Bệnh viêm da dầu: Cách nhận biết triệu chứng và hỗ trợ điều trị

Viêm da dầu là một bệnh tương đối phức tạp từ triệu chứng, nguyên nhân đều không rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh thường xem nhẹ, tự ý điều trị dẫn đến hậu quả là bôi quá nhiều loại thuốc làm bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn. Vậy viêm da dầu là gì? nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.

>> 3 cách điều trị viêm da dầu ở mặt

>> Viêm da dầu ở đầu

Viêm da dầu là gì?

Theo bác sĩ Trần Trị Huyền (Bệnh viện Da liễu Trung ương), viêm da dầu có tên khoa học là Seborrheic Dermatitis. Đây là tình trạng viêm da mãn tính không rõ căn nguyên, diễn biến dai dẳng, điều trị khó khăn, tỷ lệ tái phát cao.

Thống kê của ngành da liễu cho biết, tỷ lệ người dân mắc bệnh chiếm khoảng 2-5%.

Cách nhận biết bệnh viêm da dầu

Viêm da dầu thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi hoặc người lớn trên 30 tuổi, ít gặp ở thanh thiếu niên. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn hơn nữ giới, có tính gia đình và có xu hướng bặng hơn vào mùa đông.

Vui mừng trở lại Trung tâm Thuốc dân tộc tái khám sau khi sử dụng bài thuốc thảo dược, bệnh viêm da dầu của anh Nguyễn Đỗ Đức Sang (22 tuổi, ở Tân Bình) đã thuyên giảm, không thấy triệu chứng bệnh.

Bệnh xuất hiện ở những vùng da có nhiều tuyến bã hoạt động mạnh như mặt, đầu, ngực, lưng và các nếp gấp lớn. Biểu hiện cụ thể tại một số vị trí da thường gặp như sau:

– Viêm da dầu ở đầu: Biểu hiện của viêm da dầu thường xuất hiện từ từ, gây vảy gầu khô và dính ở da đầu, có thể gây ngứa nhưng không làm rụng tóc. Ở giai đoạn muộn hơn da đầu trở nên đỏ ở nang lông, liên kết với nhau và có thể lan xuống trán, sau tai, ống tai ngoài và cổ.

Hình ảnh viêm da dầu ở đầu

– Viêm da dầu ở mặt: Tổn thương là những dát đỏ có vảy, thường gặp ở vùng giữa hai lông mày, rãnh mũi má.

Hình ảnh viêm da dầu ở mặt

– Viêm da dầu ở thân mình: Ban đầu là sẩn đỏ ở nang lông trên có vảy mỡ, sau đó các sẩn liên kết với nhau tạo thành mảng lớn, có nhiều cung như hình cánh hoa, ở giữa có vảy mỏng, xung quanh là các sẩn màu đỏ thẫm, trên có vảy mỡ ở trước ngực, vùng liên bả vai.

Hình ảnh viêm da dầu toàn thân

– Viêm da dầu ở các nếp gấp: Biểu hiện giống viêm kẽ như da đỏ, giới hạn rõ, trên có vảy mỡ.

Lưu ý: Viêm da dầu rất dễ nhầm lẫn với vảy nến, nấm nông da, nấm Cadida kẽ, lupus ban đỏ bán cấp và nhiều bệnh da khác.

Nguyên nhân gây viêm da dầu

Mặc dù nguyên nhân gây viêm da dầu chưa được xác định nhưng dựa trên đặc điểm chung của các bệnh nhân, một số tài liệu y khoa chỉ ra rằng nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acne đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh.

Ngoài ra, những đối tượng sau đây có nguy cơ cao bị mắc bệnh:

  • Người có cơ địa dị ứng, da nhờ
  • Bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh này hoặc bệnh vảy nến
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch như trải qua quá trình cấy ghép cơ quan nội tạng, người nhiễm HIV
  • Người bị rối loạn hệ thần kinh, mắc bệnh mất trí nhớ, trầm cảm

Viêm da dầu và cách điều trị

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây viêm da dầu hiện vẫn chưa rõ ràng, biểu hiện giống nhiều bệnh da liễu khác vì thế, việc điều trị gây nhiều khó khăn. Bệnh nhân cần phải được chẩn đoán chính xác và chỉ định điều trị cụ thể. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh viêm da dầu đang được áp dụng hiện nay:

– Chữa viêm da dầu bằng tây y

Chữa viêm da dầu ở đầu: Dùng các loại dầu gội chống nấm dài ngày, gội từ 2-3 lần/tuần. Trường hợp nặng có thể bôi dung dịch (gel) corticoid nhẹ trong thời gian ngắn từ 1-2 tuần. Trong trường hợp có vảy dày cần điều trị bằng các loại kem chứa corticosteroid hoặc salicylic acid.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Cách chữa viêm da dầu ở mặt: Dùng thuốc bôi corticoid loại nhẹ (dạng kem, lotion) trong 1-2 tuần, sau đó bôi kem pimecrolimus 1%. Bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày và bôi duy trì. Ngoài ra, dùng Glucocorticoid bôi tại chỗ 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp.

Điều trị viêm da dầu duy trì đóng vai trò quan trọng để tránh bệnh tái phát và hạn chế bệnh nặng hơn, vì thế, sau khi điều trị bệnh nhân cần bôi kem dưỡng ẩm, ketoconazol 2% và shampoo dùng duy trì.

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nặng không đáp ứng với thuốc có thể phải áp dụng chiếu tia cực tím tại chỗ.

– Chữa viêm da dầu bằng đông y

Theo đông y, viêm da dầu chủ yếu xuất phát từ việc rối loạn tuyến bã bên trong cơ thể, cộng với những yếu tố bên ngoài như khí hậu, môi trường gây ra. Nguyên tắc điều trị viêm da dầu áp dụng đồng thời cả bên trong, bên ngoài từ những dược liệu từ thiên nhiên. Tham khảo 3 dạng thuốc chữa viêm da dầu do Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế:

+ Thuốc bôi ngoài được bào chế từ chiết xuất cây sơn, củ nghệ, ô liên rô, trầu không, đạm trúc diệp…có tác dụng tiêu viêm, tiêu sừng, liền sẹo, giảm dầu, thông thoáng lỗ chân lông.

+ Thuốc uống trong gồm những dược liệu: Tang bạch bì, kim ngân hoa, bồ công anh, sinh địa, khổ sâm, hoàng cầm, hạ khô thảo…có tác dụng loại bỏ độc tố, tiêu viêm, thanh nhiệt, mát gan.

+ Thuốc ngâm rửa với thành phần tinh chất trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng, dâu tằm…có tác dụng sát khuẩn, sạch dầu thừa, làm mềm tổn thương.

– Hỗ trợ điều trị viêm da dầu bằng nguyên liệu thiên nhiên

Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine, những nguyên liệu thiên nhiên dưới đây giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời giúp hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Bạn có thể tham khảo một số các nguyên liệu dưới đây:

  • Các loại tinh dầu

Các loại tinh dầu đa phần đều có tính dưỡng ẩm, một số có thêm tác dụng khám khuẩn, kháng viêm giúp ngăn ngừa những cơn bùng phát do viêm da dầu gây ra. Để chữa viêm da dầu có thể kể đến những loại tinh dầu như trà xanh, ô liu, dầu dừa. Trong đó cần pha loãng tinh dầu trà với dầu dừa hoặc dầu ô liu trước khi áp dụng lên da.

Bệnh nhân cần dùng 8-10 giọt tinh dầu trà xanh hòa cùng dầu dừa (dầu ô liu) theo tỷ tệ 1:1, sau đó massage nhẹ nhàng lên da bị tổn thương.

  • Nha đam

Một số các công trình khoa học chứng minh rằng chiết xuất nha đam có tác dụng trong điều trị viêm da dầu nhờ có tính kháng viêm cao. Để hỗ trợ điều trị viêm da dầu bằng nha đam, người bệnh chỉ cần lấy nhánh nha đam gọt vỏ, thoa gel lên vùng da bệnh từ 5-10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

  •  Giấm táo

Giấm táo chứa axit tự nhiên có thể xem như là một chất chống bạt sừng, vì thế có thể giúp loại bỏ tế bào chết trên da, đặc biệt là đầu bị viêm da dầu. Người bệnh có thể pha giấm táo với nước gội đầu, massage trong vòng vài phút rồi gội lại với nước sạch. Dùng thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa, vảy da thừa rất hiệu quả.

Lời khuyên

Vì chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh do đó để phòng tránh được bệnh trước hết, bệnh nhân cần nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề khánh và chăm sóc da đúng cách. Ngoài đảm bảo về sức khỏe thể chất, người bệnh cần đảm bảo sức khỏe tinh thần, tránh stress, căng thẳng.

Viêm da dầu có chữa khỏi được không không thể khẳng định vì đây là bệnh rất dễ tái phát. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài nhiều tuần, nếu ngưng điều trị bệnh tái phát sẽ phải điều trị lại từ đầu. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc gây khó khăn trong điều trị sau này.

Quỳnh Nguyễn (TH)

TIN NÊN XEM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo