Người yêu bị chàm bội nhiễm – Chia tay hay tiếp tục?

“Bệnh chàm bội nhiễm có lây không?… Người yêu em bị chàm bội nhiễm, em có nên chia tay với anh ấy không?” Đây là câu hỏi của bạn N. T. H gửi đến cho Camnangbenhdalieu. Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc của nhiều người đang sống chung với các bệnh nhân bị chàm bội nhiễm. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc cho bạn đọc qua bài viết sau đây.

>> 6 nguyên nhân gây chàm bội nhiễm ở người lớn

>> Bị chàm bội nhiễm kiêng ăn gì?

Thư của bạn đọc:

Chào Camnangbenhdalieu, em viết thư này xin được giải đáp một vấn đề như sau: Em và anh ấy yêu nhau được hơn một tháng rồi. Hôm vừa rồi, anh ấy thú nhận với em là bị chàm đã được 3 năm và giờ nó đã là giai đoạn chàm bội nhiễm. Anh ấy cũng cho em xem vết chàm trên tay anh ấy. Thật kinh khủng! Nó nổi mụn mủ và lở loét trông rất đáng sợ. Thảo nào anh ấy luôn mặc áo dài tay, kể cả khi trời nóng.

Nhìn anh ấy như vậy em cũng thấy thương nhưng cũng thấy sợ. Liệu có phải anh ấy mắc bệnh chàm bội nhiễm thật không, hay là một bệnh nào khác? Và bệnh chàm bội nhiễm có lây không?

Chàm bội nhiễm có lây không

Bệnh chàm bội nhiễm (Ảnh sưu tầm)

Mọi người cho em xin ý kiến với, người yêu em bị chàm bội nhiễm thì em có nên chia tay với anh ấy không? Em sợ bị lây bệnh đấy lắm, nếu bị chàm bội nhiễm chắc em không dám gặp ai hết.

Rất mong nhận được sự giải đáp của các anh chị!

Giải đáp từ Camnangbenhdalieu:

Bạn H thân mến, trước hết cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ câu chuyện của mình cho Camnangbenhdalieu. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Chàm là một căn bệnh về da khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Chàm bội nhiễm là giai đoạn sau của bệnh. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất là do người bệnh để cho các tạp khuẩn, vi khuẩn tiếp xúc với vết thương do chàm gây ra. Có thể là do người bệnh lấy tay gãi, đem theo vi khuẩn xâm nhập, có thể do các tác nhân khác tấn công người bệnh.

Chàm bội nhiễm có lây không

Chàm bội nhiễm có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào

Dấu hiệu mắc chàm bội nhiễm

Một số triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm:

  • Da nổi các vệt đỏ
  • Da thô ráp, ngứa ngáy
  • Có các mụn nước mọc thành chùm hoặc nổi cục
  • Rỉ dịch hoặc chảy máu
  • Có những vùng da đóng mài
  • Có những vết lỡ loét, viêm nhiễm

Bạn H thân mến, nếu như bạn của bạn mắc các triệu chứng trên thì chứng tỏ là người đó đã bị mắc bệnh chàm bội nhiễm.

Bệnh chàm bội nhiễm có lây không?

Phải khẳng định một điều là bệnh chàm bội nhiễm KHÔNG lây nhiễm từ người này qua người khác qua đường tiếp xúc.

Nguyên nhân gây bệnh không phải là do virus. Vì vậy, chàm bội nhiễm không phải là bệnh truyền nhiễm.

Các bạn hoàn có thể yên tâm khi tiếp xúc hoặc chăm sóc những bệnh nhân bị chàm bội nhiễm.

Chàm bội nhiễm có lây không

Chàm bội nhiễm không lây từ người này sang người khác

Những lưu ý khi điều trị chàm bội nhiễm

Khi mắc chàm bội nhiễm, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh chàm. Do đó, để tìm được loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế đảm bảo, tránh tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.
  • Khi mắc chàm, đặc biệt là chàm bội nhiễm, tuyệt đối không được gãi, nó sẽ khiến cho các vết mụn nước bị vỡ và vi khuẩn theo đó mà xâm nhập vào da dễ hơn.
  • Luôn vệ sinh da sạch sẽ cũng như bổ sung độ ẩm cho da để cải thiện tình trạng bệnh
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Tránh ăn 1 số loại thức ăn gây dị ứng da. Bổ sung thêm rau củ quả, các vitamin và dưỡng chất cần thiết
  • Vệ sinh nơi ở, chăn gối, vật dụng… thường xuyên, tránh để vi khuẩn, nấm mốc từ các vật dụng đó xâm nhập vào cơ thể, làm tình trạng bội nhiễm thêm nặng hơn

Bạn H thân mến, qua bài viết trên đây, chúng tôi mong bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi: Bệnh chàm bội nhiễm có lây không? Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu, đồng thời rất mất tự tin. Chính vì vậy, bạn bè, người thân nên cùng giúp đỡ và hỗ trợ người bệnh để tìm ra con đường ngắn nhất “vĩnh biệt” bệnh chàm bội nhiễm.

Xem ngay: Chàm bội nhiễm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo