Bệnh vảy nến có lây không? Những lời khuyên dành cho người bệnh

Bệnh vảy nến có lây không là câu hỏi không chỉ của riêng người bệnh mà còn của cả người thân và những người tiếp xúc xung quanh. Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng Camnangbenhdalieu tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

>> Bệnh vảy nến và những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

>> Các dạng vảy nến phổ biến và những điều người bệnh cần biết

Tính trên toàn thế giới, có khoảng 25 triệu người mắc phải bệnh vảy nến, trong đó khoảng 2,5 triệu là người Việt Nam. Bệnh vẩy nến khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ngứa ngáy như kiến cắn, ngoài ra còn cảm giác đau đớn như bị châm chích tại các vùng tổn thương trên da, gây nứt và chảy máu.

Vảy nến gây ra những ảnh hưởng trầm trọng đến ngoại hình người bệnh nên thường khiến họ xấu hổ, tự ti, mặc cảm, luôn cố tìm cách che giấu đi làn da sần sùi của mình để tránh dị nghị của những người xung quanh.

Bệnh vảy nến có lây không?

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới thì bệnh vảy nến KHÔNG PHẢI là bệnh truyền nhiễm, và dĩ nhiên sẽ không lây lan qua tiếp xúc! Bản chất của bệnh vảy nến là việc rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, khiến cho quá trình bong các tế bào da cũ và mọc các tế bào da mới ở người bệnh diễn ra nhanh gấp 10 lần người thường. Như vậy, tác nhân gây vảy nến không phải do một vi khuẩn hay virus  mà bản chất là do rối loạn hệ miễn dịch. Do vậy có thể kết luận,  bệnh vảy nến không lây nhiễm thông qua tiếp xúc cơ thể, cũng như việc ăn uống sinh hoạt chung với người bệnh.

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

vảy nến có lây không

Mặc dù bệnh vảy nến không lây nhiễm nhưng đây lại là căn bệnh có yếu tố di truyền. Nghiên cứu đã chỉ ra, nếu bố hoặc mẹ mắc vảy nến thì con cái có 30% nguy cơ mắc bệnh Vảy nến. Nếu cả bố cả mẹ đều bị thì nguy cơ lên đến 75%.

Ngoài ra, gia đình có người mắc bệnh vảy nến thì cũng nên giặt riêng quần áo, chăn màn riêng của bệnh nhân, còn ăn uống sinh hoạt thì vẫn bình thường.

Bệnh vảy nến có điều trị được không?

Để giải đáp câu hỏi này, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cho biết hiện vẫn chưa có loại thuốc nào giúp điều trị đặc hiệu bệnh vảy nến, nhưng nếu bệnh được khám, phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời thì có thể giúp bệnh thuyên giảm, ổn định, lâu dài trong vòng một năm hoặc nhiều năm, nếu bệnh tái phát thì phải điều trị lại. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng nắm rõ được điều này.

Hiên nay, một số phương pháp giúp điều trị, kìm hãm bệnh vảy nến có thể kể đến như:

  • Điều trị tại chỗ

Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vẩy da như:

+ Mỡ Salicyle 5%, 10%

+ Vitamin D3 và dẫn chất

+ Goudron

Nếu bệnh gặp ở bàn chân thì nên luôn luôn đi giầy có bít tất khi đi ra ngoài đường, điều này sẽ giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa các vết nứt ở da bị nhiễm khuẩn.

+ Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông).

Các loại thuốc mỡ như Salicylic, có tác dụng bong vẩy, bạt sừng hiệu quả còn thuốc mỡ Corticoid kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, điều trị nhanh chóng thương tổn. Tuy nhiên Corticoid chỉ nên dùng trong một thời gian nhất định vì thuốc có gây nên một số tác dụng phụ, nếu lạm dụng dài ngày sẽ gây các biến chứng nặng nề như nhiễm trùng da,mọc lông, giãn mao mạch và teo da,…

Thuốc mỡ có Vitamin A axit có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.

  • Điều trị toàn thân

Sử dụng các sản phẩm đường uống có tác dụng toàn thân như:

+ Các retinoid đường uống

+ Methotrexat

+ Cyclosporin

+ Hydroyurea

+ Các steroid toàn thân

+ Các hợp chất sinh học: etanerept, alefacept, efalizumab,…

Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc này đều gây tác dụng phụ, đặc biệt là khi dùng lâu dài để điều trị căn bệnh mãn tính này!

+ Quang trị liệu: UVB phổ hẹp(UVBTL01)

+ Quang hóa trị liệu: PUVA

+ Sinh học trị liệu.

  • Trị bằng Đông y

Một số bài thuốc chữa bệnh vảy bằng đông y nến được tập hợp từ các thảo dược tự nhiên có tác dụng khắc phục những triệu chứng do bệnh gây ra một cách hiệu quả, an toàn mà không làm ảnh hưởng tới làn da. Thuốc thường được dùng ở 2 dạng là dạng thuốc uống và dạng ngâm rửa.

Một trong những phương dược Đông y điều trị vảy nến hiệu quả toàn diện nhất hiện nay là bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc là kết quả của công trình kế thừa, nghiên cứu từ nhiều bài thuốc cổ phương bản địa, hoàng cung, bí quyết chăm sóc da bằng thảo dược.

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc duy nhất hiện nay có sự kết hợp thuốc uống, thuốc ngâm rửa và tinh chất bôi dường da cho hiệu quả toàn diện, lâu dài và hạn chế tái phát.

Thanh bì Dưỡng can thang hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu
Thanh bì Dưỡng can thang hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu

– Thuốc uống: Tổng hợp dược tính của hàng chục vị thuốc quý như: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, đơn đỏ, ké đâu ngựa… phát huy công năng giải độc, tăng cường chức năng gan, bồi bổ cơ thể, tăng đề kháng, ổn định cơ địa, đánh bật gốc vảy nến từ căn nguyên bên trong, ngăn tái phát.

– Thuốc ngâm rửa: Chiết xuất lá trầu không, mò trắng, ích nhĩ tử, ô liên rô… Tác dụng sát khuẩn, chống viêm, làm mềm da, bong vảy tự nhiên, khoanh vùng tổn thương.

– Thuốc bôi: Tinh chất bôi thẩm thấu tận sâu tế bào, làm lành tổn thương, chăm sóc da, liền sẹo, dưỡng da, loại bỏ triệu chứng vảy nến, tăng cường bảo vệ da, ngăn tái phát.

Thanh bì Dưỡng can thang độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu hiện nay. Bài thuốc được nghiên cứu và bảo chế bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ YHCT đầu ngành.

Đặc biệt bài thuốc sử dụng 100% thảo dược tự nhiên, nguồn gốc dược liệu sạch và chuẩn hóa GACP – WHO được lấy trực tiếp tại hệ thống vườn dược liệu sạch do Trung tâm phát triển. Vì vậy, Thanh bì Dưỡng can thang an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với cả trẻ em, phụ nữ cho con bú, người thể trạng yếu, bệnh nhân đường tiêu hóa…

Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng dược liệu sạch chữa vảy nến
Thanh bì Dưỡng can thang sử dụng dược liệu sạch chữa vảy nến

>> Xem thêm chi tiết: Dược liệu Đông y trị vảy nến, viêm da cơ địa

Một số lời khuyên dành cho người bị vảy nến

Bệnh vảy nến hiện chưa có biện pháp đặc trị khiến người bệnh vô cùng lo lắng và suy sụp. Không những thế bệnh lại rất hay tái phát, mang đến cảm giác ngứa ngáy, đau rát, đau đớn tại các chỗ tổn thương trên da. Để hạn chế được những khó chịu trên thì bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh còn phải lưu ý đến việc chăm sóc da của mình . Cụ thể như sau:

  • Khi tắm nên ngâm trong nước ấm từ 10 đến 15 phút để làm mềm da, sau đó bôi thuốc mỡ axit salixilic dưỡng ẩm  và làm bong các vảy nến trên da. Chú ý dưỡng ẩm cho da bằng loại kem dưỡng ẩm thích hợp, đặc biệt trong các tháng mùa đông lạnh.
  • Tránh kì cọ mạnh, gãi, chà xát vùng da bị vảy nến vì nó làm bong tróc vảy gây chảy máu tổn thương cho vùng da bị bệnh.
  • Mỗi ngày người bệnh có thể phơi nắng 10-15 phút vào lúc sáng sớm. Không nên phơi nắng quá lâu hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt vì tia cực tím sẽ làm cháy và tổn thương da thêm, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tìm càng nhiều càng tốt.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để tránh bị cọ sát vào vùng da bị bệnh
  • Ngoài ra để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng bạn cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.

lời khuyên

Do vảy nến ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến ngoại hình, thẩm mỹ của người bệnh nên thường khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp với xã hội, lâu dần sinh trầm cảm và còn khiến bệnh nặng hơn. Người thân những lúc này cần phải ở bên, động viên người bệnh kiên trì, lạc quan chiến đấu với bệnh vảy nến!

Để được tư vấn chi tiết cách điều trị vảy nến bằng thảo dược, bạn đọc vui lòng liên hệ Trung tâm Thuốc dân tộc. Địa chỉ liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo