Các loại nấm da thường gặp nhất nên phòng tránh

5 loại nấm da thường gặp dưới đây mà ai trong chúng ta ít nhất một lần trong đời cũng có thể mắc phải bởi đây là một bệnh da liễu phổ biến ở một nước nhiệt đới như Việt Nam.

>>> 6 Nguyên nhân bị nấm da rất nhiều người mắc nên phòng tránh

>>> Các triệu chứng nấm da – hiểu rõ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời

Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa ẩm nên là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da phát sinh, phát triển, trong đó nấm da là căn bệnh phổ biến bậc nhất. Chính vì vậy việc tìm hiểu triệu chứng cũng như cách điều trị các loại nấm da thường gặp sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về căn bệnh để nhanh chóng loại bỏ bệnh cho thật hiệu quả.

Đặc điểm chung của bệnh nấm da

Nguyên nhân gây nấm da là do vi nấm dermatophytes gây nên. Khi đó các sợi nấm sẽ liên kết với nhau tạo thành búi nấm, đến khi già hay lượng chất dinh dưỡng không còn thì bào tử sẽ được hình thành từ búi nấm. Tại những vùng da ẩm ướt, nhiều mồ hôi là điều kiện để nấm xuất hiện và gây bệnh như kẽ các ngón chân, bẹn, bìu, nách, cổ, nếp dưới vú, xung quanh thắt lưng,…

Khi mắc nấm da người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do sợi nấm tiết ra độc tô gây kích ứng da. Chính vì vậy bệnh nhân thường dùng tay gãi ngứa gây trầy xước, làm cho vi nấm lây lan trên diện rộng. Thậm chí còn gây viêm nhiễm da, chàm hóa và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sức khỏe của người bệnh.

5 loại nấm da thông thường

Dưới đây là các loại nấm da thường gặp nhất, cùng tham khảo nhé.

1. Nấm kẽ

Bệnh nấm kẽ do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans gây ra. Những đối tượng dễ mắc căn bệnh này là người thường xuyên phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày như nông dân, vận động viên bơi lội, người vệ sinh cống rãnh…

Các dạng của nấm kẽ thường gặp là thể tróc vảy khô, thể mụn nước, thể viêm kẽ.

2. Nấm thân

Nấm thân với căn bệnh điển hình là hắc lào. Biểu hiện đầu tiên khi bị bệnh là vùng da ngứa ngáy, khó chịu. Kèm với đó là xuất hiện một vệt màu hơi đỏ, có viền rõ rệt. Mụn nước lấm tấm hình thành ở trên viền.

Nếu không điều trị viền này sẽ ngày càng lan rộng tạo thành hình tròn như đồng tiền hoặc tạo thành nhiều hình vòng cung. Nếu người bệnh không giữ gìn mà gãi gây trầy xước, khiến các vi nấm gây bệnh lây lan sang các vùng khác trên cơ thể.

Hắc lào là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh, lây trực tiếp từ người qua người thông qua việc dùng chung quần áo, chăn màn, khăn tắm, khăn mặt, ngủ chung giường. Ngoài ra còn có thể tự lây nhiễm sang các vùng da khác trên cơ thể.

3. Nấm móng

Nguyên nhân gây ra nấm móng là do vi nấm trichophyton gây nên. Dấu hiệu bệnh là màu móng bị mất, có thể bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào. Mặt móng xuất hiện các lỗ chỗ hay hình thành rãnh. Chất bột vụn hình thành ở dưới rãnh. Bệnh không được điều trị sớm sẽ lây sang các vùng móng khác và càng ngày móng càng bị vàng hoặc đục.

Bên cạnh đó nấm candida albicans gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi lõm. Vùng góc móng tổn thương kèm theo sưng đỏ, thậm chí bị mưng mủ.

4. Nấm tóc

Nguyên nhân gây nấm tóc là do vi nấm piedra hortai gây nên. Dấu hiệu nhận biết là xuấtt hiện nhiều hạt màu đen bám trên mỗi sợi tóc. Bệnh nhân vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường vì tóc không hề bị rụng.

Thế nhưng nấm tóc do vi nấm trichophyton gây ra thì trên da đầu xuất hiện nhiều tổn thương. Đó là các vết tròn nhỏ với kích thước từ 3-5mm. Vùng da đầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu kèm theo là các vảy da đầu.

5. Bệnh lang ben

Căn bệnh này do vi nấm pityrosporum gây nên. Bệnh lang beng gây ngứa ngáy rất khó chịu. Biểu hiện là vùng da xuất hiện các đốm màu trắng hoặc màu đen. Vào những ngày nắng nóng hay ra mồ hôi nhiều tình trạng ngứa ngáy càng gia tăng.

Mức độ và tình trạng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức đề kháng của cơ thể, nồng độ pH của da, độ ẩm da, việc giữ gìn vệ sinh da.

Làm gì khi bị nấm da

Khi mắc các bệnh nấm da thường gặp thì bạn hãy nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh. Đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định, đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị dễ gây tác dụng phụ mà còn khiến mức độ bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Khi bị nấm da cần giữ gìn, vệ sinh da sạch sẽ, đảm bảo làn da luôn được khô, thông thoáng. Không mặc chung quần áo, sử dụng đồ dùng với người khác. Đặc biệt cần phải điều trị bệnh cho những người sống chung để phòng bệnh, tránh để lây lan thành dịch.

Trên đây là thông tin về các loại nấm da thường gặp, hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo