3 vị trí thường bị Vảy nến tấn công nhất trên cơ thể!

Biết được những vị trí vảy nến gây tổn thương trên cơ thể sẽ giúp người bệnh nhận biết và phát hiện ra bệnh sớm hơn!

>> 3 quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến phổ biến nhất mà ai cũng mắc phải!

>> Bệnh vảy nến và những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Vảy nến là một trong những căn bệnh mãn tính về da thường gặp nhất trong những năm gần đây. Theo các con số thông kê từ Bệnh viện Da liễu trung ương vào năm 2010, thì tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2% trên tổng số bệnh nhân đến khám.

Nguyên nhan gây ra bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng người ta đã chỉ ra được rằng, các yếu tố như di truyền, rối loạn hệ miễn dịch, stress, chấn thương, nhiễm trùng,… có mối liên hệ mật thiết với căn nguyên gây ra bệnh! Bên cạnh đó, cũng vì chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh nên các nhà khoa học cũng chưa tìm ra các loại thuốc nào giúp đặc trị vảy nến. Các biện pháp hiện tại hầu hết đều nhằm kiểm soát và giảm các triệu chứng bệnh, tránh các tổn thương do bệnh không lây lan sang các vùng khác.

Dưới đây là 3 vị trí trên cơ thể thường bị vảy nến gây tổn thương nhất, người bệnh cần nắm rõ để nhận biết, phát hiện bệnh sớm nhất có thể!

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Vảy nến thường gây tổn thương những vị trí nào?

  • Vảy nến gây tổn thương da

Vảy nến là bệnh da liễu nên tất nhiên da sẽ trở thành “đối tượng” đầu tiên bị căn bệnh quái ác này tấn công. Theo đó, khi mắc vảy nến, da người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau: các mảng lớn màu đỏ tía, có ranh giới rõ ràng trên da, hay những mảng vảy màu trắng mọc và xếp thành từng lớp sần sùi, xấu xí trên da, trông giống y hệt vảy cá và rất dễ bong tróc. Những tổn thương da này tuy không gâyđe dọa gì đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình và tâm lý của họ, nhất là khi các mảng vảy rơi ra ở nơi công cộng, gây mất vệ sinh!

vảy nến gây tổn thương da

Nhiều người bệnh không dám đi ra đường, thậm chí phải nghỉ việc hoặc bị đuổi việc chỉ vì mắc vảy nến, Ngoài ra, do tự ti, mặc cảm với bề ngoài nên không ít trường hợp người bệnh mắc phải các bệnh tâm lý như trầm cảm,…

Thông thường, vảy nến gây tổn thương ở các khu vực da như  vùng khuỷu tay, khuỷu chân, vùng lưng, mặt,… Trường hợp bệnh nặng, các tổn thương lan ra khắp cơ thể người bệnh, khiến người họ đỏ như con tôm luộc!

  • Vảy nến gây tổn thương xương khớp

Khi người bệnh mắc các loại vảy nến thể nặng như: vảy nến thể mủ, vảy nến toàn thân,… thì nguy cơ gặp phải các biến chứng rất cao. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất chính là Viêm khớp vảy nến.

vảy nến gây tổn thương xương khớp

Theo các con số thống kê thì có đến 15% bệnh nhân Vảy nến có khả năng chuyển biến Viêm khớp vảy nến. Theo đó, các tổn thương da lớn sẽ gây nhiễm trùng da, biến chuyển thành viêm khớp vảy nến và gây tổn thương tại các khớp như khớp gối, khớp khuỷu tay, ngón tay, bàn chân,…

Biến chứng này làm các vùng xương khớp sưng, viêm và vô cùng đau nhức, khó chịu, nhất là mỗi khi tiết trời thay đổi, hay lúc mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ. Điều nguy hiểm nhất là Viêm khớp vảy nến nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả kinh hoàng như hư khớp vĩnh viễn, liệt mất vận động!

  • Vảy nến gây tổn thương móng

Ngoài da và xương khớp thì móng tay và móng chân cũng là 2 khu vực “yêu thích”, thường xuyên bị vảy nên  “nhòm ngó”! Có đến khoảng 30 – 40 % bệnh nhân bị vảy nến gây tổn thương ở vùng móng.

vảy nến móng

Khi mắc vảy nến ở móng, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:

+ Móng tay bị rỗ, xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt móng

+ Móng tay bị tách: Móng tay bong ra và tách rời khỏi phần mề. Trường hợp này cần hết sức cẩn thận vì người bệnh có thể gặp phải nguy cơ cao nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm do phần mô mềm phía trên không được móng che chở nữ.

+ Màu móng thay đổi: Chuyển sang vàng hoặc nâu, trường hợp nặng, màu móng có thể chuyển hẳn thành màu trắng. Bên cạnh đó, cũng giống như các tổn thương da, màu móng có thể chuyển cả thành màu đỏ.

+ Móng dày lên: Một triệu chứng nữa là móng trở nên dày hơn gấp nhiều lần so với người bình thường. Ngoài ra, móng cũng giòn và dễ gãy hơn!

Những thay đổi ở móng tay sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày của người bệnh do tay là một trong những bộ phận trên cơ thể cần dùng đến nhiều nhất.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về những vị trí thường bị vảy nến gây tổn thương, từ đó sớm nhận biết và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp!

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo