Bệnh Nấm da tay – Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị!

Nấm da tay là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay, có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến ngoại hình, bệnh còn cản trở, gây rắc rối cho đời sống sinh hoạt hàng ngày và chất lượng sống, chất lượng công việc của người bệnh.

Bạn nên đọc:

5 nguyên nhân gây nấm da tay điển hình nhất, biết ngay để phòng tránh!

> Các loại nấm da thường gặp nhất nên phòng tránh

Bệnh Nấm da tay là gì?

Nấm da tay là một dạng của bệnh Nấm da, với những biểu hiện đặc trưng là tình trạng lở loét, viêm nhiễm, cùng ngứa ngáy tại các khu vực ẩm ướt trên da tay người bệnh như giữa các kẽ ngón tay, lòng bàn tay, khi vực dưới cánh tay,… và thường chỉ phát bệnh ở một của tay.

Bệnh Nấm bàn tay

Tác nhân gây bệnh được xác định là do 1 loại nấm có tên Dermatophytes gây ra. Loại nấm này lúc đầu hình thành từ những sợi nấm nhỏ, sau đó bắt đầu liên kết lại với nhau, tạo thành từng bụi nấm, khi già hoặc đã hết các dưỡng chất thì sẽ hình thành nên bao tử.

Do biểu hiện bề ngoài của Nấm da tay khá giống với Eczema và vảy nến nên người bệnh thường bị nhẫm lần, dẫn đến việc lựa chọn sai thuốc trong việc điều trị.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh Nấm da tay?

Nguyên nhân dẫn đến việc nấm Dermatophytes tấn công da tay người bệnh thường là do việc giữ gìn vệ sinh tay còn kém. Ngoài ra thì còn có thể do một số nguyên nhân sau đây:

+ Do sử dụng các loại găng tay chất liệu kín, bí bách, không thoát được mồ hôi

+ Do không vệ sinh tay sạch sau khi tiếp xúc với những thứ bẩn thỉu, ô nhiễm

+ Do lây từ người bệnh, thông qua việc dùng chung đồ đạc cá nhân như: găng tay, khăn lau tay,…

+ Do gãi ngứa khi chưa rửa tay

+ Do tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm

+ Do lây nhiễm từ động vật nuôi trong nhà như chó, mèo.

+ Do cơ địa nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công.

Bệnh Nấm da tay có những biểu hiện, triệu chứng đặc trưng ra sao?

Triệu chứng kinh điển nhất của bệnh Nấm da tay nói riêng và bệnh Nấm da nói chung là gây ra những cơn ngứa ngáy không ngừng, cực kỳ khó chịu, bứt rứt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khiến vùng da tay bị bệnh hơi nóng và rát.

Khi bị nấm tấn công, da tay của người bệnh sẽ xuất hiện các nốt phát ban hình tròn màu đỏ, phân rõ ranh giới với các vùng da lành. Lúc đầu các nốt tròn này kích thước còn nhỏ, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ngày càng lan rộng, cộng thêm việc người bệnh ngứa ngáy quá mà gãi nên gây ra lở loét, viêm nhiễm, sưng mủ, bốc mùi hôi khó chịu.

Bệnh Nấm da tay

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, bệnh này có biểu hiện bề ngoài rất giống với Vảy nến, Eczema, nên khi thấy bàn tay có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh.

Bệnh Nấm da tay có nguy hiểm không?

KHÔNG! Nấm da không gây ra bất kỳ nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không được vì thế mà chủ quan do đây là căn bệnh da liễu cực kỳ dai dẳng và rất dễ tái phát, không những vậy, lần phát bệnh sau còn nặng và khó trị hơn lần trước.

Bên cạnh đó, Nấm da tay cũng gây ra không ít rắc rối, phiến toái đến đời sống hàng ngày của người bệnh. Ảnh hưởng đến ngoại hình đã đành, bệnh còn ảnh hưởng đến cả sinh hoạt hàng ngày, khi chỉ cần cầm nắm bất kỳ vật gì tay cũng có thể đau đến chảy cả nước mắt.

Bệnh Nấm da tay có lây lan không?

CÓ! Bệnh này có nguy cơ lây lan rất nhanh và cao ra không khí và môi trường xung quanh, lây từ động vật sang người, hoặc lây từ chính người này cho người khác thông qua việc tiếp xúc , dùng chung đồ đạc cá nhân.

Nếu nhà bạn có người bị nhiễm nấm, hãy hết sức cẩn thận, sử dụng thêm bột chống nấm để phòng tránh mọi cơ lây bệnh.

Làm thế nào để điều trị bệnh Nấm da tay một cách an toàn và hiệu quả!

Để trị Nấm da tay, thông thường người bệnh sẽ có 2 lựa chọn phổ biến nhất là trị Nấm da tay bằng Tây y và  Đông y. Cả 2 phương pháp này đều mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị, tuy nhiên vẫn có những ưu nhược điểm khác nhau.

  • Trị Nấm da tay bằng Tây y

Đối với cách Tây y, tùy theo tình trạng nấm mà bác sĩ sẽ kê cho người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi cho tác dụng kháng nấm tại chỗ hoặc các loại thuốc uống cho tác dụng điều trị toàn thân. Một số loại thuốc phổ biến nhất có thể kể đến như sau:

+ Nhóm thuốc Azole: Bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi như thuốc Miconazole, Ketoconazole hoặc Clotrimazole,…

+ Nhóm thuốc Allylamine: Bao gồm các thuốc Terbinafine, Naftifine,…

Thuốc trị Nấm da tay

+ Các thuốc bôi Econazole, Oxiconazole hoặc các thuốc uống Itraconazole, Fluconazole,…được sử dụng trong tình trạng nấm nặng.

==>  Ưu và nhược điểm: Các thuốc này tuy mang lại hiệu quả điều trị Nấm cao, nhưng bên cạnh đó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, kích ứng da buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, nhạy cảm với ánh sáng, ảnh hưởng đến gan,… Vậy nên người bệnh cần hết sức cẩn thận khi sử dụng thuốc và hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

  • Trị Nấm da tay bằng Đông y

Ngoài Tây y, người bệnh có thể sử dụng đến phương pháp Đông y để thay thế, điều trị bệnh. Mặc dù sử dụng hoàn toàn các nguyên liệu tự nhiên nhưng hiệu quả mà cách trị Đông y mang lại tuyệt đối không thua kém bất kỳ loại thuốc tây nào.

Các cách trị Nấm bằng Đông y cũng khá phong phú, đa dạng, bao gồm cả bài thuốc uống, ngâm rửa hoặc bôi, giúp trị cả trong lẫn ngoài. Một số bài thuốc phổ biến và nổi tiếng nhất có thể “chỉ mặt điểm tên” như:

+ Trị Nấm da tay bằng lá trầu không: Mỗi ngày người bệnh đun nước lá trầu không và lấy ngâm tay trong khoảng 5 phút, sau đó tận dụng bã lá đắp trực tiếp lên các vùng da bị bệnh. Lá trầu không vốn có tính sát khuẩn, sát trùng cực kỳ cao nên dùng nước lá ngâm rửa tay thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt, đẩy lùi nấm hiệu quả.

Trị Nấm da tay bằng lá trầu không

 + Trị Nấm da tay bằng mật ong: Người bệnh rửa thật sạch tay với nước rồi lau khô bằng khăn sạch, mềm. Tiếp đến bôi đều 1 lớp mật ong mỏng lên tay, để nguyên trong vòng 10 phút rồi rửa. Mật ogn có tính kháng khuẩn lại thẩm thấu sâu và nhanh nên sẽ dễ dàng truy lung và tiêu diệt các tế bào nấm trốn sâu trong nang lông.

+ Trị Nấm da tay bằng nước ép hành tây: Nước ép hoặc luộc hành tây bôi lên tay vùng da tay bị nấm trong vòng 10 phút rồi rửa lại tay thật sạch. Các tinh chất chống viêm nhiễm, chống khuẩn trong hành không chỉ diệt nấm mà còn ngăn chặn hiệu quả tình trạng nấm lây lan sang các vùng da lành, ngoài da thúc đẩy các vùng da bệnh nhanh chóng lành lặn và hồi phục.

==>  Ưu nhược điểm: Các cách trị Nấm da tay bằng Đông y kể trên nhìn chung đều cho hiệu quả điều trị cao, ngoài da còn an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, vì là nguyên liệu tự nhiên nên hiệu quả mang lại không thể nào nhanh như thuốc Tây được. Chính vì vậy người bệnh khi sử dụng  các cách này cần hết sức kiên nhẫn, thực hiện liên tục và thường xuyên trong một thời gian dài thì mới gặt hái được thành công.

Bệnh Nấm da tay có phòng tránh được không?

CÓ! Bệnh Nấm da tay đã xác định được rõ các nguyên nhân gây bệnh nên tất cả mọi người có thể dựa vào đó mà đề ra các biện pháp phòng tránh bệnh. Các biện pháp này không hề khó, ai cũng có thể dễ dàng thực hiện, cụ thể như sau:

+ Rửa tay sạch sẽ hàng ngày, nhất là khi vừa tiếp xúc với bụi bẩn và ô nhiễm. Một điều lưu ý là mọi người không được lạm dụng việc rửa tay, chỉ rửa khi tay bẩn hoặc thật sự cần thiết, nước rửa tay cũng nên chọn loại dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da.

Phòng tránh bệnh Nấm da tay

+ Tuyệt đối không dùng chung đồ đạc cá nhân như găng tay, khăn lau tay,… với bất kỳ người nào, kể cả người bị bệnh hoặc không bị bệnh. Các vi nấm có kích thước siêu nhỏ, nên biết đâu được những đồ vật hàng ngày tưởng an toàn lại có chứa một đống bệnh!

+ Không gãi ngứa khi chưa rửa tay

+ Rửa tay sạch sẽ sau khi chơi đùa với động vật nuôi trong nhà, bên cạnh đó tắm cho chúng thường xuyên để phòng ngừa các nguy cơ lây bệnh, ký sinh trên lông chúng.

+ Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, có sức chống chọi lại bệnh tật.

Xem thêm: Bị nấm da tay – Hãy sử dụng ngay các cách sau để điều trị!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo