc rồi lên vùng da bị rôm sảy.

Tham khảo các loại thuốc bôi rôm sảy cho bé

Ngoài ra, các bà mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, sử dụng loại xà phòng dành riêng cho trẻ em có thành phần tự nhiên và không gây kích ứng da. Nên cho trẻ mặc thoáng mát, dùng các loại quần áo thấm mồ hôi tốt. Hạn chế cho trẻ ăn các thức phẩm như đồ ngọt, đồ nóng, lạnh.

Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, khi ra ngoài cần mặc áo chống nắng, đội mũ, đeo khẩu trang cẩn thận.

Khi tình trạng bệnh rôm sảy kéo dài quá lâu và có dấu hiệu lan rộng ra nhiều bộ phận trên cơ thể. Hoặc nếu trẻ tái phát nhiều lần, có dấu hiệu nhiễm trùng da, sốt thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán và có cách điều trị phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo