Bệnh vảy nến và những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát, không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đên sức khỏe nếu như không được điều trị kịp thời!

Bạn nên đọc:

> Bệnh vảy nến có lây không? Những lời khuyên dành cho người bệnh

> Giải đáp thắc mắc: Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?

Nguyên nhân nào gây ra bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một rối loạn da thường gặp. Bệnh tạo nên những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vẩy trên da. Vảy màu trắng bạc xếp nhiều lớp, dễ tróc. Những mảng này dầy, thường ở khuỷu, đầu gối và da đầu, nhưng cũng có thể gặp ở những nơi khác. Khi cạo vào mảng này vẩy tróc ra từng phiến mỏng và có cảm giác như cạo vào thân cây đèn cầy nên có tên là bệnh vảy nến.

vảy nến

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Hiện vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến vẫn chưa xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Sau đây là tổng hợp tất cả những nguyên nhân cơ bản được cho là gây ra bệnh:

  • Yếu tố di truyền
  • Yếu tố tâm lý
  • Rối loạn hệ miễn dịch
  • Môi trường ô nhiễm
  • Ánh sáng mặt trời
  • Nhiễm khuẩn
  • Dùng thuốc không đúng cách
  • Chấn thương thượng bì

Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng kinh hoàng đến sức khỏe người bệnh.

Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Những biến chứng kinh hoàng của bệnh vảy nến!

  • Viêm khớp vảy nến

viêm khớp vảy nến

Khoảng 15% bệnh nhân vảy nến có khả năng chuyển biến thành viêm khớp vảy nến.

Viêm khớp vảy nến thường là biến chứng của các loai vảy nến dạng nặng như: vảy nến thể mủ, vảy nến toàn thân, vảy nến thể mảng…Các tổn thương da lớn gây nhiễm trùng da biến chuyển thành viêm khớp vảy nến gây tổn thương tại các khớp như khớp gối, khớp khuỷu tay, ngón tay, bàn chân… Biến chứng này làm hư tổn khớp xương gây đau nhức, sưng, nóng khớp trong một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời có thể gây hư khớp vĩnh viễn, liệt mất vận động.

  • Nhiễm trùng da

Đây là một trong những hậu quả thường gặp nhất của bệnh vảy nến khi không được điều trị kịp thời. Thể nặng nhất của bệnh vảy nến là thể mủ. Một khi các mụn mủ vỡ ra tự nhiên hay do va chạm khi tiếp xúc, do ma sát quần áo nhưng không được chăm sóc vệ sinh cẩn thận hay dùng thuốc điều trị thì rất dễ bị nhiễm trùng da, viêm da và thậm chí nhiễm trùng máu cấp vô cùng nguy hiểm.

  • Bệnh thận

bệnh thận

Một số trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có tổn thương lên thận, khiến chức năng của cơ quan này suy giảm, dấn đến việc khả năng lọc máu và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể kém lâu dần có thể gây suy thận, hư thận, khả năng lọc máu kém.  Biểu hiện thường thấy nhấ là xuất hiện tình trạng cơ thể giữ nước, tay chân người bệnh bị phù to.

  • Đái tháo đường type 2

Những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh vảy nến trung bình và nặng thì sẽ gặp phải nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn người bình thườn. Bệnh đặc trưng bởi lượng đường trong máu vượt quá mức cho phép.

  • Bệnh tim mạch và huyết áp

bệnh tim mạch và huyết áp

Một trong những nguy cơ đáng sợ nhất mà người mắc bệnh vảy nến dạng nặng có thể gặp là viêc gia tăng những cơn đau tim cao gấp nhiều lần người bình thường, kèm theo đó nguy cơ đột quỵ và rối loạn nhịp tim khá cao. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh vảy nến gây ra tác dụng phụ tới tim mạch, cụ thể là làm tăng nồng độ cholesterol trong máu gây bệnh huyết áp và các biến chứng lên tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Chính vì vậy, trong thời gian dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến, người bệnh  cần hết sức cảnh giác các biến chứng này có thể xảy ra.

  • Bệnh rối loạn chuyển hóa

Khi măc bệnh vảy nến, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa như bệnh xơ cứng bì, bệnh Parkinson, bệnh Crohn,… hơn người bình thường hoặc nếu đã mắc rồi thì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi có những bất thường trong cơ thể liên quan đến phản ứng tự miễn như vảy nến thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa.

  • Bệnh tâm lý

Bệnh vảy nến gây ảnh hưởng trầm trọng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh, nhất là khi những mảng vảy rơi xuống nơi công cộng, gây mất vệ sinh. Chính điều này khiến nhiều người mắc vảy nến luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp với đám đông. Rất nhiều người thậm chí đã phải bỏ công việc hiện tại của mình do e ngại ánh mắt soi mói của xã hội.

trầm cảm

Người mắc vảy nến dễ bị trầm cảm

Theo thống kê, có khoảng 65% người mắc bệnh vảy nến rơi vào trường hợp bị trầm cảm dạng nhẹ và nặng. Do vậy, những gia đình có người thân mắc vảy nến cần ở bên, động viên họ lạc quan, vui vẻ, tránh những suy nghĩ u uất khiến bệnh nặng thêm.

Phải làm thế nào để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến?

Để hạn chế các biến chứng của bệnh vảy nến, việc kiểm soát bệnh, không để bệnh tình trở nặng là điều vô cùng quan trong. Muốn làm được như vậy thì người bệnh cần lưu ý tuyệt đối những vấn đề sau đây:

  • Luôn yêu đời, tự tin và xác định rằng bệnh vảy nến là 1 bệnh thông thường và hiện nay để làm sạch, giảm tổn thương vảy nến không còn là khó, vấn đề quan trong là duy trì sự làm sạch đó được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ngay chính bệnh nhân và dưới sự hướng dẫn điều trị-chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bôi/uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
  • Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
  • Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.
  • Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
  • Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
  • Vận động thể thao là cần thiết nhưng phải phù hợp tuổi, bệnh kết hợp khác.
  • Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị bệnh vảy nến vào thực đơn hàng ngày như cá biển, vừng đen, bông cải xanh,… Hạn chế các thực phẩm không tốt cho bệnh như đồ ăn vặt, cam, quýt,…

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo