Cây thuốc “quyền lực” giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh, bao gồm cả Vảy nến!
Cách trị Vảy nến bằng cây muồng trâu sẽ giúp khắc phục hiệu quả các tổn thương, tình trạng da bong tróc và ngăn ngừa viêm nhiễm, lở loét. Không chỉ giúp điều trị bệnh hiệu quả, cách này còn rất lành tính, không gây hại đến làn da và sức khỏe của người bệnh.
>> Trị vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà
Đôi điều cần biết về cây muồng trâu!
Cây muồng trâu, hay còn có tên gọi khác là cây muồng xức lác, cây lác,… là loại cây thảo khá phổ biến ở nước ta. Thân cây cao từ 3-4 m, lá kép giống hình lông chim, mọc đối xứng với nhau. Hoa muồng trâu màu vàng nghệ, khá to và có mùi đặc trưng hơi khó ngửi. Các bộ phận của cây như lá,cành, hạt, rễ đều có thể tận dụng để làm vị thuốc.
Cây muồng trâu
Theo Đông y, cây muồng trâu mùi hôi, hăng, vị hơi đắng, tính mát, có thể giúp nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu, nếu đem sao vàng thì lại giúp nhuận gan, tiêu viêm, tiêu độc,.. Bên cạnh đó, lá cây vị cay, tính ấm, cho tác dụng rất tốt trong việc sát trùng, chống ngứa.
Còn theo Tây y, sau khi “mổ xẻ” nghiên cứu các thành phần của cây muồng trâu, các nhà khoa học phát hiện ra lá cây muồng trâu có chứa 0,15-0,20% chất Anthraquinon, ngoài ra còn có các chất Chrysophanol, Aloe emodin, Rheine emodin, Kaempferol và Sitosterol.
Do dược lý và các thành phần nêu trên, lá cây muồng trâu thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các loại bệnh như: táo bón, đờm, vàng da, viêm da thần kinh, hắc lào, mụn nhọt, ngứa ngáy, vảy nến,… Hiệu quả mang lại rất tốt!
Trị Vảy nến bằng cây muồng trâu cho tác dụng gì?
Để trị vảy nến bằng cây muồng trâu, dân gian thường sử dụng 2 bộ phận lá và ngọn non. Đây đều là những bộ phận có chứa các chất chống viêm, sát trùng, ngoài ra còn giúp thanh lọc cơ thể, khi sử dụng chữa Vảy nến sẽ giúp giải độc tố từ bên trong, đồng thời kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại các vùng da bị tổn thương.
Một số hình ảnh bệnh vảy nến
Cách trị Vảy nến bằng cây muồng trâu cụ thể ra sao?
Như đã nêu trên, phương pháp này sẽ cần sử dụng lá và ngọn non của cây. Về số lượng cần và các bước thực hiện sẽ như sau:
-
Chuẩn bị nguyên liệu
+ 100 gam lá cây
+ 100 gam ngọn non
-
Cách thực hiện
Bước 1: Người bệnh lấy lá và ngọn non rửa thật sạch, có thể ngâm qua nước muối để giúp loại bỏ hết các bụi bẩn và tạp chất bám trên bề mặt.
Bước 2: Lá và ngọn non đem giã nát để lấy nước cốt.
Bước 3: Người bệnh dùng bông gòn thấm nước cốt rồi thoa đều lên các vùng da bị vảy nến, để yên trên da trong vòng 1 tiếng rồi rửa sạch lại với nước.
Kiên trì thực hiện cách này 2-3 lần/ ngày trong 1 khoảng thời gian sẽ thấy bệnh có những chuyển biến rõ rệt, hiện tượng bong tróc không còn và các tổn thương da dần lành lại.
>>> Lưu ý: Một số người bệnh thường trộn thêm thuốc trị hắc lào với nước cốt muồng trâu để bôi lên vùng da bị vảy nến vì cho rằng như vậy sẽ giúp tăng tính hiệu quả. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm và cần dẹp bỏ ngay! Nguyên do là bởi khi 2 thứ này khi dùng chung có thể gặp phải những tương tác thuốc, khiến bệnh chẳng những không khỏi mà còn nặng thêm.
Ngoài ra, khi sử dụng cách trị vảy nến bằng cây muồng trâu, hiệu quả đem lại được bao nhiêu còn tùy thuộc vào cơ địa của chính người bệnh, sẽ có người hợp và người không hợp. Do đó, trước khi dùng tốt nhất vẫn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!