Vảy nến ở mặt và cách điều trị an toàn, hiệu quả!
Bị vảy nến ở mặt là một dạng của bệnh vảy nến rất phổ biến, nhiều người gặp phải. Biểu hiện của bệnh là tình trạng bong tróc, khô rát, ngứa ngáy trên da mặt. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến tâm lý, do đó, người bệnh cần điều trị vảy nến da mặt sớm để không phải lo lắng.
>> Chế độ sinh hoạt, ăn uống cho người bệnh vảy nến
>> Triệu chứng vảy nến: Những biểu hiện trên da cần được điều trị ngay
Vảy nến là một căn bệnh da mãn tính mà chỉ cần nhắc đến tên thôi cũng đủ khiến nhiều người rùng mình. Bệnh do tăng sinh tế bào và viêm với những tổn thương đặc trưng là các mảng lớn màu đỏ tía, tróc vảy trên da, hoặc các mảng vảy trắng bong tróc. Hiện nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được giới Y học xác định rõ ràng, một số nguyên nhân được cho là gây ra vảy nến có thể kể đến như: di truyền, rối loạn miễn dịch, chấn thương, thời tiết,…
Vảy nến có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như da đầu, cùi chỏ, đầu gối, móng tay, móng chân, vùng mặt,.. trường hợp nghiêm trọng có thể la ra toàn bộ người.
Bị vảy nến ở mặt khiến người bệnh vô cùng lo lắng, xấu hổ, mặc cảm do mặt là nơi ảnh hưởng đến ngoại hình nhiều nhất và do vùng da này rất nhạy cảm, nếu điều trị sai cách có thể phá hủy cả khuôn mặt!
Dấu hiệu nhận biết vảy nến ở mặt
Hình ảnh bệnh vảy nến ở mặt
Giống như bệnh vảy nến ở các vùng da khác trên cơ thể, khi phát bệnh vảy nến ở mặt, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra bởi những dấu hiệu sau: Da mặt đỏ ửng, xuất hiện những mảng tổn thương từ 2-3 cm, trên bề mặt da là những lớp sừng dày, lớp vảy trắng bong tróc thành từng mảng như vảy cá hoặc những lớp vảy hồng như sáp nến. Da mặt người bệnh lúc này sẽ cực kỳ khô, kèm theo những tổn thương như chảy máu hoặc mủ, viêm nhiễm ngoài da.
Bệnh vảy nến ở mặt xuất hiện ở những vị trí nào?
Dưới đây là những vị trí trên khuôn mặt thường bị bệnh vảy nến tấn công:
+ Khu vực lông mày: Xuất hiện các lớp vảy bao phủ vùng lông mi, mí mắt người bệnh trở nên đỏ và sưng tấy lên.
+ Khu vực quanh miệng và mũi: Trong trường hợp này, vảy nến có thể xuất hiện trên lợi hoặc lưỡi, bên trong má, bên trong mũi hoặc trên môi.
+ Khu vực tai: Trong một số trường hợp, người bệnh bị những nốt vảy nến mọc bịt kín lấy tai khiến thính giác bị ảnh hưởng.
+ Trên trán
+ Khu vực đường chẻ tóc
Các cách điều trị bệnh Vảy nến ở mặt
Do mặt là khu vực cực kỳ nhạy cảm, da mặt cũng mỏng và yếu hơn so với những vùng da khác trên cơ thể nên khi điều trị vảy nến ở mặt, người bệnh cần hết sức cẩn trọng, nếu không muốn ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ về lâu dài. Bất kỳ một loại thuốc nào cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi!
Dưới đây là những cách thường được dùng để điều trị bệnh vảy nến ở mặt:
-
Dùng các loại thuốc:
Để trị vảy nến ở mặt, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giúp kiểm soát tế bào phát triển, tiêu sừng, làm mềm, làm ẩm da. Cụ thể như:
+ Thuốc chứa corticosteroid hàm lượng thấp, có tác dụng chống viêm dành cho những vùng da nhạy cảm, giúp giảm viêm da, bong tróc.
+ Thuốc retinoids như geltazarotene.
+ Thuốc tổng hợp vitamin D như calcipotrene (Dovonex) thuốc dạng kem hay mỡ bôi giúp làm chậm quá trình sinh sản tế bào da mới.
+ Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp xuất hiện viêm nhiễm.
+ Thuốc uống và tiêm tĩnh mạch như: methotrexate, cyclosporin, retinoids được sử dụng trong những bệnh vảy nến ở mặt nhưng sử dụng với hàm lượng thấp.
+ Các loại kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, bớt ngứa, và kiểm soát bệnh không lây lan sang khu vực khác.
Lưu ý: Các loại thuốc trị vảy nến có thể gây kích ứng da, nhất là vùng da mắt và kèm theo những tác dụng phụ như khiến da mặt khó chịu, mỏng đi. Vậy nên nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào hay có dấu hiệu kháng thuốc thì người bệnh cần thông báo ngay lập tức với bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh nên phối hợp các loại điều trị hơn là điều trị đơn lẻ.
-
Phương pháp quang trị liệu
Ngoài sử dụng các loại thuốc thì người bệnh có thể sử dụng đến phương pháp quang trị liệu, sử dụng ánh sáng để điều trị vảy nến ở mặt. Cụ thể, phương pháp này sẽ sử dụng bước xạ tia sáng chiếu vào da để cải thiện các triệu chứng của vảy nến, đồng thời có tác dụng kích thích da tổng hợp vitamin B, ngăn chặn các tế bào của hệ miễn dịch, cải thiện bệnh.
-
Các phương pháp từ nhiên nhiên
Ngoài các phương pháp Tây y, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, tuy cho hiệu quả chậm hơn Tây y nhưng lại rất an toàn, ít gây kích ứng cho da, nhất là đối với những vùng da hết sức nhạy cảm như da mặt, cần đặc biệt cẩn trọng nếu không muốn bị phá hủy toàn bộ da mặt.
Để trị vảy nến bằng phương pháp thiên nhiên, người bệnh có thể sử dụng những nguyên liệu sau:
+ Giấm táo: Giấm táo chứa hàm lượng acid hữu cơ nhẹ cùng nhiều thành phần như vitamin C, E, rất tốt cho quá trình điều trị vảy nến ở mặt.
Người bệnh chỉ cần dùng 2 thìa giấm táo, có thể trộn thêm 2 thìa sữa tươi để tăng công dụng, sau đó thoa đều hỗn hợp này lên những vùng bị vảy nến ở mặt. Để nguyên hỗn hợp này trong khoảng 30 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Thực hiện cách này kiên trì và thường xuyên, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Ngoài ra, thay vì bôi lên mặt, người bệnh có thể uống hỗn hợp trên, cũng giúp trị vảy nến từ bên trong rất hiệu quả.
+ Nha đam: Nha đam từ lâu đã nổi tiếng là thần dược dưỡng ẩm cho da, chứa nhiều vitamin, có tác dụng làm mát da, giảm đau, làm lành vết thương, tái tạo phục hồi lại các tế bào rất tốt, do đó có thể sử dụng trong việc điều trị vảy nến ở mặt.
Để sử dụng nha đam trị vảy nến ở mặt, người bệnh chỉ cần lấy phần gel bên trong lá lô hội bôi lên vùng da mặt bị vảy nến thoa thật nhẹ nhàng để dưỡng ẩm cho da, hạn chế khô da, bong tróc. Kiên trì thực hiện 1 lần/ ngày đến khi nào triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Lưu ý: Trước khi bôi lên mặt, người bệnh nên bôi trước lên gel lô hội lên cổ tay và để trong khoảng 30 phút xem có xảy ra bất kỳ hiện tượng kích ứng da nào không rồi hay bôi lên mặt.
+ Dầu dừa: Những công dụng thân thánh của dầu dừa thì không cần giới thiệu chắc nhiều người cũng đã biết! Trong dầu dừa có chứa một lượng lớn acid béo chưa no cùng nhiều vitamin và khoáng chất canxi, kẽm, photpho và nhiều dưỡng chất khác, giúp ích cho việc điều trị vảy nến ở mặt.
Người bệnh lấy 2-3 giọt dầu dừa, xoa vào lòng bàn tay rồi thoa đều lên vùng da bị vảy nến, massage nhẹ nhàng trong 15 phút cho các dưỡng chất thấm đều, thực hiện liên tục 2 lần/ ngày sẽ giúp giảm rõ rệt các triệu chứng của bệnh.
Người bệnh nên sử dụng loại dầu dừa nguyên chất, không sử dụng các loại dầu dừa công nghiệp đã pha hay bán theo can, lít ngoài chợ.
Ngoài các phương pháp điều trị trên thì để bệnh vảy nến ở mặt mau khỏi, người bệnh cần kết hợp những chế độ ăn uống, sinh hoạt thật khoa học và điều độ, tránh suy nghĩ nhiều, những lo âu căng thẳng khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Lưu ý: Tất cả các phương pháp trị vảy nến ở mặt kể trên đem lại công dụng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.
-
Bài thuốc thảo dược Đông y
Bài thuốc thảo dược Đông y là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng sử dụng, bởi an toàn cho sức khỏe lại giúp điều trị bệnh tận gốc, cho hiệu quả lâu dài. Một trong những bài thuốc đang được rất nhiều người tin tưởng, sử dụng là Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là bài thuốc do các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc bào chế. Thanh bì Dưỡng can thang là sự kế thừa tinh hoa bài thuốc Trợ tạng bì nổi danh của Hải Thượng Lãn Ông.
Bài thuốc đi sâu vào giải độc, tiêu viêm, điều trị bệnh vảy nên từ căn nguyên gây bệnh bên trong. Đồng thời giúp làm lành tổn thương da và kích thích phục hồi, tái tạo làn da mới.
Chi tiết về bài thuốc mời xem tại đây.
Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, được thu hái trực tiếp tại vườn dược liệu sạch do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển. Bài thuốc không pha trộn tân dược hay corticoid nên rất an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Tùy theo cơ địa từng bệnh nhân mà các bác sĩ có thể gia giảm vị thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị cho phù hợp nhất. Vì thế người bệnh nên tới trực tiếp các cơ sở của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
|
Những lưu ý khi bôi thuốc cho người mắc bệnh vảy nến ở mặt
Do da mặt vô cùng nhạy cảm, hơn thế lại là vùng ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình nên việc bôi thuốc cần hết sức cẩn trọng, tránh mọi biến chứng du là nhỏ nhất có thể xảy ra. Vì vậy khi bôi thuốc trị vảy nến lên vùng mặt, người bênh cần lưu ý tuyệt đối những điều sau đây:
- Khi bôi thuốc lên da mặt nên sử dung liều lượng nhỏ
- Khi bôi thuốc nên tránh xa vùng mắt vì có thể gây kích ứng cho mắt
- Sử dụng đúng liều lượng thuốc đã được bác sĩ kê đơn và những chỉ định của bác sĩ và nhà sản xuất, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi khi điều trị vảy nến trên mặt.
- Nếu muốn trang điểm để che đi những vết vảy nến trên mặt, người bệnh cần trao đổi kỹ lượng với bác sĩ do một số sản phẩm trang điểm có thể chứa những thành phần gây ảnh hưởng đến thuốc điều trị vảy nến ở mặt.
Bị vảy nến ở những vùng khác trên cơ thể như tay, chân, móng khiến người bệnh xấu hổ, tự ti một thì bị vảy nến ở mặt khiến họ tự tin gấp mười do khuôn mặt ảnh hưởng quá lớn đến ngoại hình. Những lúc này, gia đinh cần ở bên cạnh, an ủi và động viên họ vững tâm điều trị bệnh, tránh để họ mặc cảm, suy sụp tinh thần sẽ khiến bệnh vảy nến ở mặt trở nên nghiêm trọng hơn!
Có thể bạn cần: Chữa vảy nến với 6 phương pháp trị liệu người bệnh cần phải biết
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!