6 Nguyên nhân bị nấm da rất nhiều người mắc phải

Nấm da cũng như nhiều bệnh khác cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh, điều trị hợp lí. Dưới đây là 6 nguyên nhân bị nấm da phổ biến nhưng ít người đề phòng.

>>> Nấm da mặt có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì

>>> Các triệu chứng nấm da – hiểu rõ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời

Nguyên nhân bị nấm da chủ yếu là do vệ sinh kém, tiếp xúc với người bệnh, do nguồn nước nhưng cũng có những nguyên nhân ít ai ngờ tới. Chính vì thế, nhiều người chủ quan khiến bệnh lây lan và phát triển nặng hơn.

Nấm da là gì? Triệu chứng của nấm da

Bệnh nấm da là gì?

Nấm da là một trong số các bệnh nhiễm trùng da thường gặp, bệnh do những chủng nấm ưa keratin của lớp sừng và phần phụ của da gây nên, những chủng nấm này gọi chung là Dermatophytes gồm 3 chủng lớn là: Trichophyton, Epidermophyton và Microsporum. Bệnh có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như: đầu, tay, chân,…

Triệu chứng chủ yếu của nấm da

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh nấm da là ngứa, nó làm cho bệnh nhân rất khó chịu, khi gãi làm lây lan mầm bệnh, đồng thời làm nhiễm trùng da gây mưng mủ, lở loét… Vì vậy, hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi làm nhiễm trùng da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sự phát triển nền y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều phương pháp giúp làm giảm tình trạng bệnh cũng như giúp điều trị nấm da hiệu quả, trong đó các phương pháp được ưa dùng cũng như hiệu quả cao phải kể đến như dùng thuốc bôi, thuốc uống, dầu gội diệt nấm, đun nước thảo dược gội đầu, trị nấm bằng mẹo dân gian…

Mặc dù vậy, nhưng những phương pháp này đều chưa đem lại hiệu quả như mong đợi, vẫn không thể trị dứt điểm hòa toàn bệnh nên khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ có cơ hội tái phát. Muốn điều trị tận gốc bệnh, đầu tiên bạn cần phải nắm rõ những nguyên nhân gây bệnh nấm da là gì rồi mới có thể xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Do đó, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích về những tác nhân và yếu tố gây bệnh nấm da.

6 Nguyên nhân gây bệnh nấm da

1. Nhiễm nấm trực tiếp từ người có mầm bệnh

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nấm da nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua việc dùng chung đồ của người bệnh như khăn lau đầu, lược, chăn màn, gối đầu, quần áo…nằm chung giường.

2. Vệ sinh kém

Cơ thể không sạch sẽ là một trong những yếu tố giúp vi khuẩn và vi nấm phát triển và gây bệnh. Nhất là vào mùa hè, vi nấm sinh sôi rất nhanh do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và bã nhờn, khi chúng kết hợp với các tế bào chết sẽ tạo môi trường để vi nấm trú ẩn và gây bệnh.

Do đó, tự chủ động phòng bệnh và hạn chế tốc độ lây lan của bệnh bằng cách tắm gội, vệ sinh sạch sẽ, giặt chăn gối, ga giường, khăn tắm thường xuyên để vi nấm không có cơ hội gây bệnh.

3. Do nguồn nước

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, thường xuyên tắm gội sẽ giúp phòng tránh lây nhiễm nấm da tuy nhiên có rất nhiều trường hợp vẫn nhiễm nấm dù đã tắm gội sạch sẽ hàng ngày. Nguyên nhân chính là do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn và vi nấm nên khi sử dụng tắm gội thì vẫn sẽ có nguy cơ cao bị viêm da và nấm da đầu.

4. Do thói quen xấu

Thói quen buộc tóc hoặc đi ngủ khi tóc ướt, không lau khô cơ thể sau khi tắm hoặc vận động mạnh nhìn thì có vẻ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng đây lại là một thói quen xấu khiến nhiều người bị nấm da.  Vì vậy, hãy đảm bảo tóc và cơ thể luôn khô ráo trước khi đi ngủ hoặc sau khi vận động mạnh, tắm rửa để tránh tạo mội trường để bệnh phát triển.

5. Mắc bệnh do tiếp xúc với động vật

Nguyên nhân bị nấm da là do tiếp xúc với động vật trong gia đình có rất nhiều nhưng lại ít người ngờ đến. Điều này là hoàn toàn có thể, bạn có thể có nguy cơ bị nấm da da nếu tiếp xúc với vật nuôi chứa mầm bệnh hoặc tiếp xúc với những đồ vật mà chúng cũng tiếp xúc.

6. Từ đất sang người

Đất bẩn có nguy cơ cao nhiễm nấm, đất bẩn cũng là môi trường thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Do vậy, khi bạn vô tình chạm hay giẫm phải các loại đất bẩn này, nấm cũng dễ dàng tiếp xúc và lây lan trên làn da của bạn.

Khi bị bệnh nấm da, bạn cần đến khám bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ những kết quả có được, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định điều trị đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Không nên tự mua thuốc về điều trị bởi bệnh không khỏi mà còn làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.

 

Phòng bệnh nấm da

Bệnh nấm da thường để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ như gây rụng tóc, để lại sẹo, vì vậy mà mọi người tuyệt đối không được xem thường. Lưu ý những điều dưới đây để giảm thiểu tối đa khả năng bị bệnh.

  • Để đề phòng bệnh nấm da, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ, da luôn được thoáng mát.
  • Tuyệt đối không mặc chung quần áo, không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, không dùng chung chăn, gối và không ngủ chung giường với người đang bị bệnh nấm da.
  • Bổ sung các loại vitamin tốt cho da như vitamin C, E, A và uống đủ 2 lít nước/ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động, nhưng lưu ý tắm rửa sau khi vận động hay ra nhiều mồ hôi.

Trên đây là những nguyên nhân bị nấm da thường gặp nhất, bạn có thể tránh xa những thói quen lối sống không tốt để phòng ngừa nấm da xuất hiện. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo