Bệnh vảy nến: Biểu hiện, nguyên nhân và cách hỗ trợ điều trị bệnh

Vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay, không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo các con số thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm khoảng 5% ở Châu Âu, 2% ở cả châu Á và châu Phi (theo Wikipedia). Vảy nến tuy không gây bất kỳ nguy hiểm, đe dọa gì đến tính mạng nhưng những ảnh hưởng của nó đến ngoại hình, tâm lý và đời sống của người bệnh thì thực sự kinh khủng!

Bạn nên đọc:

> 3 triệu chứng bệnh vảy nến rõ ràng cần được điều trị ngay!

> 10 nguyên nhân gây bệnh vảy nến và những lưu ý khi mắc bệnh

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là tên gọi chỉ tình trạng tăng sinh tế bào da và viêm. Khi mắc bệnh này, quá trình tế bào da mới mọc ra thay thế tế bào da cũ ở người bệnh sẽ diễn ra nhanh gấp 10 lần so với người bình thường, dẫn đến việc các tế bào bị dồn ứ lại.

Hình ảnh bệnh Vảy nên

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Hình ảnh bệnh vảy nến

Triệu chứng của bệnh vảy nến

Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh vảy nến là làn da xuất hiện các mảng lớn màu đỏ tía, phân rõ ranh giới với vùng da lành hoặc những mảng vảy màu trắng mọc xếp lớp như vảy cá, khi cạo sẽ bong tróc, rụng ra như khi cạo vào thân cây đèn cầy. Các vị trí phát bệnh thường nằm ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, mặt,… thậm chí cả vùng sinh dục!

Khi bị vảy nến nhẹ, các triệu chứng trên chỉ tấn công một vài chỗ trên da, nhưng một khi bệnh đã nặng thì có thể lan trên diện rộng, nguy hiểm hơn là khắp người, khiến toàn thân người bệnh đỏ như con tôm luộc. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến ngoại hình mà còn cả tinh thần, công việc và đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Nói về điều này, GS – TS Phạm Văn Hiển, Nguyên Viện trưởng Viện da liễu TW cho biết,  hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Vảy nến là gì!

Có thể nói, nguyên nhân dẫn tới căn bệnh quái ác này khá phức tạp và đến nay vẫn là một ẩn số lớn! Tuy nhiên, người ta cũng đã chỉ ra được, một số yếu tố sau đây có mối quan hệ vô cùng mật thiết với căn nguyên gây ra bệnh. Cụ thể như sau:

  • Chấn thương hoặc các vết trầy xước nhẹ có thể tiềm ẩn nguy cơ bùng phát vảy nển.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan có thể tạo điều kiện cho vảy nến thể giọt tấn công người bệnh hoặc khiến cho tình trạng bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh HIV cũng làm nặng thêm bệnh vẩy nến.
  • Yếu tố tâm lý: Stress, lo âu, căng thẳng kéo dài cũng được xem như một trong những tác nhân hàng đầu gây ra vảy nến, khiến tình trạng xấu đi hoặc tái phát liên tục.
  • Do yếu tố thời tiết
  • Do thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá

Rượu bia, thuốc lá có thể gây vảy nến

Rượu bia, thuốc lá có thể gây vảy nến

  • Béo phì: Cân nặng quá lớn không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Các mảng da bệnh vảy nến thường phát triển ở nếp nhăn và nếp gấp của da.

Nhận diện, phân loại các dạng bệnh vảy nến

Vảy nến có nhiều dạng và việc xác định đúng từng dạng là vô cùng quan trong! Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị và loại thuốc thích hợp nhất cho người bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, giới y học đã ghi nhận các dạng vảy nến sau:

viêm khớp vảy nến

Hình ảnh bệnh viêm khớp vảy nến

  1. Vảy nến mảng: Là dạng vảy nến phổ biến nhất với đường kính các mảng thương tổn thương từ 5 – 10 cm
  2. Vảy nến giọt: Kích thước thương tổn nhỏ, đường kính khoảng 0,5 – 1 cm
  3. Vảy nến đồng tiền: Kích thước thương tổn 1 – 3 cm
  4. Vảy nến đỏ da toàn thân: Là dạng rất nặng của bệnh vảy nến, với những tổn thương lan rộng khắp cơ thể người bệnh. Dạng vảy nến này thường tiến triển từ vảy nến thể giọt hoặc là biến chứng của các dạng vảy nến nhẹ do điều trị không đúng cách, đặc biệt là do dùng corticoid toàn thân. Một số yếu tố khác cũng góp phần gây ra bệnh như yếu tố tâm lý, thời tiết, di truyền,…
  5. Vảy nến khớp (Viêm khớp vảy nến): Xuất hiện sau khi bệnh vảy nến thông thường chuyển nặng, các tổn thương tấn công lan cả vào các khớp như khớp gối, khớp khuỷu tay, khủy chân,… Nếu người bệnh không sớm điều trị có thể dẫn đến liệt khớp!
  6. Vảy nến mủ:  Đây cũng là một dạng nặng của bệnh vảy nến với các mụn nhỏ mọc trên các mảng da đỏ, lúc đầu mọc đơn lẻ nhưng sau đó tụ tập thành các “hồ mủ” dày đặc trên da, dễ vỡ và gây đau nhức, một khi đã vỡ sẽ gây tình trạng lở loét rất nghiêm trọng!
  7. Vảy nến da đầu: Các mảng vảy màu trắng bao phủ khắp bề mặt, có thể mọc ở đỉnh đầu hoặc sau gáy người bệnh.
  8. Vảy nến hồng: Khi bị vảy nến hồng, da người bệnh xuất hiện các đốm, mảng da bị đỏ hồng và có vảy phấn.
  9. Vảy nến móng: Móng tay người bệnh bị rỗ, tách, đổi màu hoặc dày lên.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Có 2 cách thức chính để điều trị vảy nến: Điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Tùy thuộc vào dạng vảy nến mà người bệnh có thể lựa chọn cho mình cách thức phù hợp.

Điều trị tại chỗ

Một số loại thuốc Tây y được chỉ định trong điều trị tại chỗ bao gồm: Mỡ Salicyle 5%, 10%; Vitamin D3 và dẫn chất; Goudron…

Thuốc mỡ Salicylic

Thuốc mỡ Salicylic

Các loại thuốc trên có tác dụng bong vảy bạt sừng nhanh chóng, cho tác dụng chống viêm và thương tổn rất tốt. Tuy nhien, nếu lạm dụng chúng, sử dụng dài ngày trên diện rộng sẽ gây các biến chứng làm bệnh nặng thêm và tái phát nhiều lần.

Điều trị toàn thân

Các loại thuốc Tây y điều trị toàn thân khá đa dạng, bao gồm:

  • Thuốc bôi: Diprosalic, Beprosalic, Daivonex,…
  • Thuốc uống: Các retinoid đường uống, Methotrexat, Cyclosporin, Hydroyurea,
  • Các steroid toàn thân
  • Các hợp chất sinh học: etanerept, alefacept,…

Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng cả các phương pháp quang trị liệu (UVB phổ hẹp (UVBTL01), Quang hóa trị liệu: PUVA, Sinh học trị liệu để điều trị bệnh, hiệu quả mang lại khá nhanh.

>> Ưu nhược điểm: Các loại thuốc và phương pháp Tây y nhìn chung cho điều quả điều trị nhanh tuy nhiên chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến làn da và sức khỏe người bệnh như gây khô da, teo da, ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,… Một số loại thuốc thậm chí gây quái thai! Do đó, thuốc Tây y chỉ sử dụng trong một thời gian nhất định, tuyệt đối không dùng lâu dài. Người bệnh khi muốn dùng thuốc cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ!

>> 2 Loại thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay được bác sĩ khuyên dùng

*** Điều trị bệnh vảy nến bằng phương pháp Đông y: Có nhiều loại lá, thuốc nam cho hiệu quả điều trị các triệu chứng của vảy nến như: lá trầu, lá khế, trà xanh, dầu dừa… Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, tác dụng của chúng chậm và hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Hỏi – Đáp về bệnh vảy nến

Những ai có nguy cơ bị vảy nến?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị vảy nến! Căn bệnh da liễu quái ác này không “tha” cho bất kỳ đối tượng nào, từ già đến trẻ, nam đến nữ, cả phụ nữ mang thai cũng có thể bị!  Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có người mắc Vảy nến thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn – nguyên nhân là do căn bệnh này có tính di truyền.

Theo đó, nếu bố hoặc mẹ bị vảy nến thì 10% con cái bị bệnh, nếu cả bố lẫn mẹ cùng mắc thì tỷ lệ này lên tới 40%.

Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến KHÔNG phải là bệnh truyền nhiễm, chính vì vậy sẽ không lây lan cho người khác thông qua con đường tiếp xúc. Bệnh này chỉ lây lan trên chính cơ thể người bị! Sau khi đã biết và hiểu rõ điều này, chúng tôi mong tất cả mọi người sẽ cư xử đúng với người bệnh, không kỳ thị hay tỏ thái độ xa lánh, tránh dẫn đến việc họ bị áp lực tâm lý.

Bệnh vảy nến có gây ngứa không?

CÓ! Một trong những tác động rõ ràng nhất của bệnh vảy nến đến người bệnh là gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu kinh hoàng. Nguyên nhân ngứa do vảy nến có thể là vì vùng da bị bệnh vảy nến kích thích những sợi dây thần kinh dưới da gây ngứa, thậm chí gây đâu hoặc có cảm giác châm chích. Nhiều người bệnh từng miêu tả, bệnh vảy nến gây ra những cơn chứa không khác gì “ong châm, kiến đốt”!

Vảy nến gây ngứa ngáy

Vảy nến gây ngứa ngáy

Tuy nhiên, dù có ngứa đến đâu thì người bệnh cũng tuyệt đối không nên gãi, vì khi gãi sẽ dễ gây lở loét, nhiễm khuẩn, đau rát. Khuyên thì khuyên vậy, nhưng rất ít nhân bệnh nhân thực hiện được điều này do ngứa quá không chịu nổi.

Bệnh vảy nến có gây ra biến chứng gì không?

Bất kỳ loại bệnh nào cũng vậy, không riêng gì vảy nến, nếu như không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Một số biến chứng đáng sợ của Vảy nến như:

  • Nhiễm trùng da
  • Viêm khớp vảy nến
  • Đái tháo đường type 2
  • Bệnh thận
  • Bệnh tim mạch và huyết áp
  • Các bệnh chuyển hóa

Ngoài ra, người bệnh vảy nến có thể bị trầm cảm do căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, khiến họ tự ti, phiền muộn, giảm chất lượng cuộc sống! Để hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng, người bệnh hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến, kết hợp sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?

Cũng theo GS. TS Phan Văn Hiển, Vảy nến hiện chưa có thuốc hay phương pháp điều trị dứt điểm. Mọi biện pháp điều trị hiện có đều chỉ nhằm mục đích giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da ở người bệnh càng lâu càng tốt, một khi bệnh tái phát thì sẽ phải điều trị lại từ đầu.

Nếu muốn kiểm soát và chung sống hòa bình với vảy nến, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da cũng như cần biết những việc nên làm và không nên làm hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh hết sức cảnh giác trước những lời quảng cáo “Có thể chữa khỏi vảy nến” – đây là điều không có cơ sở khoa học!

Người bệnh vảy nến nên và không nên ăn những gì?

Ngoài việc dùng thuốc đúng cách thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng sẽ góp phần không nhỏ quyết định tình trạng Vảy nến. Theo đó, có một số món có hại cho bệnh và không nên ăn như: thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, các chất kích thích,…

Bên cạnh đó, người bệnh bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món: rau củ quả, vừng đen, ngao sò, các chấ chống oxy hóa có trong bưởi, nho,…

Người bị vảy nến cần tránh những gì?

Nếu không muốn tình trạng bệnh vảy nến nặng thêm, người bệnh cần lưu ý thật kỹ những điều sau:

Người bệnh Vảy nến cần tránh những gì?

  • Tránh căng thẳng
  • Tránh kì cọ và bóc da
  • Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như sà phòng, vôi,… vì khi đó vùng da nhiễm bệnh sẽ mở rộng ra.
  • Cẩn thận khi dùng kháng sinh nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.
  • Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai, mũi, họng.
  • Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kỵ với các kháng sinh điều trị.
  • Tránh gây trầy xước da ở vùng này, sẽ gây nhiễm trùng, vết thương trở lên đau đớn. Cẩn thận khi sử dụng các loại bôi dưỡng da, cần phải xem kỹ các loại bôi dưỡng da có ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh hay không.

Người bị bệnh vảy nến cần làm những gì?

  • Lạc quan với bệnh tật
  • Sử dụng kháng sinh theo toa của bác sĩ chuyên khoa da.
  • Thông báo cho bác sĩ tất cả các kháng sinh mình đang sử dụng, kể cả kháng sinh không kê toa.
  • Giữ vệ sinh da tốt.
  • Tránh làm tổn thương da và làm khô da.
  • Xem sang thương da mỗi ngày nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng.
  • Phơi nắng mỗi ngày khoảng 15 – 30 phút (trừ trường hợp vảy nến nhạy cảm ánh sáng)

Video: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh vảy nến hiệu quả

Một số cách phòng ngừa bệnh vảy nến

Theo các chuyên gia y tế, việc phòng tránh vảy nến khá đơn giản, ngoài trừ trường bị Vảy nến do truyền ra thì tất cả mọi người chỉ cần tuân thủ theo những cách sau đây sẽ giúp loại bỏ nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, thay quần áo.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ cá loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, chứa nhiều chất xơ như các loại rau họ cải; các loại quả, củ có màu sắc như đu đủ, cà rốt, cà chua…
  • Thường xuyên uống nước để da không bị khô ráp.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại cũng là cách phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả. Nếu buộc phải làm việc với hóa chất cần mặc trang phục bảo hộ, đeo găng tay để tránh nhiễm độc.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để da luôn mềm mại.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress. Thường xuyên vận động hàng ngày để tăng cường thể lực.

Trên đây là những thông tin tổng quan hữu ích về bệnh vảy nến. Nếu bản thân bạn hoặc người thân đang mắc phải căn bệnh này thì cũng đừng quá buồn phiền, lo lắng! Điều trị vảy nến cần có thời gian nên hãy cứ vui vẻ, tận hưởng cuộc sống, bạn nên nhớ stress sẽ làm bệnh càng nặng thêm đấy!

Thông tin hữu ích: 6 Phương pháp điều trị bệnh vảy nến người bệnh nên biết!

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo