Vảy nến thể mủ và những nguy hiểm khôn lường người bệnh cần cảnh giác!

Vảy nến thể mủ là một thể nghiêm trọng và “đáng sợ” nhất của bệnh vảy nến. Biểu hiện của bệnh là những mảng mụn nhỏ dày đặc trên vùng da, khiến bề mặt da sần sùi và dễ bị tổn thương khi có va chạm. Bệnh nếu không được điều trị tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

>>> Vảy nến ở mặt và cách điều trị an toàn, hiệu quả

>>> Vảy nến hồng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu gây ra nhiều ám ảnh kinh hoàng nhất hiện này. Bệnh “tàn phá” nặng nề ngoại hình của người bệnh, khiến họ lâm vào tình trạng “sống dở chết dở”.

Biểu hiện của bệnh vảy nến là trên da xuất hiện các mảng da lớn đỏ ửng, tróc vảy, hoặc các lớp vảy màu trắng mọc xếp thành từng lớp như vảy cá, trông không những xấu xí mà còn mất vệ sinh, nhất là khi các lớp vảy này rơi ra ở nơi công cộng, khiến người bệnh bối rối và tự ti!

Thông thường, bệnh vảy nến được chia thành 6 dạng phổ biến bao gồm: Vảy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể đảo ngược, thể khớp và thể da đỏ toàn thân. Trong đó, vảy nến thể mủ được xem là dạng nghiêm trọng nhất mà nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh!

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Vảy nến thể mủ là gì?

Vảy nến thể mủ là gì?

Vảy nến thể mủ là gì?

Nếu triệu chứng bệnh vảy nến khác là các mảng tế bào chết khô cứng bám trên da thì với vảy nến mủ lại là các mụn nhỏ trên nền da đỏ. Các mụn này lúc đầu mọc đơn lẻ, nhưng sau đó tụ tập thành các “hồ mủ” phân bố trên da dày đặc trên da, dễ vỡ và gây đau nhức, một khi vỡ sẽ khiến các vùng da bị tổn thương lở loét rất nghiêm trọng!

Nguyên nhân gây vảy nến thể mủ

nguyên nhân bệnh vảy nến

Có khoảng 25 – 30% bệnh nhân bị vảy nến thể mủ trước đó đã bị vảy nến thể thông thường. Những người mắc các bệnh nhiễm đường hô hấp trên do liên cầu β tan huyết nhóm A; phụ nữ có thai; tác dụng của ánh sáng mặt trời, bỏng nắng và stress cũng có thể gây vảy nến có mủ.

Vảy nến thể mủ có những dạng nào?

Dựa theo hình thái lâm sàng mà vảy nến thể mủ được chia làm 2 dạng phổ biến nhất như sau:

– Vảy nến thể mủ dạng lan tỏa: Các tổn thương lây lan rộng toàn cơ thể, phát triển ở mức độ bán cấp cho đến cấp tính (thể Von Zumbusch).

– Vảy nến thể mủ dạng khu trú: Các tổn thương xuất hiện giới hạn ở lòng bàn tay, bàn chân và có xu hướng phát triển mạn tính (được gọi là thể Barber).

Các giai đoạn của bệnh vảy nến thể mủ

Thông thường, vảy nến thể mủ được chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Khởi phát bệnh

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ bị những đợt sốt cao kéo dài tấn công, và chỉ sau 1 ngày là da toàn thân nhanh chóng đỏ ửng, nóng rát. Tiếp đến, làn da bắt đầu xuất hiện các đám ban đỏ lan rộng toàn thân, vùng sinh dục có nhiều tổn thương, cơ thể mệt mỏi rã rời.

  • Giai đoạn 2: Hình thành mủ trên da

Sau khi da đỏ ửng thì khoảng 1-2 ngày sau, các mụn mủ trắng sữa đầu “đổ bộ” lên da, da mỏng hơn rõ rệt. Mụn mủ tụ tập trung từng đám hoặc rải rác chứ không tụ tập tại một vùng nhất định nào trên cơ thể, da sẽ hơi bị xung huyết.

Các nốt mụn mủ thường không đi với nang chân lông nên không thể nhầm lẫn với bệnh viêm lỗ chân lông. Mụn mọc thành từng đợt, có khi gộp lại với nhau tạo thành đường kính tư 1-3 cm, khi vỡ ra gây lở loét, đau rát.

  • Giai đoạn 3: Hình thành vảy khô

Các nốt mụn mủ bắt đầu vỡ ra sau khoảng vài ngày, chảy dịch rồi đóng vảy khô, chuyển sang giai đoạn róc vảy khô trên nền da đỏ. Vảy khi sờ thấy dày, gồ ghề, và rát. Khi những tổn thương cũ chưa kịp lành thì các đợt mụn mủ khác lại đã “kéo quân” đến.

Người bệnh cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách, nếu không rất dễ gây viêm nhễm, thậm chí dẫn đến biến chứng viêm khớp vảy nến.

Vảy nến thể mủ và những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời!

Vảy nến thể mủ là bệnh nghiêm trọng, cần được điều trị nhanh chóng, kịp thời, nếu không sẽ dẫn nhiều hậu quả, biến chứng đáng sợ:

  • Gây đau nhức

Các nốt mụn mủ khi mới mọc đơn lẻ thường không gây ra nhiều đau nhức cho người người bệnh, nhưng một khi chúng đã “liên minh” lại với nhau, tạo thành những “hồ mủ” trên da thì sẽ khiến người bệnh gánh chịu những cơn đau rát như bị bỏng, nhất là khi các nốt mụn này vỡ ra.

  • Nhiễm trùng da

Các nốt mụn mủ dù là tự vỡ hay bị vỡ thì khi dịch bên trong chảy ra mà không được vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc đúng cách, để chúng tiếp xúc với bụi bẩn hay ma sát với quần áo thì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, lở loét, nhiễm trùng da, trường hợp nặng thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, vô cùng nguy hiểm!

  • Viêm khớp

Vảy nến thể mủ có thể gây bệnh viêm khớp

Vảy nến thể mủ có thể gây viêm khớp

Ngoài những tổn thương đến làn da, vảy nến thể mủ còn gây ra các ảnh hưởng đến khớp và móng gây viêm khớp, mủ dưới móng và tách móng. Biến dạng, sưng tấy các khớp chân, khớp tay khiến người bệnh gặp phải không ít khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày!

  • Bệnh phụ khoa, nam khoa

Vảy nến thể mủ khi xuất hiện ở các vùng nếp gấp sinh dục thì ngoài gây ra những cơn đau đớn, ngứa ngáy dữ dội chúng còn có thể dẫn đến các bệnh nam khoa hay phụ khoa do viêm nhiễm.

  • Gây nguy hiểm đến tính mạng

Vảy nến thể mủ nguy hiểm hơn bạn tưởng khi những trường hợp bị vảy nến mủ toàn thân cấp tính (thể Von Zumbusch) có thể khởi phát một cách đột ngột và đe dọa đến tính mạng. Hoặc ở nhiều bệnh nhân, ban đầu là sốt nhẹ nhưng sau đó triệu chứng này tăng dần, có thể sốt cao lên đến 40 độ; nếu không hạ sốt kịp thời có thể dẫn tới co giật, tác động tới não bộ…

Ngoài ra, các triệu chứng vảy nến thể mủ có thể bao gồm: nhức đầu, rét run, thở nhanh, mạch đập nhanh; đi kèm chứng phù nề, phù mạch, suy tim và suy hô hấp nếu không được cấp cứu kịp thời cũng sẽ khó bảo toàn tính mạng.

Điều trị vảy nến thể mủ như thế nào?

Điều trị vảy nến mủ là việc người bệnh cần làm ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh trên da. Bởi, nếu không được chữa sớm, vảy nến mủ có thể phát triển, lây lan nhanh chóng ảnh hưởng nghiệm trọng đến làn da của bạn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến mủ như: Tây y, đông y và dân gian tùy vào từng tình trạng, mức độ phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

  • Điều trị theo Tây y

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị vảy nến thể mủ có thể kể đến như sau:

+ Thuốc mỡ acid salixilic để làm mềm da và bong vẩy trên da.

+ Kem bôi chứa steroid làm giảm các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy. Kem bôi này hay có tác dụng phụ, muốn sử dụng phải có sự cho phép của bác sĩ.

+ Thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene, liên kết với vitamin D để làm giảm sự phát triển mủ nước, giảm ngứa ngáy.

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị vảy nến thể mủ

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị vảy nến thể mủ

+ Thuốc mỡ có thành phần nhựa than đá và dầu gội, có thể làm giảm các triệu chứng bệnh nhưng dễ gây tổn thương các vùng da lân cận.

+ Thuốc mỡ anthralin làm bong da vảy nến, hình thành nhanh các tế bào da mới. Thuốc này cũng có tác dụng phụ làm da tấy đỏ.

+ Đơn thuốc chứa vitamin A có tác dụng điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên cần cẩn trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

+ Biện pháp quang trị liệu (PUVA): Có tác dụng ức chế tổng hợp AND của tế bào ở thượng bì, giảm số lượng tế bào trình diện kháng nguyên hoặc tế bào langerhans và giảm khả năng trình diện kháng nguyên của chúng. Ức chế sản xuất cytokine từ tế bào lympho T và ức chế phóng thích các chất trung gian hóa học.

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc điều trị vảy nến thể mủ trong đơn thuốc cần phải do bác sĩ da liễu kê, không tự ý mua thuốc về dùng.

  • Điều trị theo Đông y

Người bị bệnh vảy nến thể mủ có thể điều trị theo một số bài thuốc Đông y dưới đây:

Bài thuốc 1:

+ Thành phần: Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ (mỗi loại 12g).

+ Cách thực hiện: Sắc trong 1 lít nước, cạn còn khoảng 500ml thì chia ra uống 2 lần trong ngày. bài thuốc này uống 2-3 tháng để trị bệnh vảy nến thể mủ.

Bài thuốc 2:

+ Thành phần: Ké đầu ngựa, hà thủ ô, huyền sâm, ngân hoa, hỏa ma nhân, sinh địa (mỗi loại 12g).

+ Cách thực hiện: Sắc trong 1 lít nước, cạn còn 300ml thì uống hết 1 lần. Bài thuốc này cần kiên trì uống trong 2-3 tháng.

Bài thuốc 3:

+ Thành phần: Khô phàn 120g, cúc hoa dại 240g, xuyên tiêu 120g, mang tiêu 500g.

+ Cách thực hiện: Sắc tất cả các nguyên liệu với 2 lít nước, để nguội bớt rồi nhúng khăn bông mềm lau rửa da vảy nến mỗi ngày 1 lần. Cần thực hiện liên tục 2-3 tháng mới có thể khỏi bệnh.

Lưu ý: Hiệu quả của các phương pháp điều trị vảy nến thể mủ còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.

Bài thuốc 4:

Bài Thanh bì Dưỡng can thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

+ Thành phần chính: Kim ngân hoa, ké đầu ngựa, tang bạch bì, lá trầu không, ích nhĩ tử, thiên mã hồ…

+ Cách thực hiện: Thuốc ngâm rửa nên dùng buổi tối trước khi đi ngủ. Rửa sạch vùng da bị vảy nến bằng nước ấm rồi ngâm rửa với thuốc. Tiếp đó dùng thuốc bôi ngoài bôi một lớp vừa đủ lên da. Với thuốc uống điều trị bên trong, ngày uống 2 lần sau ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Để biết thêm thông tin chính xác về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang điều trị bệnh vảy nến, độc giả vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị trong quá trình điều trị vảy nến thể mủ

– Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ xung nước giúp da khỏe mạnh.

– Giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

– Tắm nắng cho da đúng thời điểm.

– Vệ sinh chăm sóc da hợp lý, tắm nước ấm.

– Nghỉ ngơi đúng giờ.

Các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh vẩy nến thể mủ hiện nay thường chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc cần phải hết sức chú ý để theo dõi diễn biến cũng như các tác dụng phụ của thuốc.

Do vậy, việc điều trị cần thiết phải được thực hiện và hướng dẫn, theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, người thân cần động viên bệnh nhân kiên trì điều trị bệnh, không được căng thẳng, chán nản, sẽ khiến bệnh càng thêm trầm trọng!

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo