Bệnh nấm da chân và tất tật những điều người bệnh cần biết

Nấm da chân không phải bệnh nan y hay mãn tính nên hoàn toàn có điều trị được. Tuy nhiên, bệnh này khá dai dẳng và hay tái phát, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về bệnh để có phương pháp điều trị dứt điểm và triệt để.

Bạn nên đọc:

> Trị nấm da chân bằng thuốc nam: An toàn, hiệu quả, không tốn kém!

Trị nấm da chân bằng rau sam: Hiệu quả “bất ngờ” đến từ loại rau dân dã!

Bệnh Nấm da chân là gì?

Nấm chân hay Nấm da chân là một trong những căn bệnh da liễu gây nhiều ảnh hưởng nhất đến ngoại hình, đời sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Theo đó, Nấm da chân là tình trạng viêm nhiễm, lở loét do nấm gây ra (chủ yếu là 3 chủng nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes và Epidermophyton floccosumi) ở lớp da ngoài cùng của bàn chân, thường là những khu vực ẩm ướt như kẽ các ngón chân, lòng bàn chân hoặc cũng có thể ở các vị trí như mu bàn chân,…

Bệnh Nấm da chân

Bệnh Nấm chân phổ biến đến mức, hầu như ai cũng ít nhất mắc phải trong đời. Nấm chân tấn công mọi đối tượng, từ già đến trẻ, nam đến nữ, tuy nhiên người lớn dễ mắc bệnh hơn trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh này thường gặp nhiều ở các vận động viên thể thao.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Nấm da chân?

Như đã nói ở trên, Nấm chân chủ yếu là do 3 chủng nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes và Epidermophyton floccosumi gây ra, ngoài ra còn có có 1 số chủng nấm khác như Trichophyton tonsurans (ở trẻ em), Scytalidium dimidiatum, Scytalidium hyalinum và các chủng Candida. Nguyên nhân khiến các chủng nấm này tấn công người bệnh thường là do việc giữ vệ sinh chân không tốt, hoặc hay để chân ẩm ướt đi ngủ. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như:

+ Do đi giày dép chật, không thông thoáng, đặc biệt là những đôi giày có chất liệu từ nhựa vinyl, cao su,…

+ Do người bệnh hay bị ra mồ hôi chân

Nguyên nhân bệnh Nấm da chân

+ Do mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch yếu

+ Do bị lây nhiễm qua việc sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người bệnh như: giày dép, khăn lau chân, tất,…

+ Do cơ địa nhạy cảm

+ Do bàn chân không có tuyến bã nên dễ bị nấm nhòm ngó, tấn công.

+ Do thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa, bệnh thường có xu hướng tăng cao hơn.

Bệnh Nấm chân có những biểu hiện, triệu chứng cụ thể ra sao?

Các tế bào nấm có thể tấn công nhiều vị trí trên bàn chân người bệnh như giữa các kẽ ngón chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, gan bàn chân,… và với mỗi vị trí như vậy thì các biểu hiện, triệu chứng lại có sự khác nhau. Ngoài triệu chứng chung và điển hình nhất là ngứa ngáy dai dẳng kéo đài thì khi mắc bệnh Nấm chân, người bệnh sẽ thấy những biểu hiện tổn thương như sau:

+ Nấm ở mu bàn chân:  Vùng da bị bệnh xuất hiện các mảng da màu đỏ có kích thước từ 1-5mm, có vảy và cực kỳ ngứa. Bờ gờ cao, mọc những mụn nước nhỏ li ti, vảy da, có hình dạng tròn hoặc vòng cung, ở khu vực giữa thương tổn làn da trông bình thường.

+ Nấm ở kẽ ngón chân: Các tổn thương thường xuất hiện ở ngón thứ 3 hoặc thứ 4 trên bàn chân. Lúc đầu da ở các khu vực này bị khô lại, sau đó bong tróc, trường hợp bị nặng sẽ dẫn đến lở loét, viêm nhiễm, mưng mủ, đồng thời mọc cả mụn nước, cực kỳ đau đớn và khó chịu.

Nấm kẽ chân

+ Nấm ở lòng bàn chân: Xuất hiện các vùng da màu hồng hoặc đỏ phân rõ ranh giới với các vùng da lành. Các mảng da bị bệnh có kích thước nhỏ hoặc lớn, mật độ ít hoặc nhiều tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

+ Nấm da bong nước: Vị trí phát bệnh thường ở mu bàn chân hoặc lòng bàn chân, với triệu chứng là các nốt mụn ngứa  và đau.

Trường hợp bị nấm chân nặng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng lở loét, mụn nhọt, dày sừng đau đớn, loét bàn chân thường gặp nhất ở những người bệnh có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu hoặc các trường hợp nười bệnh bị tiểu đường.

Nấm chân nặng

Dù xuất hiện ở vị trí nào, biểu hiện ra sao thì bệnh Nấm da chân đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình và tinh thần của người bệnh, nhất là những cơn đau đớn, buốt rát mỗi khi bước đi.

Bệnh Nấm chân có lây không và lây qua những con đường nào?

Tất cả các loại bệnh nấm bao gồm cả nấm chân đều có khả năng lây nhiễm cực cao ra không khí và môi trường xung quanh, lây qua việc dùng chung đồ đạc cá nhân như tất, giày dép, khăn lau chân,…

Nếu gia đình bạn có người mắc nấm chân, bạn nên mua bột chống nấm và rắc xung quanh các góc nhà để ngăn chặn tối đa nguyn cơ lây bệnh.

Bệnh Nấm chân có nguy hiểm không?

Nấm chân nếu nhẹ thì không gây ra nguy hiểm, đe dọa gì nhưng nếu để nặng, không chịu điều trị sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng, nhất là với những người bệnh vốn đã mắc tiểu đường, bạch cầu, hay những người bệnh có hệ thống miễn dịch kém, những người từng cấy ghép nội tạng, mắc HIV. Những người này sẽ gặp nguy cơ nhiễm trùng, lở loét da cao hơn rất nhiều.

Bệnh Nấm chân có thể điều trị bằng những cách nào?

 Để điều trị Nấm chân thì người bệnh có thể nhờ cậy đến 2 phương pháp phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay là trị bệnh bằng Tây y và trị bệnh bằng Đông y. Xét về ưu nhược điểm của 2 phương pháp này thì về hiệu quả điều trị là như nhau nhưng Tây y cho thời gian tác dụng nhanh hơn còn về giá cả thì Đông y thường “mềm” hơn do các nguyên liệu sử dụn đều từ thiên nhiên, một số nguyên liệu có thể kiếm ngay trong nhà bếp, không tốn kém 1 xu.

Tuy nhiên, Đông y còn có 1 điểm nhỉnh hơn hẳn, đó là nếu Tây y thường gây ra một số tác dụng phụ như teo da, khô da, kích ứng da,… thì Đông y lại cực kỳ an toàn và lành tính. Chính vì vậy, những năm gần đây người bệnh thường có xu hướng đổ xô vào Đông y hơn.

Dưới đây là một số loại thuốc và bài thuốc cụ thể được sử dụng trong 2 phương pháp này:

  • Trị Nấm chân bằng Tây y

Tùy theo tình trạng nấm nặng hay nhẹ, bác sĩ có thể kê cho người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi kháng nấm tại chỗ, thuốc uống tác dụng toàn thân hoặc thậm chí kết hợp cả hai. Dù là thuốc uống hay thuốc bôi thì do đều gây ra tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong vòng từ 1-6 tuần, không dùng kéo dài. Ngoài ra các thuốc bôi không được sử dụng trên vùng da rộng.

Các loại thuốc trị nấm chân phổ biến nhất có thể kể đến như:

+ Nhóm thuốc bôi cho tác dụng kháng nấm tại chỗ: Thuốc Clotrimazole (bôi 2-3 lần/ ngày, trong 2-6 tuần, không nên dùng thuốc cho trẻ nhỏ), thuốc  Ketoconazole (bôi 1-2 lần – trong 4 tuần), thuốc Econazole (bôi 1-2 lần trong 4 tuần), thuốc Oxiconazole (bôi 2 lần/ ngày trong 4 tuần), thuốc Sertaconazole nitrate (bôi 2 lần/ ngày trong 4 tuần, chống chỉ định với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi), thuốc Terbinafine (bôi 2 lần/ ngày trong 1-4 tuần, không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi),…

Thuốc Terbinafine

+ Nhóm thuốc đường uống cho tác dụng chống nấm diện rộng: thuốc itraconazole, thuốc terbubafine, thuốc fluconazole.

  • Trị Nấm chân bằng Đông y

Các bài thuốc trị Nấm chân bằng Đông y nhìn chung khá phong phú với nhiều vị thuốc, loại lá khác nhau. Tuy nhiên, Camnangbenhdalieu sẽ chọn lọc những bài thuốc trị Nấm chân nổi tiếng và hiệu quả nhất để giới thiệu đến người đọc:

+ Trị Nấm chân bằng nước lá kim ngân: Người bệnh rửa sạch lá kim ngân, sau đó đem đun lấy nước đặc để rửa ngâm rửa các vùng da bị bệnh, trong lúc ngâm có thể lấy bã lá chà nhẹ nhàng lên các vùng nấm. Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ tuần.

+ Trị Nấm chân bằng lá chè xanh: Lấy 30g lá chè xanh cùng 30g lá phèn đen đun đặc lấy nước để ngâm rửa chân, sau đó lấy lá lốt và cà dại trắng giã nát, có thể thêm ít nước. Dùng tăm bông chấm đều hỗn hợp nước cốt trên vào những chỗ da bị tổn thương.

Trị Nấm chân bằng rau sam

+ Trị Nấm chân bằng rau sam: 100g rau sam, đem rửa sạch, giã nát cùng với 1 ít muối. Người bệnh lấy băng gạc sạch bọc bã rau lại rồi chấm đều và liên tục lên các vùng da bệnh, thực hiện cách này liên tục 1 lần/ ngày trong một khoảng thời gian sẽ thấy các triệu chứng nấm giảm thiểu  rõ rệt.

+ Trị Nấm chân bằng phèn chua: Người bệnh ngâm 1 cục phèn chua với nước cho tan ra, sau đó lấy chính nước phèn để ngâm, rửa các vùng chân bị bệnh. Các chất có trong phèn sẽ giúp diệt nấm, giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh Nấm chân hiệu quả?

Phòng bệnh Nấm chân không hề khó, chỉ cần tất cả mọi người xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt tốt, kết hợp việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là được. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích nhất, giúp phòng tránh nấm chân hiệu quả:

+ Không đi chung giày, dép với người khác

+ Giữ cho chân sạch sẽ, khô thoáng

+ Không nên đi chân trần

+ Sử dụng các loại giày dép có chất liệu thông thoáng

+ Thay tất thường xuyên, đặc biệt là những người hay ra mồ hôi chân.

+ Đi dép không thấm nước ở các khu vực công cộng như: bể bơi, phòng tập gym,…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo