Người mắc bệnh vảy nến cần tuân theo chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

Khi mắc bệnh vảy nến, người bệnh cần ghi nhớ và tuân thủ kỹ một số lưu ý về chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày để giúp quá trình điều trị bệnh tiến triển tốt đẹp!

>> Ngoài việc dùng thuốc, ăn ngay những món sau để Vảy nến nhanh chóng bị đẩy lùi!

>> Những thực phẩm hỗ trợ điều trị vảy nến rất tốt người bệnh nên ăn!

Bệnh vảy nến là một trong những căn bệnh về da thường gặp nhất trong những năm gần đây. Bệnh gây ra những tổn thương da nghiêm trọng như sần sùi, bong tróc như vảy cá ở một số vùng cơ thể hoặc nặng hơn là lan rộng toàn thân, kèm theo đó là những cơn đau rát, ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Đặc biệt, vảy nến nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như : Viêm khớp, bệnh thận, nhiễm trùng da,…

Bệnh vảy nến tiên triến dai dẳng, rất khó điều trị dứt điểm và hiện nay Y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào để đặc trị căn bệnh này. Mọi biện pháp điều trị vảy nến hiện tại đều nhằm mục đích giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da cũng như cần biết những chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, giúp kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh được tốt hơn.

Chế độ sinh hoạt khoa học cho người mắc bệnh vảy nến

Để quá trình điều trị vảy nến có những bước tiến triển tốt, bệnh sớm được kiểm soát ổn định thì người bệnh cần đặc biệt cần đặc biệt ghi nhớ một số điều sau về chế độ sinh hoạt hàng ngày:

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...
  • Vệ sinh da sạch sẽ

TẮM

Người bệnh vảy nến cần tắm mỗi ngày để làm sạch và loại bỏ vảy bám trên da, khi tắm nên sử dụng nước với độ ẩm vừa phải, không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể hòa một số loại dầu tắm như Epson, Dead Sea salt hay các loại dầu thực vật vào trong bồn nước tắm khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp làm mềm da hiệu quả.

  • Dưỡng ẩm cho da

Khi mắc bệnh vảy nến, làn da người bệnh thường bị khô và bong tróc thành từng đám vảy, do đó cần phải được cung cấp đầy đủ độ ẩm cần thiết. Nếu da đủ độ ẩm thì sẽ bớt tấy đỏ và các vùng tổn thương cũng nhanh lành hơn.  Sau khi tắm, người bệnh có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng ẩm để bôi lên da. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống đủ lượng nước thiết yếu cho cơ thể mỗi ngày.

Mùa lạnh khô, người bệnh cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

  • Không gãi, chà xát lên da

gãi

Bệnh vảy nến mang đến cho người bệnh những cơn ngứa ngáy vô cùng đau rát, khó chịu. Nhiều người thậm chí không ăn không ngủ nổi vì quá ngứa. Tuy vậy, viêc gãi các vùng da bị vảy nến là tuyệt đối không nên vì nó có thể gây xước, tổn thương da, dẫn đến lở loét và nhiễm khuẩn. Để giúp đỡ ngứa, ngoài gãi ra thì người bệnh có thể áp dụng một số cách khác như: dùng giấm táo, tập Yoga,…

  • Tắm nắng cho da

Để hô trợ cho quá trình điều trị bệnh vảy nến, người bệnh nên tắm nắng vào môi buổi sáng sớm trong thời gian khoảng 10 phút, sáng sớm là lúc tia nắng mặt trời cung cấp nhiều vitamin D nhất, rất tốt cho da.

Lưu ý: Mặc dù là tắm nắng nhưng vẫn cần phải đeo kính râm và bôi kem chống nắng vào những vùng da không bị vảy nến. Các loại kem chống nắng chỉ ngăn chặn các tia sáng mặt trời gây hại mà không gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin.

  • Vận động thể thao

thể thao

Việc vận động thể thao là rất cần thiết, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cần chọn lựa những hoạt động phù hợp với tình trạng bệnh cũng như tuổi tác.

  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Stress được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh vảy nến và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tâm lý lo âu, căng thẳng là điều dễ thấy ở bệnh nhân vảy nến do căn bệnh này gây ra những ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến bề ngoại của họ. Nhiều người thậm chí phải nghỉ việc vì e ngại những ánh mắt của xã hội hướng đến làn da sần sùi, bong tróc của mình. Tuy vậy, nếu muốn nhanh khỏi, thì người bệnh tuyệt đối không được căng thẳng, sa sút tinh thần mà luôn phải lạc quan, giữ cho tinh thần vui vẻ, luôn tin rằng sẽ chiến thắng được bệnh.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người mắc bệnh vảy nến

  • Nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm thường được các chuyên gia Y tế khuyên bệnh nhân vảy nến nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình do chúng không những bổ dưỡng mà còn chứa nhiều thành phần rất tốt cho quá trình điều trị bệnh vảy nến. Một số thực phẩm có thể kể đến như sau:

+ Các loại cá biển: Chứa nhiều axit béo omega-3, canxi, sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin B2…

+ Rau củ quả: Giúp tiêu hóa, giải độc gan. Người mắc bệnh vảy nến đặc biệt nên ăn xoài, bơ, cà rốt vì chúng có chứa nhiều chất beta-carotene, bông cải xanh vì chứa nhiều axit folic.

+ Vừng đen: Chứa nhiều vitamin E và axit béo omega – 3.

+ Ngao sò: Chứa nhiều kẽm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

+ Chất chống oxy hóa: Có nhiều trong các loại trái cây như bưởi, nho, các loại đậu, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc, cây quế, cây đinh hương,…

  • Không nên ăn gì?

Người bệnh vảy nến cần hạn chế hoặc kiêng khem tuyệt đối một số thực phẩm sau đây nếu không muốn bệnh vảy nến cứ điều trị mãi mà không thấy hiệu quả! Dưới đây chính là những thực phẩm được liệt vào “danh sách đen” cần tránh xa:

+ Thịt màu đỏ: Do chứa lượng lớn chất béo bão hòa.

+ Sữa và các chế phẩm từ sữa: Có thể bệnh phát triển và khó trị hơn.

+ Rượu và đồ uống có cồn: Đây là một trong những chất xúc tác gây bùng phát bệnh vảy nến và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

+ Thuốc lá: Chứa nhiều chất độc hại, đặc biệt là nicotin, có thể khiến bệnh càng ngày càng nặng.

+ Đường: Người mắc bệnh vảy nến nên hạn chế ăn đường càng ít càng tốt.

+ Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt

+ Thực phẩm và đồ uống có chứa chất kích thích

+ Trái cây họ cam, quýt: Do có chứa một chất gây dị ứng phổ biến ở nhiều người, nên để an toàn thì bạn không nên sử dụng chúng dù là số lượng ít.

+ Các gia vị cay, nóng: Ớt, tiêu, giấm, quế, cari, nước sốt cà chua,… Những gia vị này được xem như kẻ thù của người bệnh vảy nến.

Xem ngayNgười mắc bệnh vảy nến nên tránh xa những thực phẩm gì?

Bệnh vảy nến có phòng tránh được không?

Theo các chuyên gia Y tế, bệnh vảy nến không khó để phòng tránh, nguy cơ mắc bệnh có thể được loại bỏ nếu người bệnh nhớ và tuân thủ kỹ những điều sau đây:

  • Thường xuyên uống nước để da không bị khô ráp.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại cũng là cách phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả. Nếu buộc phải làm việc với hóa chất cần mặc trang phục bảo hộ, đeo găng tay để tránh nhiễm độc.
  • Áp dụng các chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm giặt, thay quần áo thường xuyên.
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp ích phần nào cho những người mắc bệnh vảy nến. Để bệnh mau thuyên giảm, người bệnh nhớ áp dụng các chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý nhé.

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo