Giải đáp: Chữa viêm da dầu như thế nào hiệu quả nhất?

Theo thống kê của ngành da liễu, tỷ lệ dân số mắc viêm da dầu khoảng 2-5%. Mặc dù đây là một bệnh da lành tính nhưng tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì thế cần có cách chữa viêm da dầu đúng cách. Đã có rất nhiều thắc mắc gửi về Cẩm nang bệnh da liễu về cách điều trị viêm da dầu, dưới đây một số câu hỏi được quan tâm và giải đáp của các chuyên gia. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp điều trị, chăm sóc thích hợp.

Bạn nên đọc:

> Nguyên nhân gây viêm da đầu và cách phòng tránh bệnh

> Cách nhận biết triệu chứng viêm da dầu thường gặp

Cách chữa viêm da dầu theo phương pháp tây y?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm da dầu nhằm kiểm soát các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Tùy thuộc vào vị trí, trình trạng của từng bệnh nhân sẽ có những đơn thuốc khác nhau.

Viêm da dầu ở đầu: Dùng các dầu gội chống nấm như selenium sulfide, zinc pyrithione, ketoconazol shampoo 2% gội từ 2-3 lần/tuần, duy trì trong thời gian dài. Nếu trường hợp nặng có thể bôi dung dịch (gel) corticoid nhẹ trong 1-2 tuần.

Vui mừng trở lại Trung tâm Thuốc dân tộc tái khám sau khi sử dụng bài thuốc thảo dược, bệnh viêm da dầu của anh Nguyễn Đỗ Đức Sang (22 tuổi, ở Tân Bình) đã thuyên giảm, không thấy triệu chứng bệnh.

Viêm da dầu ở mặt và thân: Dùng thuốc bôi ketoconazol hàng ngày. Và dùng corticoid dạng kem hoặc lotion bôi trong 102 tuần, sau đó bôi kem pimecrolimus 1%. Cần duy trì bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào mùa đông.

– Viêm da dầu ở các nếp gấp: Dùng dung dịch màu như Milian, Castellani hoặc kem ketoconazol 2%, kem pimecrolimus 1% và tacrolimus bôi hàng ngày.

Ngoài ra, thuốc điều trị toàn thân có thể dùng  itraconazol 200mg, uống ngày 2 viên trong 2 tuần. Bệnh nhân sẽ được xem xét thể trạng để bổ sung dinh dưỡng với các vitamin nhóm B, vitamin B3, B6, vitamin H, uống kẽm.

Nên duy trì điều trị cần thiết để tránh bệnh tái phát bằng cách bôi kem dưỡng ẩm,  ketoconazol 2% và dầu gội hàng ngày. Khi có dấu hiệu bong vảy da có thể dùng salicylic 2%, kem bôi hydrocortison 1-2,5% trong 1 tuần. Các thuốc pimecrolimus 1% hoặc tacrolimus 0,03% có thể dùng lâu dài.

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được các phương pháp điều trị bằng thuốc có thể xem xét sử dụng trị liệu bằng ánh sáng.

PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam

Điều trị viêm da dầu ở trẻ em có khác gì không?

Với điều trị cho trẻ em cần dùng hoạt chất nhẹ phù hợp dành riêng cho từng độ tuổi khác nhau. Cụ thể, để điều trị viêm da dầu cho trẻ em cần thực hiện như sau:

Bôi dầu khoáng để làm mềm các vảy bám trên da đầu trước khi gội đầu 2 tiếng. Trong khi gội có thể dùng lược mềm dành riêng cho trẻ chải nhẹ nhàng để loại bỏ các vảy da đầu.

Nếu không hiệu quả có thể các dầu gội có các chất chống tiết bã như pyrithione zinc hay selenium sulfide hoặc các dầu gội kháng nấm như ketoconazole. Trong trường hợp bị viêm nhiều cần thoa corticoid tại chỗ loại nhẹ như hydrocortisone 1%. Còn nếu bội nhiễm vi trùng cần dùng kháng sinh chống tụ cầu trước khi điều trị corticoid.

Lưu ý: Không nên dùng các chế phẩm có chứa acid salicylic.

ThS.BS.Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi Đồng I. Tp.HCM)

Các thuốc bôi viêm da dầu có tác dụng phụ không?

Các loại thuốc được bôi theo đúng chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ sẽ không có vấn đề gì, tuy nhiên, bệnh nhân nên lưau ý khi dùng kem chứa corticoid cho tổn thương ở mặt và trẻ em. Chỉ sử dụng kem chứa corticoid có tác dụng nhẹ như hydrocortison, dexamethason cho những vùng da nhạy cảm.

Một số tác dụng phụ của corticoid bôi tại chỗ thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, teo da, giãn mạch.

Nếu bệnh nhân phản ứng với thuốc tây có thể điều trị thay thế bằng đông y hay không?

Một số bệnh nhân phản ứng với thuốc tây có thể thay thế bằng cách điều trị viêm da dầu bằng đông y được bào chế từ những dược liệu thiên nhiên. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc trị viêm da dầu do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế với 3 bài thuốc như sau:

– Thuốc bôi với chiết xuất từ cây sơn, củ nghệ, tinh chất ô liên rô…có tác dụng tiêu viêm, tiêu sừng, liều sẹo, giảm dầu thừa trên da.

– Thuốc uống với các dược liệu như tang bạch bì, kim ngân hoa, bồ công anh, sinh địa…có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan.

– Thuốc rửa với tinh chất trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô…có tác dụng sát khuẩn vùng tổn thương, làm sạch dầu.

Ngoài ra, một số các công trình nghiên cứu mới đây cho thấy, việc kết hợp với các biện pháp thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm da dầu như thoa dầu dừa, dầu ôliu hoặc giấm táo. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để tránh những biến chứng do dị ứng với các nguyên liệu trên.

Những sai lầm thường mắc trong cách chữa bệnh viêm da dầu?

Viêm da dầu là một dang viêm da mãn tính không rõ nguyên nhân, diến biến dai dẳng, rất khó điều trị vì thế người bệnh thường chán nản, thất vọng không kiên nhẫn theo liệu trình bác sĩ đã đề ra. Việc này khiến mỗi đợt điều trị thất bại đều phải bắt đầu lại từ đầu rất tốn thời gian và tiền bạc của bệnh nhân.

Một sai lầm khác là viêm da dầu có thể nhầm lẫn với bệnh vảy nến, nấm nông da, nấm Candida kẽ, lupus ban đỏ bán cấp hoặc một số bệnh da khác. Do đó, nhiều người khi thấy da chỉ hơi đỏ, bong vảy nhiều liền mua thuốc bôi, việc bôi quá nhiều loại thuốc khiến bệnh nặng hơn và gây khó khăn cho bác sĩ điều trị.

DS. Thanh Hoài

Có chữa viêm da dầu khỏi hẳn không?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu dành cho viêm da dầu, các thuốc đang sử dụng chỉ có tác dụng kiểm soát dấu hiệu, triệu chứng. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng, duy trì điều trị có thể bệnh sẽ khỏi hẳn hoặc làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra trong một thời gian dài.

Thời gian điều trị viêm da dầu khoảng bao lâu?

Viêm da dầu rất khó điều trị, bệnh thường kéo dài dai dẳng đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, di truyền, đôi lúc phải sống chung với căn bệnh này. Vì thế, rất khó để xác định được thời gian điều trị của bệnh. Bệnh nhân nên kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ, nếu thời gian đầu điều trị chưa thấy thuyên giảm, đừng nóng vội, bỏ dở điều trị giữa chừng.

Địa chỉ khám và điều trị viêm da dầu uy tín?

Bệnh nhân có thể đến các chuyên khoa hoặc bệnh viện da liễu trên toàn quốc để được chẩn đoán, điều trị thích hợp.

>> Các địa chỉ tư vấn da liễu uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh

>> 7 địa chỉ tư vấn da liễu, điều trị da liễu ở Hà Nội

Điều trị viêm da dầu cần lưu ý những gì?

Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân nên lưu ý một số điểm để việc điều trị đạt hiệu quả hơn như sau:

  • Tránh cào, gãi, bóc vảy ở vùng da bị bệnh.
  • Các yếu tố như stress, nghiện rượu …có thể làm bệnh nặng hơn vì thế bệnh nhân nên tránh những thói xấu này trong và sau quá trình điều trị.
  • Nên thường xuyên bổ sung nước, các rau củ tươi và chế độ dinh dưỡng giàu vitamin E, C và kẽm.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có đường, thức ăn nhiều dầu mỡ và thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.

Lời khuyên: Chữa viêm da dầu đòi hỏi bệnh nhân cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối  không tự ý dùng các loại thuốc bôi, uống, đắp theo sự mách bảo.

Quỳnh Nguyễn (TH)

TIN NÊN XEM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo