Trị bệnh vảy nến bằng Đông y an toàn, hiệu quả
Trị bệnh vảy nến bằng Đông y là một trong những phương pháp có từ lâu đời, mang lại an toàn và hiệu quả cao cho người bệnh.
Để điều trị bệnh vảy nến, ngoài các phương pháp Tây y thì người bệnh có thể sử dụng đến các bài thuốc từ Đông y. Phương pháp trị bệnh vảy nến bằng Đông y có thể giúp khắc phục những triệu chứng do bệnh gây ra một cách hiệu quả, an toàn mà không làm ảnh hưởng tới làn da.
Một số bài thuốc trị vảy nến bằng Đông y hiệu quả cao
-
Trị bệnh vảy nến bằng thổ phục linh
Thổ phục linh còn có tên là ”khúc khắc”, là loại cây mọc hoang, dây leo sống lâu năm, thân dài 4-5m, có thể tới 10m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Loại cây này rất phổ biến ở khắp các vùng rừng núi ở nước ta.
Cây thổ phục linh
Theo Đông y, thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng đào thải các chất cặn bã và giải độc. Dùng điều trị phong thấp, đau khớp xương, rôm sảy, lở ngứa ngoài da, ung thũng (ung nhọt sưng đau), giải độc do thủy ngân, trị bệnh vảy nến…
Để trị vảy nến bằng thổ phục linh, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:
+ Nguyên liệu: 100g cây cải trời và 80g thổ phục linh.
+ Thực hiện: Cho 2 vị thuốc này vào cùng một nồi, sắc với một lít nước đến khi còn khoảng 300-400ml là có thể dùng được. Chia làm 2 lần uống trong ngày, không để qua đêm, uống lúc thuốc còn nóng là tốt nhất
-
Trị bệnh vảy nến bằng hành hoa
Theo y học cổ truyền hành hoa là 1 vị thuốc có tính ấm, vị cay có tác dụng hoạt huyết, thông khí, giúp bài tiết mồ hôi lợi tiểu, thường dùng trị các chứng cảm lạnh sổ mũi, ăn uống khó tiêu… Ngoài ra hành hoa cùng thường dùng để điều trị các vết thương trên da, viêm da… và đặc biệt là điều trị bệnh vảy nến.
Hành hoa có công dụng điều trị bệnh vảy nến rất tốt
Cách trị vảy nến bằng hành hoa khá đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện bằng cách thêm vào khẩu phần ăn uống hàng ngày:
+ Mỗi ngày người bệnh dùng khoảng 1 lạng hành hoa trần qua nước nóng, không nên để chín quá sẽ mất tác dụng tuy nhiên nếu ăn không sẽ rất khó ăn vì thế bạn có thể ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày. + Người bệnh có thể ăn hành hoa với phở, với mỳ đều được nhớ húp luôn cả nước hành nấu trước đó . Kiên trì thực hiện cách này sẽ giúp các triệu chứng của bệnh vảy nến sẽ giảm đáng kể!
-
Trị bệnh vảy nến bằng cây lược vàng
Cây lược vàng là một vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Theo Đông y, cây có tính mát, ít độc, có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ làm thuốc.
Theo công bố của nhà khoa học, trong thành phần của cây lược vàng có các chất Quercetin, Kaempferol, Steroid và một số thành phần khác như kẽm, sắt, vitamin,… rất tốt cho việc điều trị bệnh vảy nến.
Cây lược vàng
Để trị vảy nến bằng cây lược vàng, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:
+ Cách 1: Dùng thân và vòi cây lược vàng ngâm vào rượu trắng trong 1 tuần. Sau 1 tuần lấy ra xoa vào vùng da vảy nến mỗi ngày 1 lần để làm dịu da, giúp da bớt bong tróc vảy.
+ Cách 2: Giã nát vài lá cây lược vàng rồi thêm vào ít muối biển, dùng để đắp lên da vảy nến trong 15 phút, tắm lại với nước cho sạch, mỗi ngày nhớ thực hiện 1 lần để bệnh vảy nến mau khỏi.
+ Cách 3: Giã nát vài lá cây lược vàng rồi cho vào 100ml nước ấm, lọc bỏ bã, uống trước bữa ăn 30 phút. Mỗi ngày uống 2 lần nước cây lược vàng vào trước bữa ăn trưa và tối, kiên trì thực hiện để thấy kết quả trị bệnh hiệu quả.
Lưu ý: Cây lược vàng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu và dễ dị ứng. Do đó, chỉ được chấp nhận sau khi có ý kiến của bác sĩ.
-
Trị vảy nến bằng cây sâm đại hành
Thêm một phương pháp trị bệnh vảy nến bằng Đông y an toàn, hiệu quả nữa!
Cây sâm đại hành hay còn có tên gọi khác là tỏi Lào, tỏi mọi là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền. Theo đó, sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm vào can, tỳ, có công dụng tốt trong việc điều trị nhiều loại bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, lở ngứa, viêm họng, viêm amidan, bệnh vảy nến,…
Sâm đại hành
Cách điều trị vảy nến bằng sâm đại hành khá đơn giản:
+ Sử dụng 15-20g sâm đại hành khô sắc lấy thuốc uống mỗi ngày.
+ Bên cạnh đó, dùng nước sắc sâm đại hành lâu rửa vùng da bị ngứa do bệnh gây ra, đồng thời kết hợp bôi thuốc mỡ Salixylic 5%, crizophanic 5%. Bệnh nhân kiên trì sử dụng để có được kết quả trị bệnh tốt nhất.
Lưu ý: Người bệnh dùng đúng liều lượng sâm đại hành, không nhiều hơn, không ít hơn!
-
Trị bệnh vảy nến bằng lá trầu không
Một phương pháp trị bệnh vảy nến bằng Đông y rất hiệu quả nữa là sử dụng lá trầu không!
Trầu không, thuộc họ Hồ tiêu có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa, sát khuẩn rất tốt. Cũng chính vì có tính sát khuẩn cũng như giúp làm lành vết thường nhanh, nên dùng lá trầu không để điều trị bệnh vẩy nến là rất hiệu quả.
Lá trầu không
Cách trị bệnh vảy nến bằng lá trầu không như sau:
+ Người bệnh chỉ cần hái 1 nắm lá trầu rửa sạch, sau đó nấu với 2 lít nước rồi pha thành nước ấm để tắm, sau khi tắm xong thì tắm lại 1 lượt với nước ấm cho sạch. Kiên trì tắm nước lá trầu không 2 lần/tuần giúp giảm tình trạng da khô bong tróc do bệnh vảy nến gây ra.
-
Trị bệnh vảy nến bằng bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu là loại cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt ở nước ta.
Bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu vị cay, tính lạnh, có công dụng phát hãn giải biểu, thấu chẩn chỉ dương, lợi thủy tiêu thũng. Bèo hoa dâu điều trị được nhiều bệnh ngoài da khác như bệnh tổ đỉa, hắc lào, lang ben.. Đặc biệt là dùng để điều trị bệnh vảy nến rất hiệu quả, nhất là khi kết hợp thêm với rau răm!
Cách thực hiện:
+ Trước tiên hái 1 nấm rau răm và bèo hoa dâu, rửa sạch rồi sau đó nấu chung với 3 lít nước, tiếp theo thêm 1 muỗng rồi dùng nước này pha để tắm, sau khi đã tấm với nước này thì hãy tấm sạch lại bằng nước sạch.. Ap dụng mỗi tuần 1->2 lần. Cách này được đánh giá là giúp da loại bỏ các mảng vảy nến nhanh chóng… Ngoài ra cách này còn giúp đẩy lùi chứng ngua da nhanh chóng..
-
Trị bệnh vảy nến bằng cây khổ sâm
Lá khổ sâm vị đắng, có tác dụng điều trị viêm nhiễm đường tiêu hóa, ngoài ra lá khổ sâm còn dùng đun nước tắm để điều trị bệnh ngoài da. Y học cổ truyền cho rằng lá khổ sâm khi sắc chung với các vị thuốc như: Kim ngân hoa, ké đầu ngựa … có thể điều trị bệnh vảy nến.
Cách thực hiện: Khổ sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Các bài thuốc trị vảy nến kể trên có thể cho hiệu quả nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.
-
Bài thuốc trị vảy nến kết hợp nhiều thảo dược theo công thức chuẩn
Cũng bằng các thảo dược tự nhiên, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hiện được xem là giải pháp điều trị vảy nến bằng Đông y hoàn chỉnh nhất hiện nay.
Bài thuốc phát huy hiệu quả cao và toàn diện thông qua 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc ngâm rửa và bôi ngoài. Thanh bì Dưỡng can thang tác động tận căn nguyên của bệnh vảy nến, tăng cường miễn dịch, điều hòa và ổn định cơ địa. Song song đó, bài thuốc giúp lành mọi tổn thương, chăm sóc da, bong vảy nến tự nhiên, hiệu quả lâu dài, ngăn tái phát.
>> Để biết rõ hơn về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trị vảy nến bằng thảo dược, bạn xem thêm bài viết: Điều trị bệnh vảy nến bằng dược liệu Đông y hiệu quả
Hiệu quả và mức độ an toàn của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã được ghi nhận và kiểm chứng khoa học trong thực tế điều trị. Qúy độc giả có thể tham khảo hành trình chữa khỏi vảy nến của bệnh nhân Chu Trần Nhã để có thêm kinh nghiệm trong điều trị qua video sau:
Video: Hành trình chữa bệnh vảy nến của chú Nhã tại TT Thuốc dân tộc
Một số lời khuyên cho những người mắc bệnh vảy nến
Ngoài việc trị bệnh vảy nến bằng Đông y, nếu muốn quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt đẹp, bệnh không trở nặng thì ngươi bệnh cần phải kết hợp thêm chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ. Dưới đây là một số lưu ý người mắc bệnh vảy nến cần nhớ kỹ:
- Giữ trạng thái vui vẻ, lạc quan, không được lo âu, suy nghĩ nhiều vì những căng thẳng tâm lý sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
- Khi tắm nên ngâm trong nước ấm từ 10 đến 15 phút để làm mềm da, sau đó bôi thuốc mỡ axit salixilic dưỡng ẩm và làm bong các vảy nến trên da. Chú ý dưỡng ẩm cho da bằng loại kem dưỡng ẩm thích hợp, đặc biệt trong các tháng mùa đông lạnh.
- Tránh kì cọ mạnh, gãi , chà sát vùng da bị vảy nến vì nó làm bong tróc vảy gây chảy máu tổn thương cho vùng da bị bệnh.
- Mỗi ngày người bệnh có thể phơi nắng 10-15 phút vào lúc sáng sớm. Không nên phơi nắng quá lâu hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt vì tia cực tím sẽ làm cháy và tổn thương da thêm, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tìm càng nhiều càng tốt.
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để tránh bị cọ sát vào vùng da bị bệnh
- Ngoài ra để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng bạn cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho bệnh vảy nến vào thực đơn ăn uống hàng ngày như vừng đen, cá biển, bông cải xanh,… Hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối các thực phẩm không tốt cho bệnh như: bơ sữa, đồ ăn vặt, cam, quýt,…
Hy vọng bài viết “Trị bệnh vảy nến bằng Đông y an toàn, hiệu quả” đã cung cấp thêm cho người đọc những thông tin hữu ích, cần thiết.
Xem thêm: 6 Phương pháp điều trị vảy nến người bệnh cần phải biết!
Click đọc ngay:
Trị vảy nến: Dùng Nghệ trong uống, ngoài thoa cũng rất hiệu quả.