6 Phương pháp điều trị vảy nến người bệnh cần phải biết!

Các phương pháp chữa vảy nến hiện nay được sử dụng gồm điều trị bằng thuốc tây y, đông y và các liệu pháp y tế hiện đại. Mỗi cách chữa có các ưu, nhược điểm riêng mang lại hiệu quả điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây sẽ là thông tin cụ thể về 6 phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả được sử dụng hiện nay.

>> Trị bệnh vảy nến bằng Đông y an toàn, hiệu quả

>> Trị bệnh vảy nến bằng thuốc nam và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh vảy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Khi mắc bệnh, da thường dày lên, sần sùi và bong tróc, trông rất khó coi, mất vệ sinh và cực kỳ ngứa ngáy, đau rát. Đặc biệt, bệnh này rất dễ tái phát!

Hình ảnh về bệnh vảy nến ở khuỷu tay

Hình ảnh về bệnh vảy nến ở khuỷu tay

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể trị vảy nến khỏi hoàn toàn. Mục tiêu chính của điều trị là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh.

Một số các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến có thể kể đến như điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân, quang trị liệu, đông y, tùy vào tình trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh vảy nến

1. Điều trị bệnh vảy nến tại chỗ

Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh vảy nến nhẹ và trung bình. Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong phương pháp điều trị bệnh vảy nến tại chỗ như:

  • Dẫn xuất của vitamin D3

Có tác dụng ảnh hưởng tới sự bộc lộ của nhiều gen, thúc đẩy tới sự biệt hóa của các tế bào sừng (keratinocyte).

+ Liều dùng: Calcipotriol (một chất thuộc nhóm vitamin D) 0,005% bôi hai lần/ngày vào các vùng da có thương tổn. Thường dùng luân chuyển với thuốc bôi steroid (Ví dụ: Những ngày trong tuần bôi Calcipotriol, cuối tuần bôi steroid). Hiệu quả tăng khi kết hợp với steroid tại chỗ. Có thể phối hợp với các trị liệu khác.

+ Tác dụng phụ: Thường kích ứng tại chỗ, tăng can-xi máu ở những người sử dụng quá liều.

+ Chống chỉ định: Tăng canxi máu, ngộ độc Vitamin D

  • Dẫn xuất của Vitamin A a-xit (tazaroten)

Tazaroten được chuyển hóa thành chất hoạt động là acid tazarotenic. Hoạt chất này gắn vào các thụ thể của acid retinoic. Thuốc làm bình thường hóa sự biệt hóa của thượng bì, giảm tăng sinh thượng bì.

+ Liều dùng: Các chế phẩm có sẵn dưới dạng kem hoặc gel nồng độ 0,05% và 0,1%. Bôi lên vùng da thương tổn hằng ngày, vào buổi tối.

+ Tác dụng phụ: Khô da, kích ứng tại chỗ

  • Thuốc Anthralin (dithranol)

dithranol

Dithranol được dùng chữa bệnh vảy nến thể mảng mạn tính, nhất là khi bệnh kháng trị với các thuốc khác, có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh tế bào sừng và chống viêm mạnh.

+ Liều dùng: Các thuốc anthralin cổ điển được bắt đầu dùng với nồng độ thấp (0,05-0,1%) kết hợp với petrolatum hoặc hồ kẽm ngày 1 lần. Để chống hiện tượng tự oxy hóa, nên cho thêm acid salicylic 1-2%. Nồng độ thuốc được tăng lên hàng tuần cho tới 4% khi thương tổn đã đỡ. Vì anthralin có thể tạo màu cho tóc nên thận trọng dùng thuốc trong vảy nến thể da đầu.

+ Tác dụng phụ: Viêm da tiếp xúc kích ứng, nhuộm màu quần áo.

  • Thuốc Coal tar

Tác dụng ức chế tổng hợp DNA, giảm phân bào của các tế bào lớp đáy, chống viêm, thường được dùng kết hợp với acid salicylic để tăng độ hấp thu của thuốc.

+ Tác dụng phụ: Viêm da dị ứng, viêm nang lông, có mùi khó chịu, nhuộm màu quần áo, thuô’c là tác nhân gây ung thư.

  • Thuốc Acid salicylicb

Cơ chế tác dụng: giảm sự liên kết của các tế bào sừng, giảm độ pH của lớp sừng, dẫn tới bong vảy và làm mềm thương tổn, làm cho các thuốc khác được hấp thu nhiều hơn. Thuốc có các dạng mỡ với các nồng độ khác nhau (5%, 10%, 20%) hoặc phối hợp với corticoid (Diprosalic).

  • Tacrolimus

Gắn vào protein mang FK506 (FK506-binding protein) và ức chế calcineurin, giảm sự hoạt động của các yếu tố sao mã, kết quả là giảm sao mã các cytokin, bao gồm cả IL-2, tốt cho các thương tổn ở mặt và nếp gấp, hạn chế với các mảng vảy nến mạn tính.

+ Liều dùng: Bôi vùng thương tổn ngày 2 lần.

+ Tác dụng phụ: Cảm giác bỏng tại chỗ, phát triển u lympho.

+ Chống chỉ định: Trẻ em dưới 2 tuổi.

  • Steroid

Gắn vào các thụ thể của glucocorticoid, ức chế sự sao chép của các gen phụ thuộc AP-1 và NF-ΚB, bao gồm IL-1 và TNF-α.

+ Liều dùng: Tùy theo độ mạnh của mỗi loại steroid. Đối với các steroid có độ mạnh cao thì bôi vùng da thương tổn 2 lần/ngày trong 2-4 tuần.

+ Tác dụng phụ: Ức chế tuyến thượng thận, nhất là ở trẻ em, teo da (thượng bì và trung bì), rạn da, trứng cá, nấm da, kháng thuô’c. Dùng kéo dài làm tăng tác dụng phụ. Thuô’c cải thiện nhanh thương tổn nhưng gây tái phát khi ngừng thuô’c.

+ Chống chỉ định: Quá mẫn với steroid, thương tổn da đang có nhiễm trùng.

  • Kem dưỡng ẩm

Có thể được cho vào giữa các đợt điều trị bệnh vảy nến tại chỗ bằng các thuô’c trên để tránh khô da. Kem dưỡng ẩm làm giảm vảy da, giảm nứt da, giảm ngứa.

2. Điều trị toàn thân

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến toàn thân được sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân mắc vảy nến thể nặng, vảy nến lan rộng khắp toàn thân.

Các loại thuốc thường được dùng trong trường hợp này có thể kể đến như:

  • Thuốc Methotrexat

methotrexat

Tác dụng chẹn enzym dihydrofolat reductase làm giảm tổng hợp các nhân purin và pyrimidin. Đồng thời thuốc chẹn enzym AICAR (5-aminoimidazol-4-carboxamid rabonucleotid) transformylase làm tích lũy các adenosin chống viêm, giảm mức độ nặng ít nhất là 50% ở trên 75% bệnh nhân.

+ Liều dùng: Bắt đầu với liều thử nghiệm là 2,5 mg sau đó tăng dần liều cho tới khi đạt hiệu quả điều trị (trung bình 10-15 mg/tuần, tối đa là 25-30 mg/tuần).

+ Tác dụng phụ: Độc với gan, dùng kéo dài có thể gây xơ gan, ức chế tủy xương, xơ phổi, nhiễm trùng cơ hội.

+ Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, cho con bú, rối loạn chức năng tủy xương, nghiện rượu.

  • Acitretin

Làm bình thường hóa sự biệt hóa và tăng sinh của thượng bì.

+ Liều dùng: Liều bắt đầu là 25-50 mg/ngày, điều chỉnh theo đáp ứng.

+ Tác dụng phụ: Độc với gan, rối loạn mỡ máu, rụng tóc, cốt hóa sớm, khô môi, da.

+ Chống chỉ định tuyệt đối: Phụ nữ mang thai, cho con bú. Tránh thai ít nhất là 3 năm kể từ khi dùng thuô’c lần cuối.

  • Cyclosporin A

Gắn với cyclophilin chẹn calcineurin làm giảm hiệu quả của NF-AT lên lympho T dẫn tới ức chế IL-2 và các cytokin khác, 90% bệnh nhân sạch thương tổn hoặc cải thiện tốt.

+ Liều dùng: 5mg/kg/ngày, sau đó giảm liều hoặc 2,5mg/kg/ngày, mỗi 2-4 tuần tăng liều lên 5mg/kg/ngày. Giảm liều được khuyến cáo khi không điều trị liên tục.

+ Tác dụng phụ: độc với thận, tăng huyết áp, ức chế miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh ác tính nếu trước đó dùng quang hóa trị liệu (PUVA).

+ Chống chỉ định: Tăng huyết áp không kiểm soát được, bất thường chức năng thận, tiền sử hoặc hiện tại có khối u ác tính.

3. Điều trị bệnh vảy nến bằng phương pháp sinh học

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến được chỉ định cho các trường hợp vảy nến thể nặng (đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, vảy nến thể khớp, vảy nến thể móng) và trường hợp không đáp ứng với phương pháp điều trị cổ điển.

Một số loại thuốc được dùng trong phương pháp này có thể kể đến:

  • Alefacept

Gắn vào CD2 trên lympho T, ngăn chặn mối tương tác CD2-LFA3 làm các lympho T bị bất hoạt hoặc chết theo chương trình.

+ Liều dùng: 15 mg tiêm bắp hằng tuần trong 12 tuần.

+ Chống chỉ định: Những người dương tính với HIV.

  • Etanercept (Enbrel)

Bản chất của etanercept là thụ thể hòa tan của TNF-α, thuốc gắn vào TNF-α làm trung hòa tác dụng của TNF-α.

+ Liều dùng: Tiêm dưới da, 25-50 mg x 2 lần/tuần. Thường cho 50 mg x 2 lần/tuần trong 12 tuần, sau đó cho 50 mg hằng tuần.

+ Tác dụng phụ: Nhiễm khuẩn nặng, xơ cứng tủy rải rác, bệnh ác tính, làm nặng suy tim xung huyết, hội chứng giống lupus (kháng thể kháng ds-DNA dương tính). Không nên dùng vaccin sống.

  • Ustekinumab (Stelara)

Gắn vào p40 (dưới typ phổ biến của IL-12 và IL-23. Ức chế sự biệt hóa và tăng sinh của Th1 và Th17.

+ Liều dùng: Tiêm dưới da, liều dựa vào cân nặng: 45 mg nếu trọng lượng dưới 100 kg; 90 mg nếu trọng lượng trên 100 kg. Tiêm tại tuần thứ 0, thứ 4 và sau đó cứ mỗi 12 tuần.

+ Tác dụng phụ: Nhiễm khuẩn nặng, tăng nguy cơ bệnh ác tính. Không khuyến cáo dùng vaccin sống.

  • Infliximab(Remicade)

Là kháng thể đơn dòng khảm có tính đặc hiệu và ái lực cao với TNF-α.

+ Liều dùng: Truyền tĩnh mạch  trên 2 giờ, 5-10 mg/kg tại các tuần 0, 2 và 6.

+ Tác dụng phụ: Nhiễm khuẩn nặng, xơ cứng tủy rải rác, bệnh ác tính, làm nặng suy tim xung huyết, hội chứng giống lupus (kháng thể kháng ds-DNA dương tính). Không nên dùng vaccin sống.

4. Điều trị quang hóa trị liệu (PUVA)

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến này được dùng cho các bệnh nhân vảy nến nặng, dai dẳng hoặc người có diện tích da bệnh khá nhiều (hơn 40% diện tích cơ thể ). Lúc này, việc thoa thuốc có thể bất tiện cũng như cơ thể phải gánh chịu các tác dụng phụ của thuốc thoa khi dùng trên diện rộng.

Phương pháp quang hóa trị liệu

Phương pháp quang hóa trị liệu

Phương pháp trị liệu quang hóa được thực hiện bằng cách chiếu tia cực tím A lên vùng da bị vẩy nến của người bệnh sau khi uống psoralen hoặc phối hợp uống chất retinoid với liệu pháp PUVA hoặc phối hợp thoa hắc ín với chiếu tia B hoặc chiếu tia cực tím B (UVB) đơn độc. Khi đó, quang trị liệu sẽ  ức chế quá trình phân chia và nhân lên của các tế bào thượng bì do tác động trực tiếp của tia UVB lên nhân tế bào và phân tử khác.

+ Liều dùng: Căn cứ vào liều độc tối thiểu với ánh sáng (minimal phototoxic dose-MPD). Nếu không đo được MPD, có thể tính liều dựa vào phân loại da. Liều đầu tiên là 0,5-2,0J/cm2, tùy theo loại da và MPD. Điều trị 2 lần/tuần, tăng lên 40% mỗi tuần cho tới lúc đỏ da, sau đó tăng lên tối đa 20% mỗi tuần. Không dùng liều từ 15J/cm2 trở lên.

+ Tác dụng phụ: Thương tổn da do ánh sáng, lão hóa da sớm, tăng nguy cơ ung thư hắc tố và các ung thư da khác, tổn thương mắt. Cần bảo vệ mắt khi điều trị bằng psoralen uống.

+ Chống chỉ định: Người nhạy cảm ánh sáng, đục thủy tinh thể, suy gan thận, người có các bệnh gắn liền với nguy cơ ung thư da như ngộ độc Arsenic, người bệnh lupus ban đỏ, trẻ em dưới 12 tuổi.

5. Chữa bệnh vảy nến bằng Đông y

Để tránh các tác dụng phụ của thuốc Tây y, hiện nay mọi người thường có xu hướng dùng các loại thuốc nguồn gốc thiên nhiên để điều trị bệnh vảy nến.

Đông y có một số bài thuốc trị bệnh vảy nến được tập hợp từ các thảo dược tự nhiên có tác dụng khắc phục những triệu chứng do bệnh gây ra một cách hiệu quả, an toàn mà không làm ảnh hưởng tới làn da. Thuốc thường được dùng ở 3 dạng gồm dạng thuốc uống và dạng ngâm rửa. Trong đó, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Ứng dụng Thuốc dân tộc được đánh giá cao về hiệu quả.

  • Bài thuốc uống

Dược liệu gồm: Tang bạch bì, bồ công anh, kim ngân hoa,…

Tác dụng: Giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan, thận để giúp đào thải độc tố.

  • Bài thuốc bôi ngoài

Dược liệu gồm: Tang bạch bì, mật ong, thiên mã hồ, bí đao…

Tác dụng: Làm mềm da, ngăn chặn tình trạng lây lan, thúc đẩy quá trình tái tạo da, nuôi dưỡng, đồng thời phục hồi tổn thương da.

  • Bài thuốc ngâm rửa

Dược liệu gồm: Ích nhĩ tử, trầu không, ô liên rô, mò trắng…

Tác dụng: Sát khuẩn, loại tỏ tế bào da bệnh, giúp thuốc bôi thẩm thấu tốt hơn.

>> Xem thêm: Tôi đã chữa khỏi bệnh vẩy nến như thế nào?

Ba chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Ba chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Thanh bì Dưỡng can thang với 3 bài thuốc nhỏ kể trên có tác dụng toàn diện “trong uống, ngoài bôi” vì thế sẽ giúp da phục hồi tổn thương tốt hơn. Tuy nhiên, thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng, thái độ dùng thuốc của bệnh nhân. Các bác sĩ khuyến cáo nên dùng thuốc đúng liệu trình, tránh bỏ dở giữa chừng.

Để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tư vấn hướng điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh nhân nên đến trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc các địa chỉ dưới đây để được thăm khám tận tình nhất:

Lưu ý: Các phương pháp trị vảy nến nói trên mang lại hiệu quả nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh!

Xem ngay: 2 Loại thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

Click đọc ngay:

Bình luận (56)

  1. Nguyễn Thị Thanh Mai says: Trả lời

    chào tất cả các anh/ chi trên diễn đàn. e mới bị vẩy nến gần 1 năm nay. Xin phép được hổi các anh/chị là có ai đã chữa trị ở trung tâm thuốc dân tộc địa chỉ ở b31 ngõ 70 nguyễn thị định, HN chưa ạk, có uy tín k chữa có thật hiệu quả k mà em thấy hoang mang quá.khen chê cứ lẫn lộn hết cả

    1. Diễm Hồng says: Trả lời

      Theo e biết thì đơn vị đấy uy tín ah vì bố chồng e có điều trị viêm khớp gối ở đấy bố e bảo có các bác sĩ YHCT khám (bs khám cho bố chồng e là nguyên Phó GĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện YHCT Tw) bố e chữa các loại thuốc tây cứ khỏi được 1 thời gian lại đau lại, có thời gian bố chồng e còn phải tiêm giảm đau. Sau bố chồng e được người quen mách đến đấy cắt thuốc thì bệnh viêm khớp của bố chồng e gần 2 năm nay k bị đau lại nữa. E nghĩ bác cẩn thận cứ qua đấy khám xem thế nào

    2. Nguyễn Văn Bào says: Trả lời

      TT này nhiều báo lớn khen lắm nó uy tín mà chi phí thuốc của nó cũng không phải ít đâu

  2. nguyễn văn tới says: Trả lời

    Loại nao cũng thấy có tác dụng phụ hại cho gan thận vậy thì chưa chắc đã chữa đc bệnh này lại mắc thêm bệnh khác chữa thế thì chết

  3. Nhâm Quang Ánh says: Trả lời

    Vẫn theo dõi và tìm kiếm các pp chữa trị nhưng vẫn chưa thấy phương pháp triệt để.
    Vẫn trung thành với pp của riêng mình: Lạc quan, yêu đời, tập thể thao thường xuyên, ăn uống điều độ, xông hơi hàng tuần. Bôi Daivonex kiềm bệnh.
    Đợi chờ là hạnh phúc…

    1. Cường says: Trả lời

      Tôi ủng hộ quan điểm này.Tôi bị vn 2 năm rồi, có vài loại thuốc mỡ coticor khác nhau bôi thay đổi không nhờn thuôc, thỉnh thoảng bôi duy trì vai ngày. K dám truyền thuốc vì rất độc hại. Quan trọng choi thể thao thuòng xuyên, kết hợp tập khi công.Ban đầu cũng kiêng khem sau k kiêng nữa vẫn tiếp tục rượu bia. Dien tich vn hiện tại là trong lòng bàn tay và vài cái móng chân tay nhưng k chịu khó kiêng sợ nó phát triển rộng ra thôi 

       

      1. songvoi.maccam says: Trả lời

        Chac chan se lan rong them .Toi bi vay nen gan 10 nam nay cac loai thuoc tay mua su dung nhieu chi co tac dung giam bot benh ma cu phai dung thuong suyen cang ngay hieu qua cang kem di hien tai vay nen dang tai phat nang bat luc voi can benh nay

      2. Trung Dong says: Trả lời

        tay y bo tay .dong y bao chua duoc ma chua tim duoc bai thuoc thich hop .gio khap nguoi toan vay nen k dam nghi den viec lay vo

  4. Thành trung says: Trả lời

    có ai uống thuốc điều trị toàn thân và kết hợp thử bôi dầu dừa chưa ạ? e thấy da bớt khô rát hẳn đi, vảy bớt rất nhiều cũng ít đỏ hơn rồi nhưng thuốc uống thì uống có thời gian và liều lượng chỉ sợ dừng thuốc lại như cũ ?

     

    1. Dương Kiều Thanh says: Trả lời

      Mình bôi dầu dừa rồi. Cũng không khỏi hay đỡ được. Chỉ mềm vảy thôi. Cả dầu oliu cũng thế. 

       

      1. Soone Trần says: Trả lời

        tren day ho huong dan cach chua benh vay nen bang phuong phap dung hanh hoa va cay luoc vang xin hoi da ai ap dung co ket qua chua xin tu van https://www.benhvaynenasung.com/huong-dieu-tri-benh-vay-nen-co-trien-vong.html toi da qua nan voi cac loai thuoc tay y k giup toi cai thien benh ma khien cho benh nang hon lan rong khap toan than ton kem ruoc hoa vao than

  5. Đức says: Trả lời

    em đã bị VN 7 năm nay và hiện đang ở tình trạng rất nặng, em rất cần những lời khuyên từ những người có kinh nghiệm

    em cám ơn ạ

     

    1. goitenem89 says: Trả lời

      dvoi benh nay thi thuoc tay se co tac dung giam benh nhanh , ngan benh k phat trien them va han che dk nhung bien chung cua benh .nhung ban xdinh cung chi chua trieu chung. het td cua thuoc benh se tai phat co khi nang hon. ban da  bi vn 7 nam chac ban biet roi. kih nghiem cua mih la giai doan nay ban nen dung thuoc tay truoc de giam benh roi cat thuoc dong y dieu tri lau dai, benh nay la k the khoi dut diem dc nhung van co the chua tri on dinh, duy tri giam nhe benh trong khoang 1 toi vai nam tuy nguoi

       

      1. Đức says: Trả lời

        bạn có địa chỉ chữa đông y nào tốt k mách giup mình với h thấy bế tắc quá bệnh ngày một nặng mình đang bôi lại eqlag mà chưa thấy đỡ mấy 

         

      2. tarzan_man says: Trả lời

        trung thành với thuốc bôi thôi.mình dùng quanh năm.thay đủ các loại loại nào hiệu quả thì dùng lâu.hết tác dụng lại đổi.vì bây h thế giới đã tìm đc pp chữa dứt điểm bệnh này đâu?

         

      3. Quyền Thế says: Trả lời

        Thuốc thì đương nhiên vẫn phải dùng và mỗi người hợp vs 1 loại thuốc nhưng chế độ ăn uống, kiêng khem phải đảm bảo b ơi 

      4. Lưu Văn Châu says: Trả lời

        Cậu thử chữa bên trung tâm thuốc dân tộc thử xem, tôi cắt thuốc bên đấy dùng thấy tác dụng khá ổn, vẩy nến đỡ nhiều, tôi còn chụp hình lại các vết vảy nến của minh theo thời gian để so sánh. Tháng đầu bệnh k truyển biến nhiều, từ tháng thứ 2 rất ok tôi chữa 5 tháng giờ gần như đã hết vẩy nến rồi mách để cậu biết thêm

         

      5. Trương Danh Huyên says: Trả lời

        mình chữa theo nhiều phương pháp rồi mà ko ăn thua. càng ngày vẩy nến xuất hiện càng nhiều. h mình cũng đương theo thuốc dân tộc, theo được hơn 1 tuần rồimà vẫn ngứa, vẫn đỏ, chỉ thấy là nó không bị mọc thêm nhiều nốt mới thôi k biết giờ nên theo tiếp hay đổi thuốc, mà thấy bạn nói vậy có khi mình lại cố vậy

      6. Lưu Văn Châu says: Trả lời

        Dùng đông y mà mới 1 tuần thì đã ăn thua gì hả cậu, thuốc có khi chưa kịp phát huy tác dụng, kiên trì đi cậu. Tôi dùng thuốc đấy sang tháng thứ 2 mới bắt đầu nhìn rõ sự thuyên giảm vẩy nến k thể so sánh được với tác dụng thần tốc của thuốc tây được. Thuốc tây giảm bệnh nhanh thì cũng nhanh bị lại do k có tác dụng lâu dài nên tôi kiên trì theo đông y mong một ngày có thể khống thế được căn bệnh này. Nhận thấy mỗi cách chữa đều có cái được cái k nên cần sự cân nhắc của mỗi người. Xin chia sẻ đôi chút kinh nghiệm ít ỏi của tôi. Mong mọi người sớm giải quyết được căn bệnh quái ác

  6. trungnghia163 says: Trả lời

    E định ra tết qua tt đấy khám xem thế nào…mn cho e xin ý kiến ah

     

    1. Bảo Bình says: Trả lời

      Bạn muốn dùng thuốc đông y thì nên tới BV YH cổ truyền bạn nhé

      đừng ra tiệm mà thuốc ko rõ nguồn gốc

       

    2. trungnghia163 says: Trả lời

      tt day e tìm hiểu thấy nó cũng uy tín mà bác, e thấy trên 24h cũng gt tt đó đấy https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/benh-vay-nen-kho-va-kho-chiu-dieu-tri-bang-cach-nao-huu-hieu-nhat-c683a1010745.html?fbclid=IwAR1ldHNnQEODpaXBrJ9q085LfzptNfpUZynmq8mg3LH_qeH_LKTLx3tP5E4

      với cả e xem trên 1 số diễn đàn nhiều người bảo ở đấy có các bác sĩ YHCT khám, khám cũng nhiệt tình còn tất nhiên hiệu quả thì người bảo tốt người chê k hiệu quả e thấy nơi nào cũng thế, do hợp thuốc hay k nữa cứ thử thôi 

      1. hoa xưa says: Trả lời

        ox tôi có trị vẫy nến tại trung tâm đó cơ sở 145 Hoa Lan từ tháng 10/2017 nay căn bệnh vẫy nến đã tạm lui khõi tới 90% đó cũng bởi ox đả rất kiên trì dùng thuốc và tuân thủ hướng dẫn điêu trị của bác sĩ ox trị theo 2 liệu trình giờ coi như công sức của ox đả không uỗng

  7. tuonglaibuon says: Trả lời

    Lại một cái tết đau buồn nữa, mình cảm thấy tuyệt vọng quá 🙁

     

    1. devameo says: Trả lời

      bình tĩnh bạn ơi. vấn đề tâm lí rất quan trọng trong điều trị bệnh đấy. bạn thử qua các pp mà anh chị trên diễn đàn đã áp dụng xem sao. bệnh này hợp thầy hợp thuốc tùy từng ng thôi. biết đâu lại có pp hợp với mình. vui lên bạn nhé

       

    2. Mạnh Hiếu says: Trả lời

      Tâm lí cũng rất quan trọng nữa đó em. Thể dục thể thao ăn uống điều độ tâm lí vui vẻ là oke. Xác định sống chung vs lũ thôi nên phải giữ gìn ????

       

  8. vaynennn says: Trả lời

    mình đnag dùng thuốc của nhà thuốc dân tộc, bôi thuốc đc 1 tuần thì bắt đầu ngứa kinh hoàng, đêm ko ngủ được, chưa thấy giảm vầy mình lo lắng quá có ai bị vậy không chia sẻ cùng mình với

     

    1. Tiến dũng says: Trả lời

      Cũng còn tuỳ cơ địa mỗi ng nữa. Cũng thấy có nhiều ng dùng ở đó đã khỏi rồi á. Nhưng ko biết có đc kéo dài lâu ko nữa. Hy vọng hợp thầy hợp thuốc thôi. Bạn cố gắng,có gì post lên đây diễn biến cho mọi ng tham khảo nhé

       

    2. nguyễn tuấn a says: Trả lời

      Có vẻ VN bị theo thời tiết, càng rét càng bị nặng.Đợt này mình đang bị lên kinh quá có khi thử chữa ở trug tâm đáy thử, tiền thuốc hết bn vậy ak ban?

       

      1. bao giờ thấy mùa xuân says: Trả lời

        Mình dùng thuốc của TT TDT đấy đến mai là hết tháng đầu tiên, thấy cũng giảm được 1 chút, nhưng chưa có nốt nào khỏi hẳn cả. Các nốt to thì thấy bong vẩy nhiều hơn, nhưng cũng vẫn còn bị ngứa. Thôi cứ kiên trì vậy. 

      2. huynh hieu minh says: Trả lời

        minh moi tu van thoi,bac si tu van minh chua khoang 4-5 thang.thay lau nen dang nan wa…k biet nen chua k

      3. Văn Hùng says: Trả lời

        Mình chữa 2 tháng rồi. Có dấu hiệu khả quan đấy. Hiện tại mình thấy da mỏng, mềm, bớt đỏ hơn ở những chỗ trước đây dầy vẩy cứng. Bạn thử xem. Nhưng k biết có khỏi đc lâu lâu k?

      4. vaynennn says: Trả lời

        mình dùng bài thuốc đó đến nay cũng đã được 3 tuần rồi thấy 1, 2 nốt nhỏ mới manh nha mh bôi thuốc thì thấy mờ hẳn, còn các vết cũ tuy k bị lan rộng thêm và đùn vẩy nữa nhưng cũng chưa bớt được nhiều nhưng k hiểu sao mình thấy ngứa lắm k biết là sao nữa???

    3. Lê Hoàng Giap says: Trả lời

      Mình xài thuốc này vô thấy mức độ giảm vẫy trắng khá là chậm 1 tuần đầu tiên hoàn toàn k thấy bệnh có thay đỗi gọi điện cho bác sĩ tư vấn xài tiếp nên gắng theo thì sang khoãng tuần thứ 3 nó bớt ngứa và quan sát thấy vẫy nến có vẻ nhõ hơn, bong vẫy ở phần rìa rìa đó bạn nó bong vẫy thì da ở dưới bị đỏ hơi rát về sau nó lành chuyển thành thâm cho tới bây giờ cũng chưa hết được bạn à động viên bạn nên xài tiếp thuốc gắng lên nha bạn bệnh này k kiên trì sẽ khó mà chữa trị cho ỗn được

  9. Nguyễn Phấn says: Trả lời

    Mình nghĩ bệnh này chẳng ai nói hay được, mỗi người lại hợp 1 thuốc. mình từng bị vẩy nên 4 năm chữa các kiểu đỡ xong bị lại, đầu tiên thì cũng dùng thuốc tây, dùng rất nhiều loại, nhưng 1 thuốc dùng 1 thời gian là nó như bị nhờn thuốc hiệu quả k đc như ban đầu là phải tìm loại khác thay thế, về sau mình chuyển sang chữa theo đông y  với hy vọng có thể khỏi được lâu dài nhưng cũng phải qua mấy thầy thuốc mới tìm được thuốc phù hợp, cách đây 2 năm mình đến TT thuốc dân tộc thì bs kê cho mình dùng bài thuốc đông y có 3 loại bôi, uống, ngâm rửa may mắn hợp thuốc và đã hết vẩy nến 2 năm nay. Sau này mình gt cho đứa e mình nó tìm hiểu thì thấy mọi người kêu chữa thuốc đấy k khỏi nên nó lăn tăn bản thân mình chữa khỏi thì mách thôi thời gian đầu mình dùng thuốc của họ nhưng thấy ngứa hơn mình cũng hoang mag nhưng nó chri diễn ra khoảng 2 tuần đầu sau đó thấy giảm vẩy, bớt đỏ dần. Thuốc tác dụng chậm nhưng mình kiên trì chữa 6 tháng lận và hết đó. Mọi người thử xem

    1. Đỗ Quang Sáng says: Trả lời

      Mình bị bệnh vẩy nến toàn thân, đã đi khám ở viện da liễu và bôi thuốc nhưng chỉ đỡ một thời gian ngắn rồi lại bị lại và nặng hơn lần trước. mình cũng đã uống thuốc đông y nhưng cũng không thấy đỡ mấy. Có thể là do chưa gặp thầy gặp thuốc. Bạn cho hỏi chữa ở trung tâm thuốc dân tộc đấy chi phí khám với thuốc thế nào hả bạn? Trong 2 năm đó bạn có phải dùng thêm thuốc gì hay phải kiêng nhiều nữa không?

    2. trọng trí says: Trả lời

      Dạ cho e hỏi chi phí a trị hết nhiu ạ

  10. Mẹ AK says: Trả lời

    Các mẹ ơi bênh vẩy nến có phải là nổi lên tùng vùng ở da và bong vẩy ko, ông xã nhà mình lúc đầu thì chỉ có ở khuỷu tay, ba đám ở chân, nó cứ bong vẩy ra, nhưng bây giờ thấy ở nhiều nơi lăm có những nốt nhỏ bằng đầu ngón tay, mọc lung tung trên co thể, Không biết phải chữa ntn

  11. lenamtckh says: Trả lời

    E bi vay nen toan than.that ra ma noi e cung qua tuyet vong khi benh phat ngay 1nhieu.ma cac pp chua k hieu qua dc bao lau het.Nhung e k muon song chung voi benh.Mong moi nguoi giup do chi e cach tri benh nay voi dung thuoc gi tot ah?

     

  12. Hà Ngọc Ninh says: Trả lời

    e chữa ở trung tâm thuốc dân tộc được 3 tuần rồi nói chung thì cũng có tiến triển nhưng nhìn chung thì là chậm và e từ đầu đến giờ vẫn bị ngứa. Một số nốt nhỏ như hạt đỗ xanh thì sau khi bôi thuốc vẫn chưa hết hẳn, nốt to thì k lan ra nhưng mà giảm vẩy ít lắm. Có ai bị giống em ko ạ. Em hoang mang quá. Sắp hết thuốc tháng đầu mà ko biết có nên mua thêm ko?

     

    1. dũng dj says: Trả lời

      Mh đang dùng thuốc của thuốc dân tộc đc 2 ngày rồi, rất hồi hộp k biết tn?’ Các nốt mới vẫn tiếp tục xuất hiện, chán.

       

    2. Nguyen tung says: Trả lời

      Minh chua sang thang thu hai moi giam vay, giam ngua.cu trong cho va hy vong vay co benh vai tu phong chua benh nay cung khog the nong voi duoc

      1. Vũ Lê Anh says: Trả lời

        E ơi. 1 tháng chưa là gì cả, bệnh này phải kiên nhẫn chữa năm dài tháng rộng chứ k phải 1 ngày 1 bữa. A cũng phải điều trị 4-5 tháng mới có được kết quả như bây giờ . Nhiều người có thể sớm hơn và có nhiều người time điều trị có thể dài hơn tuỳ vào cơ địa mỗi người . E mới chữa có 1 tháng mà đã nản rồi, bất cứ pp nào cũng cần time cả. Nếu e muốn nhanh chỉ có thể là dùng corticord thôi. Nhưng chắc e cũng biết rõ tác hại của corticoid roi

  13. nguyenthixuannguyen says: Trả lời

    Các chị ơi, tôi ở SG, tôi có một mình trong nầy mà con tôi bị bệnh vẩy nến ngày một nặng làm sao bây giờ, các loại thuốc tìm mãi chả có, có cách nào giúp tôi không?. Con trai tôi bị bệnh vẩy nến đã gần 2 năm, từ khi 11t, đi hầu hết các thầy thuốc đông lẫn Tây y nhưng không hết. Bây giờ BS Da Liễu cho dùng thuốc có Corticoid thì bớt, nhưng sử dụng cả 2 tháng rồi, cứ ngưng thuốc là nặng nên tôi buồn quá.

    Các chị nào trong SG có thuốc thì cho tôi xin với

    Xin cảm ơn ạ

     

  14. Minh says: Trả lời

    E bị vảy nến thể giọt bệnh lan rất nhanh e đang cân nhắc việc điều trị tại trung tâm thuốc dân tộc mọi người cho e ý kiến với việc điều trị bệnh tại trung tâm này đc k ạ, e tìm hiểu qua thấy chi phí thuốc cao nhưng k biết thuốc có thật là hiệu quả với bệnh này k e chữa nhiều rồi nên cũng k còn nhiều niềm tin vào các thuốc chữa luôn cảm thấy nghi ngờ mọi thuốc chỉ quảng cáo hay mong mọi người tvan giúp e e xin cảm ơn ạ

     

    1. Đoàn Tấn Tài says: Trả lời

      hiện giờ mình đang dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang được đúng 3 tháng rồi, đã qua giai đoạn ngứa kinh hoàng và vẩy nến đã thiên giảm được khoản 80% mình dự tính bôi tiếp 1-2 tháng nữa xem vẩy nến có hết hẳn được k xác định theo chữa ở đây là tính bằng vài tháng chứ k nhanh đc như thuốc tây cũng xác định chữa thì 50-50 hợp thuốc thì hết

       

  15. tran thuy says: Trả lời

    E bi vay nen.gia~ non~cua cay bang r boi len cho vay nen thay do moi nguoi thu xem ak

     

  16. Hoàng Văn Công says: Trả lời

    Theo tôi được biết bệnh vẩy nến là do phong tà gây ra, cách điều trị bằng đông y nhiều người đã chữa khỏi

    Thể phong huyết nhiệt: nốt chẩn mà hồng to dần, liên tục, màu hồng ngứa nhiều

    Thể phong huyết táo: nốt mới ít xuất hiện, nốt cũ màu hơi đỏ, ngứa, da khô.

    Thực ra phân biệt cũng hơi khó đâu là huyết nhiệt đâu là huyết táo. Phương pháp chữa chung là đều khu phong, dưỡng huyết.

     

  17. Trần Kim Cương says: Trả lời

    Hu hu, các bệnh ngoài da này chữa mệt mỏi lắm. Hôm nọ xem trên mạng có phương pháp chữa Vảy nến bằng cách chiếu tia cực tím hay gì ấy, chả biết có hiệu quả k

    1. Hân says: Trả lời

      chữa bằng tia cực tím không ăn thua đâu bạn. em mình chữa bằng pp đấy rồi thôi cứ quay về với pp đơn giản nhất là dùng thuốc tây hoặc thuốc đông y, hợp cách nào thì theo

  18. phanthi0210 says: Trả lời

    thuôc tây dùng đỡ nhiều nhưng 1 thời gian sau bùng phát nặng hơn

  19. snow82 says: Trả lời

    mấy loại thuốc dùng toàn thân có tác dụng phụ ảnh hường đường con cái ko mọi người? e chưa có gđ nên lo lắng ván đề này vì bg vô sinh nhiều

  20. tad Lê says: Trả lời

    Mọi ng ơi cho mh hỏi.ban đầu mọi ng dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang có bị nặng hơn, ngứa hơn không? Mh dùng được nửa tháng thấy bệnh nặng hơn, nản quá

     

    1. huỳnh quang hưởng says: Trả lời

      Ngày thứ 5 dùng thuốc đấy ngứa điên cuồng, những vết cũ thì lan rộng, đỏ rực. chỉ là k thấy lên nốt mới thôi với AN ủi là cảm giác như da mềm hơn một chút nhưng mình thấy bảo thời kì đầu 1 số ng sẽ bị như vậy sau đó khỏng 2-3 tuần hoặc có khi sang tháng thứu 2 mới giảm nên kiên trì vậy

       

    2. Tình says: Trả lời

      Ngứa thì rất ngứa rồi đó. Đêm mình k ngủ được luôn mà. Nhưng bạn cứ sử dụng đi. Nếu bạn sử dụng thuốc từ 1-2 tháng mà thấy các vết vẩy nến k giảm đi thì nên ngưng lại. Vi co the ban k hop thuoc. Bạn đang nổi thêm vì bạn uống thuốc có td thải độc tố nên nó sẽ xì ra da của bạn , đến khi nó xì hết rồi thì lúc đó bạn sẽ giảm từ từ. Bạn đừng căng thẳng, hay thoải mái đi . Cang thẳng bệnh sẽ nặng thêm đó mình cũng bị như vậy sau dó vẩy nến bớt dần dần rồi hết sạch quá trình này diễn tiến chậm thuốc đông y nó như vậy nhưng để lại thâm cả sẹo mình hết vẩy nến đc hơn năm rồi cũng cố gắng kiêng cử để nó k lên lại

       

  21. Nguyễn Thúy Ha says: Trả lời

    Vẩy nến theo đông y quan niệm thì là do phong tà xâm nhập vào đường kinh của con người, cách chữa là cần khu phong. Phong tà để lâu thì truyền qua các kinh rồi đến lạc, dần đến phủ tạng.

     

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo