Bệnh vảy nến ở móng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Bệnh vảy nến ở móng gây nên những tổn thương ở vùng móng tay, móng chân, ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân bệnh do đâu và phải làm thế nào để điều trị?
Bệnh vảy nến là tình trạng viêm da cấp hoặc mãn tính, xuất hiện thương tổn trên da với dấu hiệu cơ bản vùng da bị tổn thương đỏ rát có ranh giới rõ ràng. Da dày lên, sần sùi, có vảy trắng đục như sáp nến gây bỏng rát, châm chích, đôi khi gây ngứa. Nếu bị nặng trên da sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có mủ, đỏ da toàn thân.
Thông thường vảy nến sẽ xuất hiện ở 1 số vùng như: khuỷu tay, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, da đầu và vùng móng tay, móng chân!
Nguyên nhân nào gây ra bệnh vảy nến ở móng?
Nguyên nhân bị bệnh vảy nến ở móng hiện nay vẫn chưa được xác minh rõ là do loại vi khuẩn hoặc do yếu tố nào gây nên nhưng bệnh được phát hiện là có đến 40% do di truyền.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì nếu cả bố và mẹ nếu bị vảy nến móng tay hay móng chân thì con cái sẽ ó nguy cơ mắc bệnh rất cao, lên đến 70 %. Ngoài yếu tố do di truyền, bệnh vảy nến ở móng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố có liên quan đến miễn dịch và những dị nguyên trong môi trường sống của người bệnh.
Bệnh vảy nến ở móng không nguy hiếm đến tính mạng nhưng lại cực kỳ dai dẳng, rất khó điều trị. Do vậy, khi điều trị người bệnh cần phải kết hợp nhiều phương pháp phù hợp. Tùy theo cơ địa của từng người mà các phương pháp có thể đem lại những hiệu quả khác nhau.
Những triệu chứng của bệnh vảy nến ở móng
Nếu có những dấu hiệu bất thường sau đây ở móng tay hay móng chân thì có khả năng cao bạn đã mắc bệnh vảy nến ở móng:
-
Móng tay bị rỗ
Móng tay và móng chân chúng ta có bề mặt cứng và phẳng, được hình thành nên do các tế bào keratin. Bất cứ biểu hiện gì khác thường trên móng cũng đều có thể chỉ ra cơ thể đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Đối với bệnh vảy nến ở móng, do các tế bào móng bị tấn công nên dẫn đến việc cấu trúc bình thường của móng bị phá vỡ, hình thành những lỗ nhỏ như bị rỗ trên da mặt trên bề mặt móng. Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở hầu hết những người bệnh vảy nến ở móng, tuy nhiên mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau.
-
Móng tay bị tách
Khi mắc bệnh vảy nến ở móng, móng tay người bệnh có thể bong ra và tách rời khỏi phần mô mềm, tuy nhiên hiện tượng này thường không hay gặp. Nguyên nhân của triệu chứng được cho là do tế bào da bên dưới mỏng đi. Ngoài ra, hiện tượng bong hay tách móng không chỉ gặp ở các bệnh nhân vảy nến mà còn gặp trong một số trường hợp móng tay người bình thường bị va đập, nhiễm nấm,…
Những bệnh nhân vảy nến đã tách móng cần đặc biệt cẩn trọng do họ thường gặp phải nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm rất cao vì một khi móng đã bị tách thì phần mô mềm phía trên sẽ không được che chở. Vì vậy, người bệnh cần điều trị ngay tránh những biến chứng nặng nề như bội nhiễm.
-
Màu móng thay đổi
Màu móng tay hay móng chân đổi màu là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải những bệnh lý nghiêm trọng. Khi mắc bệnh vến ở móng, móng người bệnh thường chuyển sang màu vàng hoặc nâu, nếu móng tổn thương nặng sẽ chuyển sang màu trắng. Giống như các vùng da trên cơ thể, móng cũng có thể chuyển sang cả màu đỏ.
-
Móng dày lên
Khi mắc bệnh vảy nến ở móng, móng tay hay móng chân người bệnh sẽ trở nên dày hơn người bình thường nhiều lần. Theo các cuộc khảo sát, có khoảng 1/3 số người mắc bệnh vảy nến móng tay có thể bị bệnh nấm móng, kéo theo đó là tình trạng móng tay trở nên dày, giòn và dễ gãy hơn.
Một trong những tác hại của triệu chứng này là gây ra nhiều khó khăn cho người người bệnh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày do những thay đổi ở móng tay, nhất là trong các hoạt động cần sử dụng đến tay.
Chẩn đoán bệnh vảy nến ở móng như thế nào?
Nếu bạn cảm thấy móng của mình có bất cứ sự thay đổi nào về màu sắc, hình dáng, độ dày hay cảm thấy đau đớn ở móng hoặc móng bị nhiễm trùng thì đừng nên chần chừ, hãy nhanh chóng đến ngay các bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa da liễu để được kiểm tra, chẩn đoán, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Việc chẩn đoán bệnh vảy nến ở móng chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh ở móng tay, móng chân. Một số trường hợp bắt buộc bác sĩ phải lấy sinh thiết (một mẩu nhỏ) của da bên dưới móng để xác định xem có phải người đó đã mắc bệnh vảy nến ở móng hay không.
Các phương pháp giúp điều trị bệnh vảy nến ở móng hiện nay
Cách điều trị bệnh vảy nến ở móng cũng tương tự như việc điều trị vảy nến ở da. Nhưng móng tay thường mọc rất chậm nên có thể sẽ mất rất nhiều thời gian thì mới quan sát được những cải thiện của móng tay trong quá trình điều trị.
Để điều trị bệnh vảy nến ở móng thì có thể sử dụng những biện pháp sau đây:
-
Dùng ánh sáng
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ sử dụng các tia có bước sóng phù hợp chiếu vào vùng móng bị tổn thương. Việc chiếu tia sáng cần thực hiện theo liệu trình và theo dõi khắt khe nhằm ngăn chặn các tổn thương do tác dụng phụ của phương pháp này gây nên.
-
Dùng thuốc
Thuốc điều trị bệnh vảy nến ở móng được sử dụng nhiều nhất trong điều trị căn bệnh này. Thường dùng các nhóm thuốc đường uống, bôi ngoài da cụ thể như:
+ Thuốc uống trong: acitretin, cyclosporine, methotrexate.
+ Thuốc tiêm tĩnh mạch: Thuốc tiêm tĩnh mạch như: Tiêm corticosteroid, Enbrel (etanercept), Otezla (apremilast), Humira (adalimumab)…. Thận trọng dùng theo hướng dẫn bác sĩ.
+ Thuốc bôi ngoài da: corticosteroid (như clobetasol), vitamin D, hoặc các loại kem retinoid. Thuốc được bôi vào móng tay hoặc lớp biểu bì ở móng tay hàng ngày với công dụng làm bong sừng móng tay bị vảy nến giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh vảy nến ở móng.
-
Dưỡng ẩm cho da vùng móng
Vì da bị vảy nến thường bị khô nên việc dùng kem hoặc thuốc mỡ dưỡng vùng da bị bệnh vảy nến ở móng là biện pháp cần thiết giúp quá trình hồi phục các tổn thương ở da một cách nhanh chóng hiệu quả.
Lưu ý: Các cách trị vảy nến ở móng kể trên đem lại hiệu quả nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.
Xem ngay: 6 Phương pháp điều trị vảy nến người bệnh cần phải biết
Người mắc bệnh vảy nến ở móng cần lưu ý những gì?
Bệnh vảy nến ở móng rất phức tạp và khó điều trị. Để giúp cho quá trình điều trị bệnh tiến triển tốt thì người bệnh cần lưu ý tuyệt đối những điều sau đây:
- Bôi thuốc cần phải duy trì lâu dài và đều đặn thì mới đạt được hiệu quả cao
- Ăn những loại thực phẩm giầu vitamin A, B, C, bổ xung nhiều trứng, thịt bò…Không ăn nhiều đồ béo và sử dụng các chất kích thích.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc và trôi nổi trên thị trường
- Điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ và luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng…
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp mọi người hiểu hơn về bệnh vảy nến ở móng!
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!