Bệnh vảy nến toàn thân: Nguyên nhân và cách điều trị!
Khi mắc bệnh vảy nến toàn thân, da của bệnh nhân sẽ đỏ căng, tróc vảy, toàn thân đỏ như con tôm luộc, khiến họ vô cùng đau đớn và khó chịu.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh vảy nến toàn thân?
Bệnh vảy nến là tình trạng viêm da cấp hoặc mãn tính, xuất hiện thương tổn trên da với dấu hiệu cơ bản vùng da bị tổn thương đỏ rát có ranh giới rõ ràng. Da dày lên, sần sùi, có vảy trắng đục như sáp nến gây bỏng rát, châm chích, đôi khi gây ngứa.
Bệnh vảy nến toàn thân được xem là một dạng nặng của bệnh vảy nến. Bệnh thường tiến triển từ vảy nến thể giọt hoặc biến chứng của các thể nhẹ do điều trị không đúng cách, đặc biệt là do dùng corticoid toàn thân. Ngoài ra, bệnh còn có thể do một số nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm khuẩn, tâm lý, hút thuốc lá, uống bia rượu,…
Triệu chứng của bệnh vảy nến toàn thân
Khi bị bệnh vảy nến toàn thân, da của bệnh nhân sẽ đỏ căng, tróc vảy, toàn thân đỏ như con tôm luộc, khiến họ vô cùng đau đớn và khó chịu.
Nếu tốc độ phát triển các tế bào da của người bình thường diễn ra trong vòng 1 tháng thì đối với người mắc bệnh vảy nến toàn thân, tốc độ này diễn ra nhanh gấp nhiều lần, chỉ trong vòng 3-4 ngày.
Các lớp da mới hình thành sẽ đẩy các lớp da cũ lên trên và bám trên bề mặt da, quá trình này xảy ra rất nhanh và liên tục bởi vậy hình thành nên các lớp vảy chồng lên nhau với nhiều đám vảy nến lớn nhỏ khác nhau trên toàn thân, có cảm giác hơi cứng, sần sùi và rất ngứa!
Bệnh vảy nến toàn thân có lây không?
Bệnh vảy nến nói chung và bệnh vảy nến toàn thân nói riêng KHÔNG phải bệnh truyền nhiễm nên sẽ không lây lan qua tiếp xúc! Tuy nhiên, đây lại là bệnh da di truyền, có thể truyền từ cha mẹ sang con. Do đó nếu cha mẹ có người bị bệnh vảy nến thì con sinh ra có khả năng bị vảy nến khá cao.
Ngoài ra, gia đình có người mắc bệnh vảy nến thì cũng nên giặt riêng quần áo, chăn màn riêng của bệnh nhân, còn ăn uống sinh hoạt thì vẫn bình thường.
Bệnh vảy nến toàn thân có điều trị được không?
Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào có thể giúp đặc trị bệnh vảy nến cũng như bệnh vảy nến toàn thân. Các phương pháp điều trị hiện nay muc đích chủ yếu là để giảm ngứa, kiểm soát bệnh, tránh bệnh lây lan rộng, hoặc đầy lùi bệnh trong một thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó có thể là 1 năm, nhiều năm. Khi bệnh tái phát, người bệnh lại phải tiếp tục điều trị.
Hiện nay, một số biện pháp thường được dùng để điều trị, kìm hãm bệnh có thể kể đến như sau:
-
Điều trị toàn thân
Khi mắc bệnh vảy nến toàn thân tức là người bệnh đã bị vảy nến thể nặng, các nốt vảy nến đã lan ra khắp người. Lúc này sẽ cần áp dụng phương pháp điều trị toàn thân để trị bệnh.
Trường hợp này có thể dùng một số đường uống hay đường tiêm như: Metrothexat, Acitretin, Cyclosporin A,… Các loại thuốc này tuy có tác dụng điều trị bệnh vảy nến toàn thân nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ nếu bệnh nhân quá lạm dụng thuốc. Một số tác dụng phụ đáng sợ có thể kể đến như: tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễn dịch, ung thư da… Vì vậy người bệnh không được tùy tiện sử dụng thuốc mà phải tuân theo tuyệt đối những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
-
Phương pháp quang trị liệu
Khi diện tích bệnh vảy nến đã lan ra toàn thân thì việc thoa thuốc lúc này có thể gây ra nhiều bất tiện cũng như cơ thể phải gánh chịu các tác dụng phụ của thuốc thoa khi dùng trên diện rộng.
Phương pháp Quang trị liệu
Phương pháp trị liệu quang hóa được thực hiện bằng cách chiếu tia cực tím A lên vùng da bị vẩy nến của người bệnh sau khi uống psoralen hoặc phối hợp uống chất retinoid với liệu pháp PUVA hoặc phối hợp thoa hắc ín với chiếu tia B hoặc chiếu tia cực tím B (UVB) đơn độc. Khi đó, quang trị liệu sẽ ức chế quá trình phân chia và nhân lên của các tế bào thượng bì do tác động trực tiếp của tia UVB lên nhân tế bào và phân tử khác.
Phương pháp quang trị liệu hiện được đánh gia là phương pháp trị vảy nến hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Thương tổn da do ánh sáng, lão hóa da sớm, tăng nguy cơ ung thư hắc tố và các ung thư da khác, tổn thương mắt. Cần bảo vệ mắt khi điều trị bằng psoralen uống.
Bên cạnh đó, phương pháp này chống chỉ định với người nhạy cảm ánh sáng, đục thủy tinh thể, suy gan thận, người có các bệnh gắn liền với nguy cơ ung thư da như ngộ độc Arsenic, người bệnh lupus ban đỏ, trẻ em dưới 12 tuổi.
-
Điều trị bằng Đông y
Hiện nay người bệnh thường có xu hướng dùng các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên để điều trị bệnh vảy nến cũng như bệnh vảy nến toàn thân do chúng không những mang lại hiệu quả mà còn lành tính, không gây tổn thương da. Tuy nhiên điều trị bằng Đông y thường cho kết quả lâu hơn so với Tây y vì vậy người bệnh cần phải thật kiên trì.
Một số bài thuốc Đông y giúp điều trị vảy nến hiệu quả:
Bài thuốc uống
+ Bài thuốc 1: 12g môi loại sinh địa, ngân hoa, huyền sâm, ké đầu ngựa, hỏa ma nhân, hà thủ ô, trộn tất cả thành 1 thang thuốc để sắc uống ngày 1 lần.
Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến cho những trường hợp đã kéo dài và đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì khi điều trị.
+ Bài thuốc 2: 12g mỗi loại kim ngân, ké đầu ngựa, xích đồng, lá kinh giới, xác ve sầu, vỏ gạo, cây trinh nữ, rau má, bạc sau, khổ sâm, hạ khô thảo, bồ công anh, đơn đỏ, thổ phục linh đem sắc uống ngày 2 lần. Bài thuốc này còn có thể giúp điều trị các vết thương bên ngoài bằng cách dùng bã thuốc để tắm cho vùng da bị vảy nến, giúp loại bỏ tế bào chết trên da, giúp làn da mềm mại hơn.
Bài thuốc rửa
+ Bài thuốc 1: Khô phàn, hỏa tiêu, dã cúc hoa, phác tiêu, đem tất cả nấu cùng nước và rửa vùng da thương tổn mỗi ngày 1 lần. Thực hiện đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng khô da, bong tróc các mảng vảy nến.
+ Bài thuốc 2: Khô phàn, mang tiêu, cúc hoa dại, xuyên tiêu, đem sắc lấy nước rồi dùng để tắm hoặc ngâm mỗi ngày.
Bài thuốc điều trị bệnh vảy nến này dùng riêng cho các trường hợp bị vảy nến toàn thân và các tổn thương xảy ra trên diện rộng.
Xem ngay: Phương pháp điều trị vảy nến người bệnh cần phải biết
Hiện nay, trên thị trường có sự xuất hiện của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Đây là bài thuốc có sự kết hợp của cả 3 chế phẩm: thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong.
Khi được kết hợp với nhau theo tỷ lệ vàng nhất định đã được các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Đông y của Thuốc dân tộc nghiên cứu, bài thuốc “trong uống ngoài bôi” này sẽ đem đến tác động kép giúp loại trừ bệnh vảy nến hiệu quả.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thành phần, công dụng cũng như những ưu điểm vượt trội của Thanh bì Dưỡng can thang, mời quý bệnh nhân tham khảo thêm TẠI ĐÂY!
Một số lưu ý về chế độ sinh hoạt cho người mắc bệnh vảy nến toàn thân
Nếu muốn quá trình điều trị bệnh vảy nến toàn thân tiến triển tốt đẹp thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý kỹ những điều sau đây:
-
Những điều cần tránh
+ Tránh căng thẳng
+ Tránh kì cọ và bóc da
+ Tránh gãi vì dễ gây lở loét, nhiễm khuẩn, đau rát,…
+ Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như sà phòng, vôi,… vì khi đó vùng da nhiễm bệnh sẽ mở rộng ra.
+ Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.
+ Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai, mũi, họng.
+ Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kỵ với các thuốc điều trị.
+ Tránh thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân khởi phát bệnh và làm bệnh nặng thêm.
+ Tránh gây trầy xước da ở vùng này, sẽ gây nhiễm trùng, vết thương trở lên đau đớn. Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bôi dưỡng da, cần phải xem kỹ các loại thuốc bôi dưỡng da có ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh hay không.
-
Những điều cần làm
+ Lạc quan với bệnh tật
+ Sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa da.
+ Thông báo cho bác sĩ tất cả các thuốc mình đang sử dụng, kể cả thuốc không kê toa.
+ Giữ vệ sinh da tốt.
+ Uống nhiều nước hàng ngày
+ Tránh làm tổn thương da và làm khô da.
+ Xem sang thương da mỗi ngày nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng.
+ Phơi nắng mỗi ngày khoảng 15-30 phút (trừ trường hợp da bị vảy nến nhạy cảm ánh sáng)
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!