3 quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến phổ biến nhất mà ai cũng mắc phải!

3 quan niệm sai lầm về bệnh Vảy nến được đề cập trong bài viết dưới đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khó khăn trong việc chăm sóc, kiểm soát và điều trị bệnh!

>> Triệu chứng vảy nến: Những biểu hiện trên da cần được điều trị ngay

>> Bệnh vảy nến và những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay, người người đều biết tên, nhà nhà đều nhớ mặt! Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu biết đúng về căn bệnh mãn tính, dai dẳng này. Sau đây, Camnangbenhdalieu xin giới thiệu tới độc giả những quan niệm sai lầm nhất về bệnh mà hầu như ai cũng từng một lần nhầm lẫn.

3 quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến phổ biến nhất!

  • Vảy nến là bệnh lây nhiễm!

Đây chính là quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến phổ biến nhất, mà hầu như ai cũng mắc phải. Rất nhiều người thiếu kiến thức cho rằng, vảy nến là căn bệnh lây qua tiếp xúc vì thế có thái độ bài xích, xa lánh người bệnh, khiến họ mặc cảm, căng thẳng về tâm lý, dẫn đến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Vảy nến không phải bệnh lây nhiễm

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Vảy nến không phải bệnh lây nhiễm

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, Vảy nến KHÔNG PHẢI là căn bệnh lây nhiễm, bệnh không do virus hay vi khuẩn mà do rối loạn hệ miễn dịch. Bản chất của vảy nến là việc rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, khiến cho quá trình sinh ra và chết đi của tế bào nhanh gấp 10 lần người bình thường, từ đó hình thành những lớp vảy sần sùi trên da người bệnh.

Vì những lẽ trên, bạn có thể thoải mái tiếp xúc với người bệnh mà không cần lo lắng gì!

  • Tâm trạng vui, buồn không ảnh hưởng gì đến Vảy nến!

Lại thêm một quan niệm sai lầm về bệnh vảy nên nữa cần phải được loại bỏ! Có thể bạn chưa biết: Yếu tố tâm lý, những căng thẳng, lo âu kéo dài chính là một trong những tác nhân hàng đầu khiến Vảy nến bùng phát, trầm trọng thêm hoặc liên tục tái phát.

tâm trạng ảnh hưởng nhiều đến bệnh vảy nến

Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến bệnh vảy nến

Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp người bệnh mắc vảy nến sau khi bị stress một thời gian dài. Thêm vào đó, kết quả một số cuộc khảo sát cũng chỉ ra: Những bệnh nhân vảy nến có thói quen lành mạnh, thái độ sống vui vẻ và tích cực thường nhanh chóng thuyên giảm bệnh hơn những bệnh nhân mang xu hướng phiền muộn, suy sụp vì bệnh! Do vậy, những người cả chưa mắc và đã mắc vảy nến đều cần giữ cho mình lối sống lạc quan, tích cực để phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

  • Trị vảy nến chỉ cần dùng thuốc là được!

Việc điều trị vảy nến không chỉ cần dùng thuốc mà còn cần nhiều yếu tố khác tác động thêm nữa. Các yếu tố đó chính là chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh! Nhiều bệnh nhân chủ quan, nghĩ rằng việc điều trị chỉ cần dùng thuốc là xong. Và chính quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến này đã hại họ, khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.

thuốc trị vảy nến

Trị vảy nến chỉ dùng thuốc thôi là chưa đủ

Để bệnh vảy nến mau thuyên giảm, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, cụ thể như sau:

  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, thay quần áo.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ cá loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, chứa nhiều chất xơ như các loại rau họ cải; các loại quả, củ có màu sắc như đu đủ, cà rốt, cà chua…
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá
  • Không kỳ cọ, bóc các lớp vảy, không gãi tránh gây trầy xước, tổn thương, nhiễm trùng da. Nếu quá ngứa, người bệnh có thể dùng giấm táo, hoặc một số mẹo vặt khác để giảm ngứa.
  • Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
  • Thường xuyên uống nước để da không bị khô ráp.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại cũng là cách phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả. Nếu buộc phải làm việc với hóa chất cần mặc trang phục bảo hộ, đeo găng tay để tránh nhiễm độc.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để da luôn mềm mại.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress. Thường xuyên vận động hàng ngày để tăng cường thể lực.
  • Tắm nắng mỗi ngày 10 phút vào sáng sớm, thời điểm ánh nắng chứa nhiều Vitamin D nhất. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần bôi kem chống nắng và đeo kính râm để bảo vệ da.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin và kiến thức hữu ích. Nếu bạn từng có những quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến như trên thì hãy thay đổi suy nghĩ của minh ngay từ bây giờ nhé!

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo