2 Loại thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất được Bác Sĩ khuyên dùng
Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra hai loại thuốc trị vảy nến mới nhất, mở ra một chương mới trong việc điều trị bệnh vảy nến cho người bệnh. Tuy vẫn chưa thể đặc trị bệnh tận gốc nhưng có thể mang lại hiệu quả rất tốt, giảm nhanh các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa lây lan và những khó chịu cho người bệnh.
>> Trị bệnh vảy nến bằng Đông y an toàn, hiệu quả
>> 3 cách dân gian trị vảy nến cho hiệu quả cao
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay. Bệnh tuy không gây nguy hiểm gì đến tính mạng người bệnh nhưng lại khiến họ phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề về mặt ngoại hình và tâm lý.
Mặc dù không hề lây lan qua đường tiếp xúc nhưng do bề ngoài bệnh khá giống những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, HIV,… nên không khó tránh khỏi việc người bệnh bị xã hội hiểu nhầm và kỳ thị. Chính vì vậy họ thường mang mặc cảm, tự ti, lâu dần thu hẹp khoảng cách giữa bản thân và xã hội.
Những năm qua, các nhà khoa học luôn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm ra những loại thuốc trị vảy nến mới nhất giúp đặc trị căn bệnh quái ác này. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã có bước đột phá trong nghiên cứu và phát hiện thụ thể protein gây viêm trong bệnh vảy nến và bào chế một số loại thuốc có thể ức chế được thụ thể này, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc vảy nến!
Các loại thuốc điều trị vảy nến cũ
Nếu bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể nhẹ và trung bình thì có thể áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ và sử dụng một số loại kem, thuốc mỡ, dung dịch bôi da với tác dụng giúp bong vảy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vảy da như:
Thuốc mỡ Salicyle 5%
- Mỡ Salicyle 5%, 10%
- Vitamin D3 và dẫn chất
- Goudron
- Các thuốc loại thuốc mỡ Salicylic, có tác dụng bong vẩy, bạt sừng.
- Thuốc mỡ Corticoid có tác dụng chống viêm rất tốt, thương tổn mất rất nhanh.
- Thuốc mỡ có Vitamin A axit có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.
Một lưu ý quan trọng cho người bệnh là không được lạm dụng bôi Corticoid nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm, các thương tổn không đáp ứng với thuốc, bệnh không giảm thậm chí còn tiến triển nặng hơn. Có thể xuất hiện các thương tổn nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông, nhiễm nấm, mọc lông, giãn mao mạch và teo da. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc trị vảy nến.
Đối với những trường hợp mắc bệnh vảy nến thể nặng, diện tích vảy nến đã lan rộng đến hơn 40% cơ thể hoặc lan ra khắp toàn thân thì sẽ sử dụng các loại thuốc qua đường uống hoặc tiêm như:
Thuốc Metrothexat
- Metrothexat
- Acitretin
- Cyclosporin A
- Các steroid toàn thân,…
Ngoài những loại thuốc điều trị kể trên thì mới đây, vào năm 2016, bằng công nghệ hiện đại, các nhà khoa học Mỹ đã dày công nghiên cứu và cho ra đời hai loại thuốc trị vảy nến mới nhất, bước đầu đem lại những thành quả rất khả quan khi được đem thử nghiệm với các bệnh nhân tại nước này.
Thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay
Như đã đề cập ở trên, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra hai loại protein có tên gọi IL-17 và IL-23 có sự liên hệ mật thiết đến quá trình gây viêm trong bệnh vảy nến chứ không phải protein IL-12 như trong các nghiên cứu đã từng công bố trước đó.
Từ phát hiện tuyệt vời này, các nhà khoa học đã mở ra một hướng điều trị mới cho bệnh vảy nến, đó chính là “Điều trị vảy nến nhắm đến Protein đích” là IL-17 và IL-23, qua đó cho ra đời hai loại thuốc trị vảy nến mới nhất là thuốc chẹn IL-17 và thuốc chẹn IL-23.
-
Thuốc chẹn IL-17
Một trong hai loại thuốc trị vảy nến mới nhất được công bố hiện nay là thuốc chẹn IL-17, hay còn có tên gọi biệt dược là Taltz. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là chặn hoạt động của protein IL-17, tác động vào cơ chế gây bệnh giúp người bệnh có kết quả tốt trong điều trị.
Các nhà khoa học mới nghiên cứu ra thuốc chẹn IL-17
Kết quả điều trị thử nghiệm loại thuốc này trên nhiều bệnh nhân cho thấy, hơn 80% triệu chứng bệnh vảy nến đã thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc. Hiện tại,thuốc chẹn IL-17 đã được cấp phép sử dụng điều trị vảy nến tại Mỹ.
Một số loại thuốc trong nhóm thuốc chẹn IL-17: Ixekizumab, secukinumab
-
Thuốc chẹn IL-23
Loại thuốc còn lại trong bộ đôi thuốc trị vảy nến mới nhất được các nhà khoa Mỹ chế tạo là thuốc chẹn IL-23. Mặc dù vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm thêm và chưa được sử dụng phổ biến nhưng cũng giống như “người anh em” IL-17 của mình, IL-23 có hiệu quả rất cao trong việc ức chế hầu hết các loại protein gây viêm vảy nến.
Một số loại thuốc trong nhóm thuốc chẹn IL23 đang được thử nghiệm lâm sàng có thể kể đến như: Tildrakizumab, guselkumab và risankizumab.
Giống như các loại thuốc bôi, người bệnh cũng cần nghe theo mọi sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc uống và tiêm.
Mặc dù y học hiện đại đã cố gắng để cho ra những loại thuốc mới nhất để hạn chế những triệu chứng của bệnh vảy nến, tuy nhiên vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chưa kể đến, nhiều trường hợp khó chẩn đoán do ảnh hưởng từ nhiều loại thuốc điều trị khác nhau đã khiến việc chữa bệnh phức tạp hơn.
Các loại thuốc này tuy có tác dụng điều trị bệnh vảy nến toàn thân nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ nếu bệnh nhân quá lạm dụng thuốc. Một số tác dụng phụ đáng sợ có thể kể đến như: Tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễn dịch, ung thư da…
Bên cạnh đó, Đông y cũng có những cây thuốc giúp trị vảy nến rất tốt, an toàn, không hại da nhưng cho hiệu quả chậm hơn và đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại từ người bệnh như: Thổ phục linh, sâm đại hành, bèo hoa dâu,…
Bệnh nhân bị bệnh vảy nến có thể vận dụng, phối hợp với cách điều trị bằng các dược liệu thiên nhiên, lành tính từ bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Bài thuốc được các bác sĩ nghiên cứu và bào chế thành 3 dạng gồm thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa, cụ thể: ![]() Bài thuốc uống gồm các dược liệu trầu không, tang bạch bì, ích nhĩ tử, mật ong, kim ngân hoa, bồ công anh… Giúp giải độc, tiêu viêm, thải độc thận và tăng cường chức năng gan. Bài thuốc bôi gồm cũng gồm các dược liệu trên và một số thành phần khác có tác dụng làm mềm, loại bỏ vùng da bệnh, tái tạo tế bào da, tăng cường độ đàn hồi của da… Thuốc ngâm rửa được bào chế từ các dược liệu có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giúp thuốc bôi phát huy tác dụng tốt hơn. |
>> Xem thêm: Hành trình chữa vảy nến thành công nhờ bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Những lưu ý về chế độ sinh hoạt dành cho người mắc bệnh vảy nến
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc), bệnh sẽ không bao giờ có thể có kết quả tích cực nếu bệnh nhân chỉ dùng thuốc mà không quan tâm đến chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày! Vì vậy, trong quá trình điều trị vảy nến, người bệnh cần hết sức lưu ý những điều sau đây:
- Không căng thẳng, buồn phiền, lo âu. Stress không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh mà còn có thể khiến bệnh ngày càng thêm nặng, do vậy cần lạc quan với bệnh tật, giữ cho tinh thần vui vẻ, tự tin sẽ chiến thắng căn bệnh.
- Không kì cọ và bóc các mảng da.
- Không gãi các vùng da bị tổn thương, sẽ dễ khiến lở loét, nhiễm khuẩn, gây đau đớn,…
- Không để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như xà phòng, vôi,… vì khi đó vùng da nhiễm bệnh sẽ mở rộng ra.
- Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch, chỉ sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa da.
- Không uống rượu và hút thuốc lá: Vì rượu và thuốc lá làm bệnh nặng lên, tương kỵ với các thuốc điều trị.
- Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bôi dưỡng da, cần phải xem kỹ các loại thuốc bôi dưỡng da có ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh hay không.
- Thông báo cho bác sĩ tất cả các thuốc mình đang sử dụng, kể cả thuốc không kê toa.
- Giữ vệ sinh da tốt.
- Tránh làm tổn thương da và làm khô da.
- Xem sang thương da mỗi ngày nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng.
- Phơi nắng mỗi ngày khoảng 15-30 phút (trừ trường hợp vảy nến nhạy cảm ánh sáng)
Một số cách phòng tránh bệnh vảy nến
Cũng theo bác sĩ Tuyết Lan, việc phòng tránh vảy nến không hề khó, bạn chỉ cần làm theo đúng những hướng dẫn sau đây:
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, thay quần áo.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ cá loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng.
- Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, chứa nhiều chất xơ như các loại rau họ cải; các loại quả, củ có màu sắc như đu đủ, cà rốt, cà chua…,
- Thường xuyên uống nước để da không bị khô ráp.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại cũng là cách phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả. Nếu buộc phải làm việc với hóa chất cần mặc trang phục bảo hộ, đeo găng tay để tránh nhiễm độc.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để da luôn mềm mại.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress. Thường xuyên vận động hàng ngày để tăng cường thể lực.
Những thông tin về các loại thuốc trị vảy nến, đặc biệt là 2 loại thuốc mới là những sản phẩm được đánh giá cao, hiệu quả tốt và được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Tuy nhiên, để dùng thuốc an toàn, hiệu quả người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và dùng đúng theo chỉ định.
Để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn hướng điều trị phù hợp bạn có thể liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc qua thông tin dưới đây:
- Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
- Website: Thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc