Ngoài việc dùng thuốc, ăn ngay những món sau để Vảy nến nhanh chóng bị đẩy lùi!

Nếu mắc bệnh vảy nến, bạn nên tham khảo ngay những món ăn dưới đây! Chúng không những thơm ngon, dễ ăn mà còn cực tốt cho việc điều trị bệnh.

>> Những thực phẩm hỗ trợ điều trị vảy nến rất tốt người bệnh nên ăn!

>> Người mắc bệnh vảy nến nên tránh xa những thực phẩm gì?

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống hay thuốc tiêm để điều trị bệnh vảy nến, thì để bệnh mau khỏi, người bệnh cũng cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày. Có một số món ăn rất dễ nấu nhưng lại bổ dưỡng, giúp giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt, người bệnh có thể thêm vào thực đơn của mình. Hãy cùng chúng tôi khám phá xem đó là những món ăn gì nhé!

Những món ăn cực tốt cho người mắc bệnh vảy nến:

Chè đậu xanh nha đam

đậu xanh

Đậu xanh trước giờ luôn nằm trong số những thực phẩm vàng được các bác sĩ và chuyên gia Y tế khuyên người bệnh vảy nến bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Đậu xanh thông thường hay dùng để nấu chè hoặc xôi, tuy nhiên khi kết hợp với nha đam để nấu canh thì sẽ được một món ăn không những thơm ngon mà còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc vô cùng tốt, rất thích hợp cho các bệnh vảy nến, viêm da cơ địa.

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...
  • Nguyên liệu:

+ 200g đậu xanh, 500g nha đam bỏ vỏ, 100g bột sắn dây/bột năng

+ 1 ít đường, ½ quả chanh, 500ml nước, vani

  • Cách nấu:

+ Nha đam xắt hạt lựu sau đó ngâm trong 1 bát nước có vắt ½ quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút. Bóp nha đam cho hết nhớt rồi rửa lại. Về đỗ xanh, xát vỏ, ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ, vo sạch lại với nước.

+ Đổ nước và đậu xanh vào nồi, đun đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa khẩu vị (lưu ý nên cho ít đường vì người bệnh vảy nến không nên ăn nhiều đường), trong quá trình đun nhớ hớt bỏ bọt.

+ Bột sắn hòa tan với 1 chút nước, cho vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa khuấy đều cho bột sắn không bị vón cục. Cuối cùng cho nha đam vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp.

+ Sau khi được chè thì múc chè ra từng bát, để nguội, khi ăn có thể thêm dầu chuối và chút đá nếu thích ăn lạnh.

Canh mướp đắng

Mướp đắng vị đắng, tính mát, hơi hàn, có công dụng mát gan, giải nhiệt, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thường xuất hiện trong nhiều mâm cơm của các gia đình Việt. Người bệnh vảy nến ăn vào sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

  • Nguyên liệu

+ Mướp đắng, đậu phụ, nấm mèo

+ Cà rốt, miến, gia vị, hành tím

  • Cách nấu

+ Nấm mèo và miến đem ngâm nước cho mềm ra, sau đó xắt nhuyễn nấm mèo và xắt miến thành sợi ngắn; cà rốt cũng đem xắt thành sợi, sau đó băm nhỏ.

+ Đậu phụ bạn đem bóp nát, sau đó trộn với nấm mèo, miến và cà rốt rồi nêm thêm gia vị cho vừa miệng

+ Rửa thật sạch mướp đắng, có thể ngâm một lúc với nước muối cho đảm bảo. Sau đó cắt thành từng khúc và bỏ ruột. Đem đậu phụ đã bóp nát nhồi vào mướp.

+ Phi thơm hành tím với dầu nóng, thêm một bát nước vào chảo, đợi khi nước sôi thì thả mướp đắng vào, đun vừa lửa đến khi mướp mềm thì tắt bếp, bắc canh ra ăn.

Canh khoai tím

khoai tím

Khoai lang tím có rất nhiều công dụng mà không phải ai cũng biết. Không chỉ chứa lượng lớn tinh bột, khoai lang tím còn giúp mát gan, thanh nhiệt, kháng viêm rất tốt. Nấu canh khoai tím mỗi tuần ăn vài lần đem đến nhiều lợi ích cho bệnh vảy nến.

  • Nguyên liệu:

+ Khoai tím, thịt xay, rau ngổ (ngò òm), ngò gai (mùi tàu)

+ Gia vị

  • Cách nấu:

+ Thịt xay đem ướp với một chút hạt nêm rồi để trong vòng 10 phút cho gia vị ngấm vào thịt.

+ Khoai lang tím bạn đem nạo hoặc cắt thành miếng vuông đều được, rau ngổ và ngò gai thì đem cắt nhỏ.

+ Thịt xay đem xào chín sau đó thêm nước sôi vừa đủ ăn. Đợi đến khi nước sôi thì bạn cho khoia tím vào, khuấy đều tay đến khi khoai chín sền sệt là được. Nêm thêm gia vị mắm, muối cho vừa miệng sau đó múc ra bát ăn.

+ Rắc thêm rau ngổ và ngò gai lên trên.

Chân giò tiềm thuốc bắc

Chắc hẳn không còn mấy ai xa lạ với món ăn nổi tiếng thơm ngon, bổ dưỡng này. Theo Đông y, chân giò heo có vị ngọt, mặn, tính bình, là vị thuốc có tác dụng bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo rất tốt. Chân giò heo tiềm thuốc bắc là món ăn bồi bổ, mát gan, tốt cho bệnh vảy nến.

  • Nguyên liệu:

+ 1 chiếc chân giò heo

+ 20g nấm mộc nhĩ

+ 1 gói thuốc bắc gồm táo tàu, hạt sen, hoa tử kỳ, thục địa,…

+ 1 củ cà rốt

+ Muối, đường, tiêu để ướp chân giò

+ Hành khô, hành phi

  • Cách nấu

+ Chân giò đem cạo sạch lông, rửa sạch kỹ càng với nước, sau đó luộc qua 1 lần với nước để bớt mùi.

+ Đem chân gió đã luộc ngâm với muối, đường, hạt tiêu. Ướp khoảng 2-3 tiếng để chân giò ngấm đều gia vị.

+  Đổ chút dầu lên chảo rồi bật lửa lớn, phi đều chút hành khô. Tiếp theo cho chân giò vào rán qua trong chảo đến khi chân giò hơi chín vàng thì vớt ra ngoài.

+ Rửa sạch thuốc bắc với nước rồi rải vào trong nồi áp suất lớn, đổ vào nồi khoảng 4 bát nước, đun thuốc cho đến khi nước trong nồi có màu nâu đỏ thì tắt bếp.

+  Cho chân giò đã chuẩn bị vào trong nồi áp suất có nước thuốc bắc đã hầm vào tiếp tục đun trong khoảng 1-2 giờ là bạn đã hoàn thanh xong món chân gió tiềm thuốc bắc thơm ngon, đúng vị.

Bông cải xanh xào tỏi

bông cải

Bông cải là món ăn cực kỳ tốt cho bệnh vảy nến do trong nó có chứa nhiều axit folic, chất đóng vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể.

  • Nguyên liệu:

+ Bông cải xanh 1 cây

+ Cà rốt nửa củ

+ Tỏi băm

+ Bột nêm

  • Cách nấu:

+ Bông cải xanh đem cắt miếng, rửa sạch, còn cà rốt gọt vỏ, thái lát.

+ Đun sôi một nồi nước, thêm 1 chút muối rồi cho bông cải xanh vào chần trong 1 phút, tiếp theo cho cà rốt vào chần tiếp. Chỉ cần chần sơ cho rau chín tái là được.

+ Phi thơm tỏi với dầu ăn, sau đó cho bông cải và cà rốt vào xào chung, nêm nếm gia vị vừa ăn. Xào liên tục trong 3-5 phút.

+ Sau khi rau chín thì tắt bếp, cho ra đĩa để ăn.

Kết hợp chế độ dinh dưỡng và giải pháp từ Đông y

Bên cạnh việc bổ sung các món ăn có lợi trong điều trị vảy nến kể trên, người bệnh có thể lưu tâm thêm về các bài thuốc Đông y chữa vảy nến hiệu quả nhất hiện nay.

Một trong số những bài thuốc Nam lành tính, mang tới hiệu quả tối ưu trong điều trị vảy nến vì không gây tác dụng phụ và hạn chế tái phát không thể không kể tới Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Dưới đây là hành trình chữa trị vảy nến thành công của một bệnh nhân mắc vảy nến hơn 10 năm trời tại Thuốc dân tộc cùng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Mời quý bệnh nhân tham khảo:

Một số điều cần lưu ý khi mắc bệnh vảy nến

Để quá trình điều trị bệnh vảy nến nhanh và có tiến triển tốt, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Luôn yêu đời, tự tin và xác định rằng bệnh vảy nến là 1 bệnh thông thường và hiện nay để làm sạch, giảm tổn thương vảy nến không còn là khó, vấn đề quan trong là duy trì sự làm sạch đó được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ngay chính bệnh nhân và dưới sự hướng dẫn điều trị-chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
  • Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
  • Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.
  • Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
  • Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
  • Vận động thể thao là cần thiết nhưng phải phù hợp tuổi, bệnh kết hợp khác.
  • Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo