10 nguyên nhân gây bệnh vảy nến và những lưu ý khi mắc bệnh

Nếu bạn chưa biết rõ hết về những nguyên nhân gây bệnh vảy nến thì hãy đọc ngay bài viết sau đây để có thêm những thông tin bổ ích, thiết thực, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn nhé.

>> Triệu chứng vảy nến: Những biểu hiện trên da cần được điều trị ngay

Bệnh vảy nến là một rối loạn da thường gặp. Bệnh tạo nên những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vẩy trên da. Vảy màu trắng bạc xếp nhiều lớp, dễ tróc. Những mảng này dầy, thường ở khuỷu, đầu gối và da đầu, nhưng cũng có thể gặp ở những nơi khác. Khi cạo vào mảng này vẩy tróc ra từng phiến mỏng và có cảm giác như cạo vào thân cây đèn cầy.

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định một cách chính xác và rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Dưới đây sẽ là tổng hợp tất cả những nguyên nhân cơ bản được cho là gây ra bệnh.

Những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh vảy nến!

  • Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò lớn trong những nguyên nhân bệnh vảy nến. Khoảng 1/3 số người mắc bệnh vảy nến có bố hoặc mẹ đã từng mắc bệnh. Người ta đã ước tính được, nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì trẻ có khoảng 15% nguy cơ mắc bệnh. Nếu cả bố cả mẹ cùng mắc thì nguy cơ lên đến 75%.

DI TRUYỀN

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Di truyền là một trong những yếu tố gây ra vảy nến

Một điều bất ngờ nữa là nếu một đứa trẻ mắc bệnh vảy nến trong khi cả bố lẫn mẹ đều không bị thì có nguy cơ 20% anh, chị em chúng sẽ bị bệnh. Điều này được lý giải là do bệnh có thể di truyền cách thế hệ nhưng vẫn sẽ có mối liên hệ với những người thân trong gia đình.

  • Rối loạn hệ miễn dịch

Rối loạn hệ miễn dịch chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến! Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi.

Rối loạn hệ miễn dịch cũng khiến hoạt động sản xuất hormon của tuyến giáp mất ổn định, gây ra tình trạng cường hoặc suy giáp.

  • Nhiễm khuẩn

Quá trình sinh hoạt không giữ vệ sinh đúng cách hàng ngày khiến da bị nhiễm khuẩn, cộng thêm việc sử dụng các chất tẩy rửa có hoạt chất quá mạnh cũng chính là một trong những yếu tố góp phần khiến bệnh vảy nến trở nên trầm trọng.

  • Yếu tố tâm lý

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: Những căng thẳng, lo âu thường xuyên chính là yếu tố trung gian làm khởi phát bệnh vảy nến.

stress

Stress là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Xấu hổ vì làn da sần sùi của mình, nhiều bệnh nhân vảy nến thấy mặc cảm, tự ti và tự thu hẹp khoảng cách với xã hội. Những trở ngại về tâm lý này là tác nhân khiến bệnh vảy nến ngày càng nặng hơn. Chính vì vậy, khi mắc vảy nến, người bệnh cần giữ thái độ, lạc quan, vui vẻ, tuyệt đối không được suy sụp, mất tinh thần!

  • Môi trường ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân bệnh vảy nến. Việc tiếp xúc hàng ngày với khói, bụi bẩn, nguồn nước, thức ăn không đảm bảo,… có thể gây ra nhiều loại bệnh, trong đó bao gồm những bệnh về da liễu như vảy nến.

  • Ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời chứa nhiều tia tốt cho da và sự phát triển cơ thể, nhưng cũng luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa như tia tử ngoại!

tia tử ngoại

Trong khoảng thời gian từ 10h-16h là lúc ánh nắng mặt trời mạnh nhất, chứa nhiều tia UV nhất và gây hại nhất, nếu tiếp xúc nhiều không chỉ gây ra bệnh vảy nến mà thậm chí có thể khiến bạn có nguy cơ bị ung thư da.

Vì vậy cần hạn chế tuyệt đối ra đường trong “khoảng thời gian nguy hiểm”này, nếu có đi ra ngoài thì cần bôi kem chống nắng cẩn thận, kết hợp mặc áo chống nắng và đội mũ rộng vành.

  • Chấn thương thượng bì

Khi có vùng da nào đó trên cơ thể bị tổn thương nhưng lại bị chủ quan, không được điều trị, chăm sóc cẩn thận, đúng cách thì sẽ để lại hậu quả lâu dài, điển hình nhất là gây ra bệnh vảy nến!

  • Thời tiết

Thời tiết lạnh và khô dễ gây bùng phát bệnh vảy nến. Thời tiết nắng, nóng và ẩm thường làm giảm nhẹ bệnh. Ngoài ra, bệnh vảy nến  thường có xu hướng bùng phát nhiều hơn vào mùa thu.

  • Béo phì

béo phì

Cân nặng quá lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Các mảng da bệnh vảy nến thường phát triển ở nếp nhăn và nếp gấp của da.

  • Nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu trùng như viêm họng, viêm amidan có thể gây khởi phát vảy nến giọt (một dạng vẩy nến) hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh vảy nến hiện mắc. Nhiễm HIV cũng làm nặng thêm bệnh vẩy nến.

Một số lưu ý cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến

Để quá trình điều trị bệnh vảy nến diễn thuận lợi, bệnh không trở nặng thêm thì người bệnh vảy nến cần tuyệt đối lưu ý những điều sau:

  • Lạc quan với bệnh tật
  • Sử dụng theo toa của bác sĩ chuyên khoa da.
  • Thông báo cho bác sĩ tất cả các kháng sinh mình đang sử dụng, kể cả kháng sinh không kê toa.
  • Giữ vệ sinh da tốt.
  • Tránh làm tổn thương da và làm khô da.
  • Xem sang thương da mỗi ngày nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng.
  • Phơi nắng mỗi ngày khoảng 15-30 phút (trừ trường hợp vảy nến nhạy cảm ánh sáng)

Có thể bạn quan tâmPhương pháp điều trị vảy nến người bệnh cần phải biết!

Trên đây là tổng hợp tất cả nguyên nhân bệnh vảy nến. Hy vọng mọi người đã có thêm những thông tin hữu ích khi đọc bài viết này!

Xem thêm video: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh vảy nến

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo